Ninh Thuận cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh

Một trong những quan điểm chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh Ninh Thuận năm 2024 là “Lấy doanh nghiệp là trung tâm, là động lực và mục tiêu cho sự phát triển, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân”. Môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện rõ nét, chỉ số PCI năm 2023 của tỉnh đạt 69,10 điểm, tăng 3,67 điểm, tăng 38 bậc so với năm 2021 và tăng 19 bậc so với năm 2022, xếp thứ 11/63 tỉnh, thành phố; xếp thứ 2/14 tỉnh, thành phố duyên hải miền Trung, nằm trong top 30 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành tốt nhất.

Đó là một nội dung đáng chú ý trong công tác chỉ đạo, điều hành năm 2024 và phương hướng chỉ đạo, điều hành năm 2025 của UBND tỉnh Ninh Thuận.

Kịp thời giao đất cho các nhà đầu tư

Quán triệt, bám sát chủ trương Nghị quyết số 28-NQ/TU ngày 7.12.2023 của Tỉnh ủy, trong đó xác định 3 đột phá cho phát triển năm 2024, UBND tỉnh Ninh Thuận đã chỉ đạo cụ thể hóa vào chương trình, kế hoạch, xác định rõ trọng tâm, trọng điểm, giải pháp triển khai thực hiện, phân công cụ thể từng ngành, từng cấp, xác định rõ vai trò người đứng đầu để thực hiện nghiêm túc, kịp thời, hiệu quả.

Điển hình, đối với đột phá đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm, liên vùng, nhất là các dự án kết cấu hạ tầng, ngay từ đầu năm, UBND tỉnh Ninh Thuận đã tổ chức nhiều hội nghị và cuộc họp chuyên đề xây dựng các giải pháp cụ thể, thiết thực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án. Thành lập 3 tổ công tác kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh vốn đầu tư công hằng năm. Các tổ công tác tăng cường kiểm tra thực địa xử lý kịp thời những khó khăn, vướng mắc phát sinh tại cơ sở, chỉ đạo quyết liệt tháo gỡ vướng mắc trong các khâu thủ tục đầu tư, bồi thường, giải phóng mặt bằng, tiến độ thi công các dự án trọng điểm, các dự án vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

n1.jpg
Hội nghị Gặp mặt doanh nghiệp tháng 9.2024 của UBND tỉnh Ninh Thuận. Ảnh: Đình Hùng

Kết quả, nhiều dự án có quy mô lớn, có tính lan tỏa được triển khai thực hiện tạo động lực thúc đẩy nhanh sự phát triển của tỉnh. Trong đó, tập trung đầu tư hoàn thành môi trường bền vững các thành phố duyên hải, hạ tầng khu công nghiệp Thành Hải, đẩy nhanh tiến độ hồ chứa nước Sông Than. Nâng cao hiệu quả sử dụng nước cho các tỉnh bị ảnh hưởng bởi hạn hán (ADB8), các tuyến đường giao thông kết nối liên vùng như đường nối từ cao tốc Bắc - Nam với Quốc lộ 1 và cảng biển tổng hợp Cà Ná, đường nối từ thị trấn Tân Sơn đi ngã tư Tà Năng, góp phần phát triển, tháo gỡ “điểm nghẽn”, khai thông hạ tầng, tạo điều kiện thu hút các dự án, đôn đốc tiến độ các dự án trong khu, cụm công nghiệp; dự án năng lượng; các khu đô thị, nhà ở xã hội; du lịch; dự án nuôi biển và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao…

Thực hiện đột phá hoàn thiện cơ chế, chính sách tháo gỡ khó khăn cho các trọng điểm phát triển, UBND tỉnh Ninh Thuận đã kiến nghị cấp có thẩm quyền và triển khai kịp thời hướng dẫn tháo gỡ khó khăn vướng mắc liên quan đầu tư, khoáng sản, năng lượng, hạ tầng truyền tải... Thực hiện thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về giao thông, cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia theo nghị quyết của Quốc hội. Duy trì các tổ công tác; tổ chức các hội nghị chuyên đề và gặp mặt doanh nghiệp hàng tháng để kịp thời nắm bắt, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Đối với đột phá khơi thông nguồn lực đất đai, UBND tỉnh đã tổ chức nhiều hội nghị bàn giải pháp, đôn đốc các ngành, địa phương quyết liệt, tăng tốc trong công tác ban hành giá đất, đấu giá tài sản công; tham mưu xây dựng các nghị quyết thuộc thẩm quyền của HĐND tỉnh để tổ chức triển khai hiệu quả việc thi hành Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản phù hợp tình hình thực tế địa phương. Kịp thời giao đất cho các nhà đầu tư để triển khai thi công, nhất là các dự án Khu đô thị Phủ Hà, Sông Dinh, Đầm Cà Ná...

Nắm bắt, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

Một trong những quan điểm chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh Ninh Thuận năm 2024 là “Lấy doanh nghiệp là trung tâm, là động lực và mục tiêu cho sự phát triển, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân”. UBND tỉnh tập trung chỉ đạo mạnh mẽ công tác tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và cải cách hành chính, tạo môi trường thuận lợi, ổn định cho hoạt động đầu tư của doanh nghiệp, nhà đầu tư; đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư, giới thiệu đầu tư.

Thành lập các tổ công tác của UBND tỉnh thuộc 3 lĩnh vực gồm: Tổ công tác tham mưu về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và thúc đẩy thực hiện dự án đầu tư tại các sở, ban, ngành và địa phương; Tổ công tác tham mưu về kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công; Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính. Đồng thời, chỉ đạo thành lập các tổ công tác do giám đốc các sở, ngành và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố làm tổ trưởng để kịp thời nắm bắt, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Năm 2024, UBND tỉnh Ninh Thuận đã tổ chức 3 hội nghị gặp mặt đối thoại giữa lãnh đạo tỉnh với các doanh nghiệp để kịp thời nắm bắt, giải quyết khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp.

Công tác cải cách hành chính được triển khai đồng bộ, toàn diện. Mô hình “một cửa” và “một cửa liên thông” đạt được những hiệu quả thiết thực, tạo được sự hài lòng của công dân, tổ chức khi đến giao dịch, rút ngắn thời gian giải quyết các thủ tục hành chính cho doanh nghiệp, nhà đầu tư khi thực hiện các thủ tục về đầu tư kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Tính đến ngày 31.10.2024, Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh đã giải quyết 109.152/110.254 hồ sơ, tỷ lệ giải quyết trước hạn, đúng hạn đạt 99,09%.

Trên đường phát triển

Chủ tịch UBND tỉnh Long An Nguyễn Văn Út tại buổi làm việc tại trụ sở Tập đoàn Sapporo
Địa phương

Sapporo Long An - biểu tượng thành công của doanh nghiệp Nhật Bản tại Long An

Tập đoàn Sapporo tại Long An đã ghi dấu như một mô hình hợp tác thành công giữa doanh nghiệp nước ngoài và các địa phương tại Việt Nam. Thành công của Sapporo phản ánh rõ nét chính sách thu hút đầu tư bài bản, sự đồng hành sát sao của chính quyền tỉnh Long An cùng nỗ lực thích nghi, phát triển của doanh nghiệp nước ngoài trong môi trường kinh doanh Việt Nam.

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo
Xã hội

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo

Hoạt động không vì lợi nhuận với sứ mệnh không để ai bị bỏ lại phía sau, hơn 20 năm qua, mỗi cán bộ, viên chức, người lao động của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Hà Giang luôn tận tâm, tận lực chuyển tải các chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất với mong muốn làm sao để Hà Giang không còn hộ nghèo và một ngày không xa, đồng bào địa phương sẽ tiến kịp miền xuôi về mọi mặt...

Từng bước khẳng định vai trò điểm đến đầu tư chiến lược
Địa phương

Từng bước khẳng định vai trò điểm đến đầu tư chiến lược

Những kết quả ấn tượng đạt được tại Chương trình xúc tiến đầu tư thương mại Long An - Nhật Bản năm 2025 do UBND tỉnh Long An phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản và Hiệp hội Xúc tiến kinh tế Việt Nam - Nhật Bản vừa tổ chức cho thấy, Long An không chỉ thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ các doanh nghiệp Nhật Bản mà còn dần khẳng định vai trò là điểm đến đầu tư chiến lược tại Việt Nam. Những thỏa thuận hợp tác quan trọng được ký kết chính là bước khởi đầu cho một giai đoạn hợp tác sâu rộng hơn, tạo ra động lực phát triển lâu dài giữa Long An và các đối tác Nhật Bản.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Công Sứ kiểm tra tiến độ sửa chữa đường từ xã Trung Thành đi xã Yên Hòa (Đà Bắc). Ảnh: Khánh An
Địa phương

Hòa Bình: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư công tại huyện Đà Bắc

Kiểm tra tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn huyện Đà Bắc ngày 1.4, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Đinh Công Sứ yêu cầu địa phương với quyết tâm chính trị cao nhất, phấn đấu hoàn thành kế hoạch vốn năm 2024 - 2025, sớm đưa các công trình, dự án đi vào hoạt động để người dân được hưởng lợi.

Doanh nghiệp phía Nam tiên phong tiết kiệm năng lượng, hướng tới nền kinh tế xanh, bền vững
Địa phương

Doanh nghiệp phía Nam tiên phong tiết kiệm năng lượng, hướng tới nền kinh tế xanh, bền vững

Các doanh nghiệp phía Nam đang chủ động thực hiện nhiều giải pháp tiết kiệm năng lượng như lắp đặt điện mặt trời mái nhà, thay thế thiết bị cũ, tối ưu quy trình sản xuất. Những nỗ lực này không chỉ giúp giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh mà còn góp phần xây dựng nền kinh tế xanh, phát triển bền vững.