Những thách thức chờ đón tân Tổng thống Iran

Ứng cử viên theo đường lối cải cách Masoud Pezeshkian đã vượt qua ứng cử viên theo đường lối cứng rắn Saeed Jalili, để trở thành tân Tổng thống Iran. Chiến thắng của ông Masoud Pezeshkian được kỳ vọng sẽ mang tới nhiều thay đổi tích cực cho nhà nước Hồi giáo, song ông cũng sẽ phải đối diện với nhiều thách thức không dễ dàng cả ở trong và ngoài nước.

Kết quả chính thức cho thấy, ông Masoud Pezeshkian giành được 53,7% số phiếu - tương đương 16,3 triệu người ủng hộ trong tổng số hơn 30 triệu phiếu bầu, trong khi đối thủ của ông giành được 44,3% số phiếu.

Từ cựu Bộ trưởng Y tế tới Tổng thống Iran

Ông Pezeshkian, 70 tuổi, xuất thân từ một gia đình đa chủng tộc, cha là người Azerbaijan và mẹ là người Kurd. Tiếng Ba Tư không phải là tiếng mẹ đẻ của ông, điều này đã giúp củng cố hình ảnh của ông trong lòng các nhóm dân tộc thiểu số ở Iran nhưng lại là lý do khiến ông hứng chịu những chỉ trích mang tính bài ngoại từ một số đối thủ.

Ông từng là bác sĩ phục vụ trong Chiến tranh Iran - Iraq những năm 1980. Sau đó, ông trở thành bác sĩ phẫu thuật tim và làm hiệu Trưởng Đại học Y khoa Tabriz của Iran. Ông tham gia chính trường lần đầu tiên với tư cách là Thứ trưởng Bộ Y tế và sau đó trở thành Bộ trưởng Y tế dưới thời Tổng thống Iran Mohammad Khatami.

Ông Pezeshkian đã dành phần lớn thời gian cho chính trị sau khi mất vợ và một người con trong vụ tai nạn ô tô năm 1994. Năm 2006, ông trở thành thành viên quốc hội Iran và đảm nhiệm vị trí Phó Chủ tịch Quốc hội từ năm 2016 đến năm 2020. Ông cũng từng cố gắng tranh cử Tổng thống trong cuộc bầu cử năm 2013 và 2021 nhưng không thành công.

Tổng thống đắc cử Iran Masoud Pezeshkian. Ảnh: Reuters
Tổng thống đắc cử Iran Masoud Pezeshkian. Ảnh: Reuters

Trong số các ứng viên của cuộc đua Tổng thống Iran lần này, ông Pezeshkian là người duy nhất không theo đường lối bảo thủ, vốn công khai ưu tiên các giá trị của Cộng hòa Hồi giáo Iran trên tất cả. Ông nổi tiếng nhờ lập trường chống lại việc đàn áp các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ năm 2009 và bạo lực do cảnh sát đạo đức gây ra vào năm 2022.

Chiến thắng của ông Pezeshkian được xem là một bất ngờ dành cho phe cải cách trong bối cảnh quốc gia này đang đối diện với nhiều thách thức. Chia sẻ với hãng tin Washington Post, nhà phân tích về Iran tại Đại học Khoa học và Công nghệ Missouri (Mỹ) Mehrzad Boroujerdi nhận định, chiến thắng của ông Pezeshkian đã cho thấy ông có thể thu hút được sự ủng hộ từ các cử tri có quan điểm khác nhau trong xã hội Iran, bao gồm cả những người theo chủ nghĩa cải cách và những người theo chủ nghĩa bảo thủ.

Trong khi đó, theo Financial Times, chiến thắng của ông Pezeshkian là một bước ngoặt đáng chú ý đối với phe cải cách khi phe này không có đại diện nào thắng cử Tổng thống Iran trong hai thập niên qua.

Cam kết đưa đất nước vượt qua khủng hoảng

Ngay sau khi kết quả bầu cử được công bố, ông Masoud Pezeshkian thừa nhận, con đường phía trước rất khó khăn và chỉ dễ dàng nếu có sự hợp tác, đồng cảm và tin tưởng của người dân Iran.

Tân Tổng thống cho biết, nhiệm vụ hàng đầu là phải thiết lập một Chính phủ có năng lực quản trị tốt hơn để giải quyết những vấn đề nội tại của đất nước. Về chính sách đối nội, ông Pezeshkian cam kết sẽ triển khai một loạt nhiệm vụ trọng tâm, bao gồm vực dậy nền kinh tế, giảm lạm phát, thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp trong nước, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp, cũng như nhiều việc làm hơn cho người dân; thúc đẩy sự đoàn kết và gắn kết xã hội, cải thiện các dịch vụ cho người dân, bảo đảm an sinh xã hội, chống tham nhũng và xây dựng một xã hội cởi mở hơn.

Trên thực tế, Iran vẫn chưa thể chữa lành những vết thương do làn sóng biểu tình bạo lực lan rộng khắp đất nước trong năm 2022 - 2023. Các cuộc biểu tình đã kéo theo những ảnh hưởng tiêu cực đối với nền kinh tế vốn đang “oằn mình” trước các lệnh trừng phạt do Mỹ áp đặt liên quan chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Tehran. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Iran ghi nhận mức lạm phát lên đến 49% vào năm 2022, khoảng 42% năm 2023, và dự báo có thể giảm xuống 30% trong năm 2024. Tỷ lệ thanh niên thất nghiệp lên đến hơn 20%. Lạm phát tăng cao và sự mất giá kỷ lục của đồng rial so với đồng USD gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống người dân.

Về chính sách đối ngoại, ông Pezeshkian sẽ nỗ lực đưa Iran thoát ra khỏi sự cô lập quốc tế hiện nay. Trong khi tiếp tục chính sách hướng Đông cũng như xây dựng mối quan hệ hợp tác chặt chẽ hơn trong các lĩnh vực chính trị, an ninh, kinh tế với các quốc gia láng giềng trong khu vực, Iran sẽ cố gắng cải thiện quan hệ với các nước phương Tây. Ông hướng tới cách tiếp cận linh hoạt và thực dụng hơn để từng bước khôi phục thỏa thuận hạt nhân năm 2015 với các cường quốc, qua đó dần dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt kinh tế với mục tiêu đưa Iran hội nhập trở lại nền kinh tế toàn cầu. Iran vốn có nguồn tài nguyên dầu khí rất lớn và lực lượng lao động dồi dào với khoảng 87 triệu dân, song các biện pháp trừng phạt của Mỹ là vật cản vô cùng lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế Iran.

Ông Pezeshkian khẳng định: “Tôi sẽ làm mọi thứ có thể để tiếng nói của những người yếu thế trong xã hội được quan tâm. Chúng ta sẽ làm cho đói nghèo, phân biệt đối xử, chiến tranh và tham nhũng biến mất khỏi đất nước này, cũng như cam kết thu hẹp khoảng cách giữa người dân và Chính phủ Iran”.

Thử thách phía trước

Giới phân tích nhận định, tân Tổng thống sẽ đối mặt nhiều thách thức, với các nhiệm vụ trọng tâm là vực dậy nền kinh tế, cải thiện điều kiện sống của người dân, chống tham nhũng, cũng như thúc đẩy dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt kinh tế của phương Tây, đưa Iran hội nhập trở lại nền kinh tế toàn cầu.

Bên cạnh nhiệm vụ vực dậy nền kinh tế được coi là nặng nề hơn cả, Iran cũng đứng trước những thách thức về ngoại giao, đặc biệt khi tình hình địa chính trị khu vực ngày càng diễn biến phức tạp, tiến trình đàm phán giữa Tehran và các nước phương Tây liên quan chương trình hạt nhân của nước này tiếp tục bế tắc. Các nhà quan sát cho rằng, tìm được tiếng nói chung với các nước phương Tây, cũng như tháo gỡ những nút thắt liên quan hồ sơ hạt nhân để hướng tới việc dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt kinh tế sẽ là bài toán khó đối với tân Tổng thống.

Hơn nữa, đối với nền chính trị đặc thù của Iran, dù Tổng thống đắc cử chắc chắn đã có chương trình nghị sự của riêng mình, hướng tới thúc đẩy những thay đổi cơ bản liên quan đến nền kinh tế và xây dựng quan hệ với phần còn lại của thế giới; tuy vậy, ông Pezeshkian sẽ vẫn phải bảo đảm các lợi ích chiến lược của Iran, các chính sách đối nội và đối ngoại của ông sẽ vẫn dựa trên nguyên tắc cốt lõi và lợi ích quốc gia, phù hợp với chỉ thị cũng như quỹ đạo của nhà lãnh đạo tối cao Ayatollah Ali Khamenei.

Một số ý kiến cho rằng, bất kỳ nỗ lực cải cách nào của tân Tổng thống hiện nay cũng có khả năng sẽ phải đối mặt với sự phản kháng mạnh mẽ từ những người theo đường lối cứng rắn. Nhà phân tích người Iran Saeed Laylaz cho biết, để tránh gây tranh cãi,  tân Tổng thống Pezeshkian “sẽ không động đến các khía cạnh chính trị” thay vào đó thúc đẩy “cải thiện các khía cạnh xã hội và kinh tế”, cũng như ủng hộ hệ thống do nhà lãnh đạo tối cao Ayatollah Ali Khamenei kiểm soát.

Trong bối cảnh Iran đang bị bủa vây bởi hàng loạt thách thức cả trong và ngoài nước, cử tri Iran kỳ vọng, chính quyền của tân Tổng thống có thể mang lại những thay đổi tích cực cho đất nước như giảm thiểu khủng hoảng kinh tế trong nước, cải thiện điều kiện sống của người dân, giải quyết căng thẳng leo thang với Israel, thúc đẩy thịnh vượng và ổn định bằng cách tăng cường quan hệ với các nước khác.

Lễ nhậm chức của tân Tổng thống Masoud Pezeshkian dự kiến diễn ra vào ngày 4 hoặc 5.8 tới, sau đó Tổng thống sẽ có 15 ngày trình danh sách các bộ trưởng để Quốc hội thông qua. Các phiên họp bỏ phiếu tín nhiệm của Quốc hội sẽ bắt đầu vào cuối tháng 8.

Thế giới 24h

Mỹ thảo luận vấn đề ngừng bắn với Lebanon, Israel nêu điều kiện “khó nhằn”
Quốc tế

Mỹ thảo luận vấn đề ngừng bắn với Lebanon, Israel nêu điều kiện “khó nhằn”

Đặc phái viên Hoa Kỳ Amos Hochstein đã có mặt tại Beirut hôm 21.10 để đàm phán với các quan chức Lebanon về khả năng ngừng bắn giữa Israel và nhóm vũ trang Hezbollah sau khi Nhà nước Do Thái trao cho Hoa Kỳ một danh sách các điều kiện nhằm đạt được giải pháp ngoại giao, chấm dứt chiến tranh ở Lebanon.

Moldova nói "không" trong cuộc bỏ phiếu về tương lai với EU
Quốc tế

Moldova nói "không" trong cuộc bỏ phiếu về tương lai với EU

Kết quả chưa chính thức của cuộc trưng cầu dân ý ngày 20.10 cho thấy, 55% cử tri bỏ phiếu "không đồng ý" khi được hỏi về việc liệu Moldova có nên đưa kế hoạch gia nhập EU trở thành mục tiêu trong Hiến pháp hay không. Trong cuộc bỏ phiếu bầu tổng thống cùng ngày, đương kim Tổng thống Maia Sandu đang dẫn đầu trong cuộc bầu cử nhưng chưa giành được chiến thắng chung cuộc.

Người dân Moldova đi bỏ phiếu để quyết định tương lai
Quốc tế

Người dân Moldova đi bỏ phiếu để quyết định tương lai

Người dân Moldova bắt đầu đi bỏ phiếu vào sáng 20.10 cho cuộc bầu cử tổng thống và cuộc trưng cầu dân ý về EU, đánh dấu thời điểm quan trọng nhằm định hướng tương lai của quốc gia Đông Nam Âu nhỏ bé với dân số chưa đến 3 triệu người trong mối quan hệ giữa Nga và phương Tây.

Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto
Thế giới 24h

Tầm nhìn mới cho Indonesia

Ngày 20.10, ông Prabowo Subianto chính thức nhậm chức với tư cách Tổng thống thứ 8 của Indonesia. Sau nhiều năm tham gia vào chính trường, ông Prabowo Subianto kinh qua từ vai trò Bộ trưởng Quốc phòng đến nhiều vị trí lãnh đạo khác. Trên cương vị mới, tân Tổng thống Indonesia được kỳ vọng sẽ đưa ra nhiều cải cách giúp thúc đẩy phát triển kinh tế, ổn định xã hội và củng cố vị thế của đất nước trên trường quốc tế.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mông Cổ Ukhnaa Khurelsukh bên lề Diễn đàn Vành đai và Con đường lần thứ ba tại Bắc Kinh năm 2023 Ảnh: Tân Hoa Xã
Thế giới 24h

Mông Cổ và Trung Quốc kỷ niệm 75 năm “tháng 10 lịch sử”

Tháng 10 của 75 năm trước là bước ngoặt lịch sử đối với Mông Cổ và Trung Quốc, khi Ulan Bator thiết lập quan hệ ngoại giao với Bắc Kinh chỉ hai tuần sau khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập. Tháng 10 năm nay cũng là dịp để Ulan Bator và Bắc Kinh làm sâu sắc hơn quan hệ song phương theo quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện đã thiết lập cách đây một thập kỷ và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vì lợi ích của cả hai nước.

Yahya Sinwar - nhân vật khét tiếng nhất của Hamas vừa bị tiêu diệt là ai?
Quốc tế

Yahya Sinwar - nhân vật khét tiếng nhất của Hamas vừa bị tiêu diệt là ai?

Yahya Sinwar, một trong những nhân vật cứng rắn nhất của Phong trào Hamas, vừa bị Israel tiêu diệt. Nhà lãnh đạo Hamas này tự coi mình là chuyên gia về quân sự và chính trị của Israel. Ông nói tiếng Do Thái hoàn hảo, nhờ học trong suốt hơn 20 năm tại các nhà tù của Israel. Ông cũng là người khiến Israel tin rằng họ hoàn toàn an toàn cho đến khi bất ngờ phát động cuộc tấn công của Hamas ngày 7.10.2023 khiến 1.200 người thiệt mạng và 250 người khác bị bắt làm con tin.

Thủ lĩnh Hamas Yahya Sinwar bị tiêu diệt: Liệu cuộc chiến Gaza có khép lại?
Quốc tế

Thủ lĩnh Hamas Yahya Sinwar bị tiêu diệt: Liệu cuộc chiến Gaza có khép lại?

Lãnh đạo Hamas, Yahya Sinwar, đã thiệt mạng trong một cuộc không kích của Israel, chấm dứt cuộc truy lùng kéo dài một năm của Israel đối với đối tượng mà nước này cáo buộc là chủ mưu vụ tấn công ngày 7.10 – sự kiện đã châm ngòi cho cuộc chiến ở Gaza kéo dài một năm qua. Tuy nhiên, cái chết của nhân vật này liệu có khiến Israel nhanh chóng kết thúc cuộc chiến ở Gaza hay không vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.

ECB hạ lãi suất lần ba
Quốc tế

ECB hạ lãi suất lần ba

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) thông báo cắt giảm lãi suất lần thứ ba trong năm nay, đưa lãi suất cơ bản về 3,25%. Động thái này diễn ra trong bối cảnh cả tăng trưởng kinh tế và lạm phát ở khu vực sử dụng đồng tiền chung eurozone đều yếu đi.

Các đồng minh gia tăng áp lực lên Israel, yêu cầu tôn trọng UNIFIL
Quốc tế

Các đồng minh gia tăng áp lực lên Israel, yêu cầu tôn trọng UNIFIL

Các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) có binh sĩ tham gia Lực lượng gìn giữ hòa bình quốc tế ở Lebanon (UNIFIL), trong đó nhiều nước là đồng minh của Israel, đã tổ chức một cuộc họp khẩn cấp để gia tăng áp lực ngoại giao đối với Israel, buộc nước này có biện pháp bảo vệ và tôn trọng lực lượng của Liên Hợp Quốc (LHQ).

WB tăng khả năng cho vay thêm 30 tỷ USD trong 10 năm tới
Quốc tế

WB tăng khả năng cho vay thêm 30 tỷ USD trong 10 năm tới

Trong cuộc bỏ phiếu ngày 15.10, Ngân hàng Thế giới (WB) đã nhất trí thay đổi các quy định cho vay nội bộ, cho phép bơm thêm 30 tỷ USD trong thập kỷ tới để giúp các nước đang phát triển và các thị trường mới nổi ứng phó với biến đổi khí hậu và các thách thức toàn cầu khác. Quyết định này nằm trong một loạt những nỗ lực cải cách của ngân hàng nhằm đáp ứng những thách thức mới đặt ra.

Ấn Độ: New Delhi áp đặt lệnh cấm hoàn toàn pháo nổ
Quốc tế

Ấn Độ: New Delhi áp đặt lệnh cấm hoàn toàn pháo nổ

Chính quyền thành phố New Delhi, Ấn Độ bắt đầu áp đặt lệnh cấm hoàn toàn việc sản xuất, cất giữ, bán và sử dụng pháo tại vùng thủ đô cho đến ngày 1.1.2025. Động thái này nhằm chống ô nhiễm không khí tại thủ đô New Delhi và vùng lân cận.