Niềm tin trên quê hương "cát trắng, gió Lào"

Tự bao đời nay, vùng đất "cát trắng, gió Lào", thường xuyên gánh chịu sự khắc nghiệt của địch họa, thiên tai đã tôi luyện lên bản sắc người Quảng Bình đôn hậu, kiên cường, chịu thương, chịu khó. Chẳng chịu khuất phục khó khăn, trong năm 2024 vừa qua, toàn tỉnh đã vững vàng vươn lên đạt nhiều kết quả phát triển đáng ghi nhận. Đó là nền tảng quan trọng để Quảng Bình sẵn sàng tâm thế, hòa mình vào Xuân mới đầy sức sống và dòng chảy mạnh mẽ cùng đất nước bước vào kỷ nguyên mới vươn mình.

Qua ngày khó, vùng lũ đón xuân

Trong cái rét buốt của mùa đông vùng ven biển, những cánh đồng hoa Tết của nông dân huyện Lệ Thủy được chong đèn, tỏa hơi ấm cả một vùng. Để có được những luống hoa mươn mướt vươn cao, nhiều hộ trồng hoa như ông Hoàng Văn Ngàn (sinh năm 1965, thôn Mốc Định, xã Hồng Thủy) đã phải xuống giống lại vì một đợt mưa lớn xuất hiện trong sự bất thường của thời tiết cuối vụ Đông. “Năm nay, lụt lớn, phù sa nhiều nhưng thời tiết cũng khó đoán hơn nên tăng trưởng của hoa cũng có phần bị tác động. Dự là giá hoa sẽ tăng cao hơn so với các năm”, ông Hoàng Văn Ngàn cho biết.

Đã nhiều thập kỷ gắn bó với ruộng vườn, nông dân Lệ Thủy đã chẳng còn xa lạ với lũ lụt. Những người ở độ 60 như ông Ngàn hẳn cũng chứng kiến 6 - 7 trận đại hồng thủy trong đời. Năm nay, lụt trong vườn của ông Ngàn cao đến 3m nhưng kinh nghiệm của người sinh ra và lớn lên vùng lũ cho lão nông này biết rằng, qua những ngày lũ đỉnh cũng đồng nghĩa với mùa màng ít sâu bệnh, chuột bọ, cỏ dại cũng được dọn sạch đi, đồng ruộng được thau chua rửa mặn và phù sa được bồi thêm lên trên mỗi cánh đồng. “Dân Hồng Thủy hay Lệ Thủy chúng tôi lạ gì lụt nữa. Lũ xong thì chuẩn bị cho vụ mùa mới, chỉ mong được mùa, được giá là Tết ấm vui”, ông Ngàn tâm tư.

Đi khắp những vùng quê trên địa bàn huyện Lệ Thủy, những mảng của hoa trái, rau màu đang dệt nên sắc Xuân gần kề đến; cảnh xuống giống, xới cày cũng tạo nên không khí phấn khởi sản xuất với kỳ vọng về một cái Tết ấm no. Tất cả khác hẳn cảnh ruộng đồng, nhà cửa chìm sâu trong biển nước trong đợt lũ tháng 10 vừa qua.

Huyện Lệ Thủy sớm khắc phục sau lụt và tái sản xuất, chuẩn bị cho vụ đông - xuân và vụ rau màu, hoa Tết 2025. Ảnh: Khánh Trinh

Huyện Lệ Thủy sớm khắc phục sau lụt và tái sản xuất, chuẩn bị cho vụ đông - xuân và vụ rau màu, hoa Tết 2025. Ảnh: Khánh Trinh

Lại nói thêm một chút về đợt lũ lớn, nước vẫn lên nhanh, phù sa đục ngầu như vẫn thường xảy ra ở vùng đất khó này nhưng thiệt hại thì giảm hẳn. Sự chủ động của con người đã khiến những cảnh tang thương, kêu cứu ít đi. Người dân Quảng Bình đã chủ động vượt qua thiên tai với phương châm “4 tại chỗ”. Lũ xong, người dân lại bắt tay ngay vào tái sản xuất, nhất định không để lỡ mùa vụ, lỡ ngày Tết đến, Xuân vui.

Mong chờ của người nông dân quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” cũng là niềm tin vào sự phát triển mạnh mẽ của miền quê "cát trắng, gió Lào". Chính sự khắc nghiệt của địch họa, thiên tai đã tôi luyện nên bản sắc người Quảng Bình đôn hậu, kiên cường, chịu thương, chịu khó. Chẳng chịu khuất phục khó khăn, trong năm 2024 vừa qua, toàn tỉnh đã vững vàng vươn lên để đạt nhiều kết quả phát triển đáng ghi nhận.

Quảng Bình đạt tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 7,18%; cả 3 khu vực của nền kinh tế đều tăng trưởng cao hơn so với năm 2023. Từ tinh thần tự lực, nỗ lực, cố gắng cả hệ thống chính trị, của cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân toàn tỉnh với khát vọng đổi thay từ cả những người dân bình dị nhất, có lẽ bứt phá tăng trưởng trong năm 2025 này là điều hoàn toàn khả dĩ.

Thống nhất nhận thức, kiên trì hành động

Từ những cánh đồng hoa nhiều trầm tích phù sa của nông dân Lệ Thủy, chúng tôi ngược về bờ Nam sông Gianh, nơi có cảnh sắc yên bình dưới chân đồi núi trập trùng của xã Hạ Trạch xưa, nay là Hạ Mỹ, sau khi sắp xếp với xã Mỹ Trạch theo Nghị quyết số 1242/NQ-UBTVQH15 ngày 24.10.2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Đất Hạ Trạch trước được biết đến là vùng địa linh, nhân kiệt của huyện Bố Trạch với tên đất, tên người đã đi vào lịch sử như Bến phà Gianh, Ngầm Hói Hạ… Nơi đây có bề dày lịch sử văn hóa lâu đời hơn 500 năm. Ông Lưu Văn Tấn, Trưởng thôn 8, xã Hạ Trạch phấn khởi khi nói về tích của làng Cao Lao Hạ xưa, cùng truyền thống hiếu đạo, uống nước nhớ nguồn đến nay rằng Hạ Trạch có địa thế cảnh quan “tiền sơn hậu thủy” nhưng đẹp nhất là trong các thời khắc lịch sử của đất nước, từ phong trào Cần Vương đến các cuộc kháng chiến đều có góp mặt của văn nhân hào kiệt và Nhân dân. Ông Lưu Văn Sơn (sinh năm 1958, cùng ngụ tại xã Hạ Trạch), một cán bộ về hưu cũng thêm vào, ở đây có những nhà 3 - 4 đời là tiến sĩ nên mới nói là đất học.

Theo lời của những người lớn tuổi, chúng tôi đi dọc con đường chính nối cánh đồng bát ngát với trung tâm của xã mà không khỏi ngỡ ngàng với 24 nhà thờ họ khang trang, vững chãi, tựa như cầu nối giữa “nếp nhà” và con cháu mà vùng đất này đã gìn giữ bao đời. Trân quý các giá trị truyền thống là vậy, nhưng khi nói về câu chuyện của đổi mới, nhiều người dân chia sẻ, đặc thù 2 xã vì đều là địa phương thuần nông, trước đây cũng có nghề làm nón, đời sống phong tục lại tương đồng nên khi được lấy ý kiến hầu hết đều bỏ phiếu ủng hộ.

Người dân trong xã cũng cho biết, từ khi sáp nhập đến nay, người dân đồng lòng tin tưởng khi tăng quy mô quản lý, năng lực của đội ngũ cán bộ cũng được rèn luyện, mài giũa. “Sau nhập thì xã có quy mô dân số đông hơn, diện tích lớn hơn và đồng nghĩa cũng mạnh hơn. Từ đó, cán bộ quản lý phải phát triển để có năng lực tương xứng, xử lý các vụ việc tại địa phương nhanh hơn, vì nay cái gì cũng đều lên mạng, số hóa, quản lý bằng dữ liệu, nên tôi tin cuộc sống của người dân vì vậy cũng thuận tiện hơn”, ông Lưu Văn Sơn chia sẻ.

Hạ Mỹ là một trong nhiều cái tên mới sau khi triển khai Nghị quyết 1242/NQ-UBTVQH15 tại tỉnh Quảng Bình. Đồng thời, với việc sắp xếp các đơn vị hành chính, địa phương cũng đang ráo riết sắp xếp bộ máy, phát huy tinh thần trách nhiệm, lãnh đạo, chỉ đạo tốt nhiệm vụ sắp xếp tổ chức bộ máy; không để tiêu cực, lợi ích nhóm cản trở nỗ lực đổi mới… Thực hiện song song cả hai sẽ tạo cuộc cách mạng có ý nghĩa sống còn đối với sự phát triển của đất nước trong giai đoạn mới. “Đây là nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng, là cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy, không thể chậm trễ hơn nữa”, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình Lê Ngọc Quang nhấn mạnh.

Mục tiêu của công cuộc sắp xếp, tinh gọn bộ máy trên cả nước cũng như Quảng Bình đang hướng đến xây dựng một hệ thống chính trị tinh, gọn, minh bạch, vững mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, như lời hiệu triệu của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Không phủ nhận, mỗi cuộc cách mạng đều là những ngày khó, với thách thức khách quan và chủ quan. Tuy nhiên, với ý chí quyết tâm cùng tâm thế sẵn sàng hướng đến đổi mới, cải tiến từ đông đảo quần chúng nhân dân, hướng tới một bộ máy hoạt động hiệu lực, hiệu quả, những ngày khó sẽ chóng qua để đón nhiều mùa xuân rực rỡ, là dấu mốc về đích hoàn thành cao nhất các mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Về Quảng Bình những ngày Tết cận kề, Xuân đang đến, nghe trong mỗi câu chuyện về công cuộc tinh gọn bộ máy của Bộ Chính trị đều cảm nhận được sự ủng hộ, đồng thuận hết mình. Sẽ có những thách thức lớn đòi hỏi phải có giải pháp quyết liệt khắc phục nhưng với quyết tâm chính trị cao, tinh thần đoàn kết, nỗ lực phấn đấu, vùng đất "cát trắng, gió Lào" tin tưởng rằng sẽ cùng cả nước thực hiện thành công mục tiêu tinh gọn, góp phần xây dựng bộ máy của hệ thống chính trị ngày càng trong sạch, vững mạnh, hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả. Vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh để cùng đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phát triển và thịnh vượng.

Xã hội

Nỗi niềm lao động xa quê ngày cận Tết
Xã hội

Nỗi niềm lao động xa quê ngày cận Tết

Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang đến gần, nhưng không phải ai cũng được hưởng trọn niềm hạnh phúc đón Tết đoàn viên, nhất là với những lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có thời hạn. Xa quê hương vào mỗi dịp Tết đến Xuân về, nhiều lao động không khỏi bồi hồi, nhớ hương vị Tết cổ truyền nơi quê nhà.

Hải đoàn 42 trao tặng quà Tết cho người dân huyện Năm Căn
Xã hội

Tết Hải đảo – Xuân yêu thương

Nằm trong chuỗi các hoạt động chào đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, sáng 26.1 tại Năm Căn, Cà Mau, Hải đoàn 42, BTL Vùng Cảnh sát biển 4 đã tổ chức chương trình “Tết hải đảo – Xuân yêu thương” để trao tặng các suất quà cho các hộ dân nghèo có hoàn cảnh khó khăn và các cháu học sinh nghèo vượt khó trên địa bàn.

Hỗ trợ 1.200 công nhân lao động về quê ăn Tết
Địa phương

Hỗ trợ 1.200 công nhân lao động về quê ăn Tết

Vừa qua, tại Nhà điều hành Khu Công nghiệp Thăng Long, Chương trình "Hành trình Tết Công đoàn - Xuân 2025" của tổ chức Công đoàn Thủ đô đã chính thức khởi động với hàng chục chuyến xe đưa 1.200 công nhân lao động đang làm việc trong các khu công nghiệp và chế xuất (KCN và CX) Hà Nội về quê ăn Tết.

Cục CSGT khuyến cáo khi đi lại trên các cung đường đồi núi trơn trượt trong thời tiết sương mù
Xã hội

Cục CSGT khuyến cáo khi đi lại trên các cung đường đồi núi trơn trượt trong thời tiết sương mù

Trước những diễn biến đột ngột trở lạnh của thời tiết dịp Tết Ất Tỵ, tại các tỉnh miền núi phía Bắc nhiệt độ xuống thấp, thời tiết cực đoan có thể diễn ra ở một số địa bàn, Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) đưa ra khuyến cáo về việc, tài xế hạn chế và có thể tạm ngừng lưu thông trên những tuyến đường do mưa tuyết đóng băng gây trơn trượt không điều khiển được phương tiện.

Giao thông kết nối - đòn bẩy phát triển bền vững
Giao thông

Giao thông kết nối - đòn bẩy phát triển bền vững

Bùi Tiến Chính - Giám đốc Ban QLDA Đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Thái Nguyên

Những năm gần đây, hệ thống hạ tầng giao thông của tỉnh Thái Nguyên từng bước được hoàn thiện theo hướng đồng bộ, hiện đại, tạo đòn bẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Ngành lao động - thương binh và xã hội An Giang chú trọng công tác chăm sóc người có công
Đời sống

Ngành lao động - thương binh và xã hội An Giang chú trọng công tác chăm sóc người có công

Trong năm 2024, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội An Giang làm tốt chức năng tham mưu quản lý nhà nước và vai trò thường trực Tổ tư vấn an sinh xã hội của tỉnh. Thường xuyên bám sát chủ trương, chỉ đạo của cấp trên để chủ động tham mưu triển khai thực hiện với tinh thần quyết tâm tháo gỡ, giải quyết những khó khăn, vướng mắc để thực hiện có hiệu quả các chỉ tiêu nhiệm vụ năm 2024, đặc biệt là công tác chăm lo gia đình có công trên địa bàn tỉnh.

Công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn được tặng quà nhân dịp Tết Nguyên đán 2025. Ảnh: Mai Dung
Xã hội

8,6 triệu lượt người lao động được thụ hưởng chăm lo Tết 2025

Dịp Tết Nguyên đán năm 2025, các hoạt động chăm lo tết cho đoàn viên, người lao động (ĐV, NLĐ) được tổ chức tập trung tại cơ sở, ưu tiên cho đoàn viên (ĐV), người lao động (NLĐ) khó khăn thuộc đối tượng gia đình chính sách, người dân tộc thiểu số… Trong đó, theo báo cáo nhanh và chưa đầy đủ của các địa phương, đơn vị, dịp Tết Nguyên đán 2025 đã có trên 8,6 triệu lượt ĐV, NLĐ được thụ hưởng các hoạt động chăm lo của tổ chức Công đoàn, với tổng kinh phí hơn 4.750,5 tỷ đồng.