Những thói quen sinh hoạt gây ảnh hưởng xấu đến chiều cao của trẻ

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng chiều cao như di truyền, dinh dưỡng và lối sống. Ngày nay, các bé đã dần có được chế độ ăn với dưỡng chất phù hợp cho việc tăng chiều cao. Tuy nhiên, nếu các bé sinh hoạt theo lối sống thiếu khoa học thì cũng không phát huy tối đa tiềm năng chiều cao.

Thói quen sinh hoạt nào ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng chiều cao?

Bác sĩ Đỗ Quỳnh Nga- Viện Nghiên cứu Dinh dưỡng TP.HCM chia sẻ một số thói quen thường ngày làm ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển chiều cao như:

Ít vận động thể lực hoặc thể dục sai cách: Khi vận động, hoạt động chuyển hóa tăng, các khối cơ khối xương được kích thích tăng trưởng về khối lượng, kích thước. Với các độ tuổi khác nhau ta cần chọn những môn thể thao phù hợp với sinh lý từng giai đoạn.

Ở độ tuổi dưới 18, trẻ cần phát triển xương dài, kéo dài đầu sụn tăng trưởng đến tăng chiều cao. Các môn thể thao như bơi lội, tập xà, bóng rổ, cầu lông là lựa chọn tốt. Trẻ chưa nên tập các môn như nâng tạ. Hạn chế tối đa lối sống tĩnh tại vì tăng nguy cơ béo phì từ đó thêm tác động xấu đến tăng chiều cao. Cha mẹ nên khuyên các bé vận động chạy nhảy trong giờ ra chơi ở trường, không nên ngồi trong lớp đọc sách và nói chuyện.

Ít hoạt động ngoài trời: Hoạt động ngoài trời góp phần tăng tổng hợp vitamin D3 cũng như kích thích hoạt động hormone tăng trưởng GH. Hiện nay, nhiều người thường lấy cớ sợ tác hại của tia UV và ô nhiễm môi trường để giữ con cái trong nhà. Chúng ta chỉ không nên cho trẻ chơi ngoài trời vào khoảng thời gian nắng mạnh cũng như khi chỉ số AQI ở mức cao. Ít hoạt động ngoài trời sẽ gây nhiều hậu quả trong đó khó ngủ và giảm đề kháng tác động xấu đến tăng chiều cao.

Những thói quen sinh hoạt gây ảnh hưởng xấu đến chiều cao của trẻ -0
Hoạt động ngoài trời góp phần tăng tổng hợp vitamin D3 và kích thích hoạt động hormone tăng trưởng GH  (Ảnh minh họa: Viện Nghiên cứu Dinh dưỡng TPHCM)

Giờ giấc ngủ không hợp lý làm chậm tăng chiều cao: Giấc ngủ rất quan trọng vì đây là lúc cơ thể tái tạo năng lượng và phục hồi sau một ngày làm việc. Đặc biệt, với trẻ em giấc ngủ là thời gian phóng thích hormone tăng trưởng GH. Nếu thiếu hormone này, các quá trình chuyển hóa trong cơ thể đều bị ảnh hưởng, các xương không phát triển về chiều dài và độ dày, dẫn đến kết cục là kém tăng trưởng tầm vóc.

Trẻ không nên ngủ muộn và dậy muộn. Thời điểm GH phóng thích mạnh là từ 10h đêm đến 2h sáng khi trẻ ngủ sâu. Vậy nếu bé ngủ từ 10h đêm trở đi thì thời gian ngủ sâu giảm, hormone GH không phóng thích đủ. Vào buổi sáng, bé nên thức dậy trước 7h. Ngủ dậy muộn cũng là thói quen xấu ảnh hưởng chiều cao.

Chế độ ăn nhiều đường: Trẻ nên hạn chế tối đa đồ uống có đường, thức ăn nhanh như nước ngọt có gas, soda. Đây là các loại thức ăn đồ uống làm yếu xương, giảm mật độ xương.

Hút thuốc lá thụ động: Khói thuốc không chỉ gây hại cho tim phổi mà còn ảnh hưởng đến các nội tiết tố có tác dụng làm tăng quá trình tạo xương và giảm tái hấp thu Calci ở thận.

Những thực phẩm gây ảnh hưởng đến chiều cao

Theo bác sĩ Đỗ Quỳnh Nga, để phát triển tối đa chiều cao, về mặt dinh dưỡng bé cần đủ đạm và calci để tạo cấu trúc xương. Muốn calci được vào xương hiệu quả, cơ thể cần vitamin D3, vitamin K2, phospho, magie với tỷ lệ thích hợp. Như vậy, về lý thuyết trẻ cần ăn những thực phẩm giàu các dưỡng chất này như thịt, sữa và các chế phẩm, cá, rau xanh.

Tuy nhiên, có những loại thức ăn biến những nỗ lực nạp dưỡng chất tăng chiều cao thành công cốc. Những thức ăn đó không gây độc hại nhưng nếu ta dùng sai số lượng hoặc sai thời điểm sẽ ảnh hưởng đến việc hấp thu dưỡng chất cho xương.

Bác sĩ Nga chia sẻ về các loại thực phẩm đó và cách sử dụng để giảm tác động không mong muốn như sau:

Thứ nhất, các thực phẩm nhiều đường và chất béo giàu acid palmitic. Thực phẩm nhiều đường làm tăng nguy cơ béo phì. Dự trữ vitamin D giảm ở người béo phì gây ảnh hưởng việc hấp thu calci vào máu. Chất béo cần thiết để tạo năng lượng, bảo vệ và xây dựng cấu trúc cơ thể.

Tuy nhiên, nếu chế độ ăn của trẻ nhiều acid palmitic – acid béo có nhiều trong dầu cọ sẽ làm giảm hấp thu calci vì calci kết hợp với acid palmitic tạo thành kết tủa và bị thải ra ngoài.

Thứ hai, các loại rau quả nhiều oxalate. Oxalate kết hợp với calci, làm tăng thải calci tại thận. Rau chân vịt có nhiều calci nhưng cũng giàu oxalate. Các rau quả nhiều oxalate là củ cải, tỏi tây, đậu bắp, rau muống, rau dền, kiwi, quả mọng, dâu tây.

Thứ ba, các thực phẩm chứa nhiều phytate. Phytate là dạng dự trữ phospho trong các loại hạt. Phospho cần thiết cho xương nhưng quá nhiều phospho sẽ giảm hấp thu calci tại ruột. Phytate có nhiều trong các loại đậu và hạt như quả óc chó, hạnh nhân, đậu phộng. Lời khuyên là để trẻ ăn các loại đậu và hạt giàu phytate xa các món ăn giàu calci. Ví dụ, trẻ uống sữa buổi sáng và buổi tối thì cho ăn óc chó, hạnh nhân vào bữa phụ buổi chiều.

Đạm là dinh dưỡng quan trọng để tạo cấu trúc xương. Tuy nhiên, đạm cũng là nguồn cung cấp giàu phospho, sản phẩm chuyển hóa của đạm là amoniac. Nếu cha mẹ cho trẻ ăn quá nhiều đạm cũng sẽ giảm hấp thu calci tại ruột và tăng thải calci ở thận. Khi chế biến đồ ăn, ta không nên cho nhiều muối vì sẽ gây tăng thải calci.

Bác sĩ Nga khuyến cáo: Muốn trẻ tăng chiều cao tối ưu, cha mẹ cần chọn những thực phẩm có đủ chất đạm, calci, vitamin D, phospho, magie, vitamin K2, vitamin A. Nhiều thực phẩm giàu dưỡng chất cho cơ thể nhưng cũng chứa những thành phần làm giảm hấp thu hoặc tăng thải calci. Chúng ta không nên loại bỏ các rau củ quả giàu phytate hay oxalate mà chỉ cần tiết chế không ăn quá nhiều hoặc cho trẻ dùng xa những bữa ăn giàu calci.

Sức khỏe

Trang bị kỹ năng truyền thông phòng, chống tác hại của thuốc lá
Tin tức

Trang bị kỹ năng truyền thông phòng, chống tác hại của thuốc lá

Mới đây, Cục Thông tin cơ sở (Bộ Thông tin và Truyền thông) phối hợp với Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá (Bộ Y tế) và Sở Thông tin và Truyền thông Hà Tĩnh tổ chức hội nghị tập huấn tuyên truyền phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2024. Hội nghị nhằm trang bị kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác thông tin cơ sở ở Hà Tĩnh trong công tác truyền thông phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Thực hiện thành công ca phẫu thuật tái tạo lồng ngực bằng Titan ứng dụng công nghệ in 3D đầu tiên ở Đông Nam Á
Sức khỏe

Thực hiện thành công ca phẫu thuật tái tạo lồng ngực bằng Titan ứng dụng công nghệ in 3D đầu tiên ở Đông Nam Á

Các bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City và các kỹ sư từ Trung tâm công nghệ 3D trong y học, Đại học VinUni đã thực hiện thành công ca phẫu thuật triệt căn khối u trung thất với kích thước 11,5 cm và tái tạo lồng ngực cho bệnh nhân bằng vật liệu Titan.

Tranh thủ các chính sách về thu hút, đào tạo, đãi ngộ để nâng số lượng, chất lượng nguồn nhân lực y tế.
Tin tức

Đẩy mạnh đào tạo chuyên sâu, chuyển giao kỹ thuật trong ngành y tế tỉnh Bình Thuận

Từ hiệu quả triển khai Đề án xây dựng bệnh viện vệ tinh, Đề án 1816, đồng thời tăng cường phối hợp với bệnh viện tuyến trên TP. Hồ Chí Minh để nhận chuyển giao nhiều gói kỹ thuật chuyên sâu, những năm gần đây, ngành y tế tỉnh Bình Thuận đạt được một số kết quả nhất định trong công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

VNVC chủ lực tiêm nhiều vắc xin sởi nhất trong ngày đầu tham gia chiến dịch của TP. Hồ Chí Minh
Sức khỏe

VNVC chủ lực tiêm nhiều vắc xin sởi nhất trong ngày đầu tham gia chiến dịch của TP. Hồ Chí Minh

Với lợi thế dây chuyền khám và tiêm hiện đại, chuyên nghiệp, đồng bộ trên cả nước và tại 39 trung tâm tại TP. Hồ Chí Minh, cùng gần 2.000 bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên y tế, hệ thống tiêm chủng VNVC đã triển tiêm hơn 1.200 mũi vắc xin các loại trong ngày đầu chiến dịch tăng cường, trong đó có gần 200 mũi vắc xin sởi miễn phí.

FPT Long Châu “thần tốc” điều động 10 tấn thuốc, phối hợp các đơn vị hỗ trợ người dân vùng bão lũ
Sức khỏe

FPT Long Châu “thần tốc” điều động 10 tấn thuốc, phối hợp các đơn vị hỗ trợ người dân vùng bão lũ

Ngay sau cơn bão số 3 - Yagi vừa qua, FPT Long Châu đã nhanh chóng phối hợp với Bộ Y tế, Công đoàn Y tế Việt Nam, các cơ quan quản lý y tế địa phương và các cơ quan báo chí để thực hiện hỗ trợ ứng cứu sản phẩm chăm sóc sức khỏe thiết yếu cho người dân vùng lũ.