Những yếu tố gây bệnh cho trẻ vào thời tiết giao mùa

Mỗi khi giao mùa, thời tiết thường mưa nắng thất thường. Đây cũng là điều kiện để các virus, vi khuẩn dễ sinh sôi nảy nở gây nên các bệnh truyền nhiễm, các bệnh về đường hô hấp, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của trẻ.

1.jpg
Ảnh minh họa

Theo đó, bác sĩ Bệnh viện Sản nhi Nghệ An gợi ý các yếu tố có khả năng gây bệnh cho trẻ vào thời tiết giao mùa như sau:

Nhiệt độ thay đổi đột ngột

Những ngày thu khi nhiệt độ buổi sáng 18-20 độ C, nhưng đến trưa nhiệt độ lên đến 30-35 độ C khiến phụ huynh rất khó chọn lựa quần áo mặc cho phù hợp cho trẻ. Bởi sáng mặc đồ cộc thì lạnh, dễ nhiễm cảm; nếu sáng mặc ấm thì trưa về nóng.

Hơn nữa, sự chênh lệch nhiệt độ có thể làm cho một số chứng bệnh của trẻ trở nên trầm trọng hơn bởi thời tiết lạnh đột ngột. Khi đó, có thể gây bùng phát cơn hen, đau nhức xương khớp, phát cước ở chân...

Môi trường

Thời điểm bắt đầu mùa tựu trường, ở khía cạnh sức khỏe sẽ trở thành cơ hội khiến trẻ dễ bị lây bệnh nhiễm khuẩn nhất. Trong không gian lớp học với sự góp mặt đông đủ của cả lớp (thường 40-50 người), nếu một người trong số đó mắc bệnh như cảm cúm, viêm gan siêu vi tiềm ẩn, viêm phế quản... thì việc nói cười, gần gũi có thể lan truyền mầm bệnh nhanh chóng.

Cho trẻ sử dụng đồ uống lạnh

Thời tiết không nóng bức như mùa hè, tuy nhiên trẻ vẫn có nhu cầu uống nước lạnh, ăn đồ ăn lạnh. Nhiều cha mẹ cho rằng, thời tiết mùa thu dễ chịu nên cho trẻ uống nước lạnh, ăn kem vào mùa thu sẽ không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Đó là sai lầm khi chăm sóc sức khỏe trẻ mùa thu.

Mùa thu nên cho trẻ uống nước ấm vì thời tiết đã se lạnh và nhiệt độ ban ngày và ban đêm có độ chênh lệch cao. Việc uống nước ấm giúp bảo vệ họng, tránh tình trạng trẻ bị viêm họng vào mùa thu.

Bên cạnh đó, cách chăm sóc sức khoẻ trẻ vào mùa thu đúng cách là phụ huynh cần lựa chọn trang phục cho trẻ. Thực tế, nếu chọn trang phục không đúng sẽ làm tăng nguy cơ khiến trẻ mắc bệnh. Chưa kể, việc chọn trang phục quá mỏng khiến trẻ bị lạnh, dễ mắc bệnh đường hô hấp. Nếu mặc quá nóng, quá ấm có thể khiến trẻ ra mồ hôi, gió lạnh lùa vào khiến trẻ mắc bệnh cảm cúm, cảm lạnh.

Bác sĩ khoa Dược – Bệnh viện Sản nhi Nghệ An khuyến cáo, trẻ cần được giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Nếu ra ngoài đường, phụ huynh cần luôn đeo khẩu trang cho trẻ. Đồng thời, cần cho trẻ súc miệng bằng nước muối vào sáng sớm và buổi tối trước khi đi ngủ để phòng ngừa viêm họng.

Ngoài ra, phụ huynh không nên lúc nào cũng giữ trẻ trong nhà. Việc đưa trẻ ra ngoài môi trường, cho trẻ tập thể dục, tham gia các hoạt động thể thao, giải trí ngoài trời có tác dụng hiệu quả trong việc tăng cường thể chất, nâng cao sức đề kháng cho trẻ.

Sức khỏe

Bộ trưởng Bộ Y tế thăm bệnh nhi Làng Nủ bị vùi lấp đang điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai
Sức khỏe

Bộ trưởng Bộ Y tế thăm bệnh nhi Làng Nủ bị vùi lấp đang điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai

Ngày 24.9, Bộ trưởng Bộ y tế Đào Hồng Lan đã đến thăm hỏi, động viên nữ bệnh nhi Mông H.T.N ( 11 tuổi, dân tộc) Tày - nạn nhân trong vụ sạt lở do lũ quét tại bản Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai hiện đang được điều trị tại Trung tâm Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai.

Hành trình cứu sống những trái tim nhỏ bé
Sức khỏe

Hành trình cứu sống những trái tim nhỏ bé

Là một trong số ít chuyên gia hàng đầu thế giới về phẫu thuật nội soi tim toàn bộ cho trẻ cân nặng thấp, giúp các bệnh nhi tránh được việc cưa xương ức, phục hồi nhanh chóng với vết mổ chỉ bằng đầu bút, TS.BS Đặng Quang Huy - Phó Giám đốc Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện đa khoa quốc tế (ĐKQT) Vinmec Times City (Hà Nội), được nhiều gia đình và đồng nghiệp trìu mến gọi là “bác sĩ nội soi thắp sáng trái tim”.