Những sự kiện giáo dục “nóng” tuần qua: Phụ huynh, học sinh phấn khởi vì được miễn học phí, dừng học thêm

Xã hội phấn khởi vì con em được miễn học phí đi học trường công, thay đổi sau tinh gọn của Bộ Giáo dục và Đào tạo; kiểm tra, giám sát, nắm bắt tình hình thực hiện Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm; thông tin kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 Hà Nội... là những tin tức nóng diễn ra trong tuần qua.

Miễn học phí trường công từ mầm non tới THPT, quyết sách nhân văn của Đảng, Nhà nước

Tuần qua, phụ huynh, học sinh và cả xã hội phấn khởi đón nhận thông tin, Bộ Chính trị quyết định miễn 100% tiền học phí trường công từ cấp mầm non tới THPT. Như vậy ước mơ để con trẻ được tiếp nhận nền giáo dục miễn phí đã trở thành hiện thực.

Ngày 28.2, trong phiên họp Bộ Chính trị để kiểm điểm, đánh giá kết quả triển khai bước đầu việc thực hiện Nghị quyết 18 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, Bộ Chính trị thống nhất cao chủ trương thực hiện mạnh mẽ, quyết liệt, nhanh chóng hơn nữa các nội dung của Nghị quyết 18 trong năm 2025.

8e0be6f5064bb815e15a11.jpg
Học sinh trường công trên cả nước được miễn học phí từ 9.2025

Sau khi nghe báo cáo của Chính phủ về khả năng cân đối tài chính trong và sau quá trình tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, Bộ Chính trị quyết định thực hiện miễn toàn bộ học phí cho học sinh từ mầm non đến hết trung học phổ thông công lập trên phạm vi cả nước. Thời điểm thực hiện từ đầu năm học mới 2025-2026 (tháng 9.2025 trở đi).

Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, hiện cả nước có 23,2 triệu học sinh (chưa bao gồm học sinh học tại các trung tâm giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên), trong đó: 3,1 triệu học sinh mầm non dưới 5 tuổi; 1,7 triệu học sinh mầm non 5 tuổi; 8,9 triệu học sinh tiểu học; 6,5 triệu học sinh THCS và 3 triệu học sinh THPT. Bộ GD-ĐT cho biết, nhu cầu kinh phí ngân sách nhà nước phải chi trả để thực hiện chủ trương miễn học phí là khoảng 30.000 tỷ đồng.

Trước thông tin này, các phụ huynh, chuyên gia giáo dục đều cho rằng đây là quyết sách nhân văn của Đảng và Nhà nước. Quyết sách góp phần giúp giảm gánh nặng tài chính cho các gia đình, đặc biệt là những hộ có hoàn cảnh khó khăn, bảo đảm cơ hội học tập tốt nhất cho học sinh ở mọi địa bàn, mọi độ tuổi, tạo nền móng vững chắc để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức kiểm tra việc thực hiện Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm

Tuần qua, Đoàn kiểm tra của Bộ GD-ĐT đã khảo sát, nắm tình hình thực hiện Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT quy định dạy thêm, học thêm tại Hà Nội và Quảng Trị.

Tại các phiên làm việc cùng Sở GD-ĐT địa phương, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh, quan điểm “Thông tư 29 để hướng tới không còn dạy thêm, học thêm trong nhà trường”, Thứ trưởng đã có những chia sẻ với mong muốn cán bộ, giáo viên nhìn nhận đầy đủ hệ lụy, tác hại của việc dạy thêm, học thêm với học sinh, với chính giáo viên để triển khai nghiêm túc Thông tư 29.

Thứ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng phát biểu tại Quảng Trị

Thứ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng phát biểu tại Quảng Trị

Để chỉ đạo quyết liệt, hiệu quả sớm chấm dứt tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan, Thứ trưởng đề nghị các cấp quản lý cùng quán triệt quan điểm “5 không” và thực hiện tốt “4 đề cao”. 5 không là: không “đánh trống bỏ dùi”, không thoả hiệp, không khoan nhượng, không biến tướng, không nói khó mà không làm.

4 đề cao là: đề cao vai trò cán bộ quản lý giáo dục các cấp; đề cao tinh thần tự tôn, tự trọng, tinh thần hết lòng vì học sinh của giáo viên; đề cao tính tự giác, tự học của học sinh; đề cao vai trò mối quan hệ nhà trường - gia đình - xã hội.

Trong phát biểu chỉ đạo, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng nhiều lần nhấn mạnh vai trò của giáo viên trong tăng cường hướng dẫn, truyền cảm hứng cho học sinh về tinh thần tự học, tự giác, chủ động trong học tập. Thứ trưởng cũng gợi mở với Sở GD-ĐT về việc có thể phát động phong trào “tự học, tự ôn thi tốt nghiệp”.

Đối với công tác chuyên môn, Thứ trưởng yêu cầu đảm bảo nâng cao chất lượng giờ học chính khoá, tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học của thầy cô, tăng cường giáo dục cá thể hoá.

Đồng thời đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá thường xuyên, kiểm tra đánh giá cuối kỳ, cuối khoá; đổi mới phương thức tuyển sinh; phân bố hài hoà đội ngũ giáo viên; đổi mới công tác thi đua khen thưởng đối với giáo viên..

Bộ Giáo dục và Đào tạo giảm 5 đơn vị sau tinh gọn, tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ giáo dục nghề nghiệp

Sáng 28.2, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Đào Ngọc Dung; Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn và Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan chủ trì Hội nghị bàn giao, tiếp nhận chức năng quản lý Nhà nước một số lĩnh vực lao động, người có công và xã hội. Trong đó, bàn giao chức năng quản lý Nhà nước về giáo dục nghề nghiệp từ Bộ LĐ-TBXH về Bộ GD-ĐT.

Thực hiện yêu cầu, nhiệm vụ theo Kế hoạch của Ban chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ LĐ-TBXH Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn và Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan thống nhất ký kết biên bản bàn giao, tiếp nhận một số đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ LĐ - TBXH về Bộ GDĐT và Bộ Y tế theo Đề án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

z6360350291267cf34ab6de71cbea8e3a5d1a408546869.jpg
Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận chức năng quản lý nhà nước, nhiệm vụ giáo dục nghề nghiệp

Theo đó, Bộ LĐ-TBXH bàn giao chức năng quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp để Bộ GDĐT tiếp nhận và tổ chức thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.

Các đơn vị được bàn giao gồm: Đơn vị hoạt động theo Nghị định số 62/2022/NĐ-CP ngày 12.9.2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ LĐ-TBXH: Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (bao gồm Viện Khoa học Giáo dục nghề nghiệp là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc).

Tiếp tục công tác tinh gọn bộ máy, Ngày 26.2, Chính phủ ban hành Nghị định số 37/2025/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đáng chú ý Bộ Giáo dục giảm từ 23 xuống còn 18 đơn vị.

Nghị định số 37/2025/NĐ-CP ngày 26/2/2025 quy định Bộ GD-ĐT, là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học, giáo dục thường xuyên; phát triển kỹ năng nghề; quản lý nhà nước về tiếng Việt và tiếng các dân tộc; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.

480496291-1050584803781518-4256762673788086642-n.jpg
18 đơn vị trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo bắt đầu từ 1.3.2025

Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 1.3.2025; thay thế Nghị định số 86/2022/NĐ-CP ngày 24.10.2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ GD-ĐT.

Trước đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 395/QĐ-TTg ngày 25.2.2025 điều động, bổ nhiệm ông Lê Tấn Dũng, Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội giữ chức Thứ trưởng Bộ GD-ĐT.

ltd.png
Tân Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Lê Tấn Dũng

Như vậy, lãnh đạo Bộ GD-ĐT hiện nay gồm: Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn và các Thứ trưởng: Nguyễn Văn Phúc, Phạm Ngọc Thưởng, Hoàng Minh Sơn, Nguyễn Thị Kim Chi và Lê Tấn Dũng.

Hà Nội công bố môn thi thứ 3 vào lớp 10 là Ngoại ngữ

Trước sự mong mỏi của phụ huynh và học sinh thủ đô, Chiều 26.2, Sở GD-ĐT Hà Nội đã có thông báo, công bố môn thi thứ 3 kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2025-2026 là ngoại ngữ.

Cụ thể, thí sinh đăng ký dự thi một trong các ngôn ngữ: Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Đức, Tiếng Nhật, Tiếng Hàn. Thí sinh được phép đăng ký ngoại ngữ khác với ngoại ngữ đang học tại trường THCS.

2af4cdf5234b9d15c45a1-4303.jpg
Học sinh Hà Nội thi tuyển sinh vào lớp 10 với 3 môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ

Môn Ngoại ngữ được Sở GD-ĐT công bố sẽ thi theo hình thức trách nghiệm khách quan, thời gian làm bài 60 phút.

Sẽ có nhiều mã đề thi trong một phòng thi đảm bảo nguyên tắc 2 thí sinh liền kề không trùng mã đề.

Thí sinh làm bài trên Phiếu trả lời trắc nghiệm; kết quả bài thi của thí sinh trên Phiếu trả lời trắc nghiệm được chấm bằng phần mềm máy tính.

Về đề thi, Sở GD-ĐT Hà Nội thông tin, đề gồm các câu hỏi phù hợp với yêu cầu cần đạt của môn học và mục tiêu cấp THCS thuộc Chương trình giáo dục phổ thông 2018, chủ yếu nằm trong chương trình lớp 9 cấp THCS.

Trước đó, UBND thành phố Hà Nội đã công bố lịch thi vào lớp 10 của học sinh trên địa bàn thủ đô, kỳ thi sẽ diễn ra trong hai ngày 7.6 và 8.6. Đối với học sinh thi vào 4 trường THPT chuyên sẽ thi môn chuyên vào ngày 9.6.

lich-thi.png
Chi tiết lịch thi vào 10 của Hà Nội năm 2025

Năm nay, học sinh thi vào trường chuyên của Hà Nội sẽ phải trải qua 2 vòng thi; vòng sơ tuyển

Vòng 1 - sơ tuyển, căn cứ vào các tiêu chí và được đánh giá bằng điểm số như sau:

Kết quả tham gia các hoạt động xã hội, thi tài năng trong phạm vi tổ chức của tỉnh, toàn quốc, khu vực và quốc tế;

Kết quả học tập (học lực) 4 năm cấp THCS

Điểm sơ tuyển = Điểm thi học sinh giỏi, tài năng + Điểm kết quả học tập (học lực) 4 năm cấp THCS

Chọn vào thi tuyển vòng 2 những học sinh đạt điểm sơ tuyển từ 8,0 điểm trở lên.

Vòng 2 - thi tuyển, thí sinh dự thi 3 bài thi trong Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập không chuyên và bài thi môn chuyên theo nguyện vọng.

Các bài thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập không chuyên tính hệ số 1, bài thi môn chuyên tính hệ số 2.

Các bài thi phải đạt trên 2 điểm, đây cũng là mức điểm liệt của kỳ thi năm nay.

Theo kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2025-2026 của UBND TP Hà Nội, học sinh dự thi vào lớp 10 các trường này sẽ làm bài thi môn chuyên vào ngày 9.6, sau khi hoàn thành các bài thi vào lớp 10 THPT công lập.

Năm học 2024 - 2025, dự kiến toàn thành phố Hà Nội có khoảng 127.000 học sinh xét tốt nghiệp THCS. Thực hiện công tác phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS, dự kiến Hà Nội tuyển khoảng 79.000 học sinh vào các trường THPT công lập và tuyển khoảng 48.000 học sinh vào các trường THPT tư thục, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên (GDNN- GDTX), cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Trường ĐH Thương mại dừng tuyển sinh các chương trình định hướng nghề nghiệp, tăng chương trình IPOP

Ngày 27.2, Trường Đại học Thương mại chính thức công bố thông tin tuyển sinh năm 2025. Theo đó, tổng chỉ tiêu tuyển sinh đại học chính quy của nhà trường năm nay là 5.320 chỉ tiêu tăng 270 chỉ tiêu so với năm 2024 và dừng tuyển sinh các chương trình định hướng nghề nghiệp.

Năm 2025, nhà trường tuyển sinh 45 chương trình đào tạo, gồm 27 chương trình đào tạo chuẩn, 15 chương trình đào tạo định hướng chuyên sâu nghề nghiệp quốc tế_IPOP (tăng 7 chương trình đào tạo IPOP so với năm 2024), và đặc biệt Trường có 2 chương trình đào tạo song bằng quốc tế và 1 chương trình đào tạo tiến tiến bắt đầu tuyển sinh từ năm 2025.

473096987-916704887301759-2678698238576043242-n.jpg
Sinh viên Trường Đại học Thương mại

Năm 2025, Trường Đại học Thương mại dừng xét tuyển PT 200, giữ nguyên các PTXT còn lại như năm 2024. Năm 2025, Trường Đại học Thương mại tuyển sinh theo các nhóm phương thức sau:

Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển

Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo quy định hiện hành của Bộ GD&ĐT và quy định của Trường - Mã phương thức xét tuyển 301.

Xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2025 theo từng tổ hợp bài thi/môn thi - Mã phương thức xét tuyển 100

Xét tuyển theo kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội/Đánh giá tư duy của Đại học Bách Khoa Hà Nội - Mã phương thức xét tuyển 402

Xét tuyển kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ/chứng chỉ khảo thí quốc tế

(1) Xét tuyển kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ/chứng chỉ khảo thí quốc tế còn hiệu lực tính đến ngày đăng ký xét tuyển với kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2025 - Mã phương thức xét tuyển 409

(2) Xét tuyển kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ/chứng chỉ khảo thí quốc tế còn hiệu lực tính đến ngày đăng ký xét tuyển với kết quả học tập cấp THPT - Mã phương thức xét tuyển 410

Xét tuyển kết hợp giải Học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố

Xét tuyển kết hợp giải giải Nhất, Nhì, Ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi (cấp THPT) cấp tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương với kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2025 - Mã phương thức xét tuyển 500.

Bên cạnh đó, Trường có những thay đổi để gia tăng cơ hội trúng tuyển cho thí sinh, cụ thể như sau:

- Phương thức 410 chỉ xét tuyển với các CTĐT: Định hướng chuyên sâu nghề nghiệp quốc tế_IPOP, song bằng quốc tế, tiên tiến. Thí sinh học trường THPT chuyên/trọng điểm quốc gia được khuyến khích thêm 0.5 điểm.

- Bổ sung các chứng chỉ VSTEP đạt từ bậc 4 trở lên; TOEIC 4 kỹ năng có điểm (Nghe đọc + Nói viết) đạt (440 + 240) trở lên; APTIS ESOL đạt B2 trở lên vào đối tượng xét tuyển phương thức 409 và 410.

- Bổ sung giải học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương đối với môn Lịch sử, Địa lí vào đối tượng xét tuyển phương thức 500.

Giáo dục

Bí thư Trung ương Đoàn Nguyễn Minh Triết: "Chuyển đổi số là cơ hội để thanh niên bứt phá, tạo ra giá trị mới"
Giáo dục

Bí thư Trung ương Đoàn Nguyễn Minh Triết: "Chuyển đổi số là cơ hội để thanh niên bứt phá, tạo ra giá trị mới"

Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam Nguyễn Minh Triết khẳng định, trong kỷ nguyên số, người sử dụng công nghệ đóng vai trò quan trọng không kém những người tạo ra công nghệ. Để chuyển đổi số thành công, cần có những công dân số với đầy đủ kỹ năng để học tập, làm việc, khởi nghiệp và sáng tạo trên môi trường số.

Trường đại học có vai trò quan trọng trong triển khai phong trào “Bình dân học vụ số”
Giáo dục

Trường đại học có vai trò quan trọng trong triển khai phong trào “Bình dân học vụ số”

PGS.TS Hà Minh Hoàng nhận định, các trường đại học có vai trò quan trọng trong triển khai phong trào “Bình dân học vụ số”, bởi trường đại học là nơi đào tạo tri thức, có thể tạo ra các nghiên cứu chuyên sâu về công nghệ cũng như trí tuệ nhân tạo, tạo ra sản phẩm giải quyết được các vấn đề của xã hội; từ đó giúp công nghệ tiếp cận gần hơn với nhiều người dân.

Đại học Phenikaa vào TOP 8 Giải thưởng Giáo dục châu Á THE Awards Asia 2025
Giáo dục

Đại học Phenikaa vào TOP 8 Giải thưởng Giáo dục châu Á THE Awards Asia 2025

Trong khuôn khổ “Hội nghị Thượng đỉnh các trường Đại học châu Á 2025” (THE Asia Universities Summit 2025) diễn ra từ ngày 22-24.4.2025 tại Macau, Đại học Phenikaa xuất sắc lọt TOP 8 giải thưởng THE Awards Asia 2025 - giải thưởng danh giá nhất khu vực châu Á dành cho các cơ sở giáo dục đại học của Times Higher Education (THE).

Hà Nội: Một lớp học đa số học sinh đều đạt chứng chỉ IELTS từ 7.0 và SAT từ 1400 trở lên
Giáo dục

Hà Nội: Một lớp học đa số học sinh đều đạt chứng chỉ IELTS từ 7.0 và SAT từ 1400 trở lên

Lớp 12A2, Trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội khiến nhiều người phải trầm trồ khi đa số học sinh đều đạt chứng chỉ tiếng Anh IELTS từ 7.0 trở lên và SAT từ 1400 trở lên. Trong đó, có nhiều em đạt cả 2 chứng chỉ với điểm gần tuyệt đối.

High School Help Kit: Hỗ trợ học sinh lớp 9 bước qua giai đoạn "vượt vũ môn"
Giáo dục

High School Help Kit: Hỗ trợ học sinh lớp 9 bước qua giai đoạn "vượt vũ môn"

High School Help Kit là dự án phi lợi nhuận được thành lập bởi một nhóm học sinh đến từ các trường THPT Chuyên trên địa bàn TP. Hà Nội, nhằm mục đích giúp đỡ phụ huynh và các em học sinh hiểu rõ hơn về kỳ thi chuyển cấp. Từ đó, giúp các em học sinh THCS xác định rõ mục tiêu và lựa chọn phương án ôn tập hiệu quả trên con đường chinh phục giấc mơ.

Đề xuất sinh viên nhóm ngành STEM được vay toàn bộ học phí và tiền sinh hoạt phí tối đa là 5 triệu đồng/tháng
Giáo dục

Đề xuất sinh viên nhóm ngành STEM được vay toàn bộ học phí và tiền sinh hoạt phí tối đa là 5 triệu đồng/tháng

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh học các ngành khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán. Dự thảo nêu rõ, mức vốn cho vay tối đa đối với 1 người học bao gồm toàn bộ tiền học phí phải đóng của người học và tiền sinh hoạt phí tối đa là 5 triệu đồng/tháng.

Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện việc sắp xếp, điều động, biệt phái nhà giáo (Ảnh: Quốc Việt)
Giáo dục

Giáo viên được hưởng chính sách mới về chế độ làm việc bắt đầu từ hôm nay 22.4

Giảm định mức cao nhất tới 8 tiết/tuần; chế độ nghỉ đối với giáo viên; quy định về thời gian thực dạy của giáo viên; quy định về số nhiệm vụ tối đa giáo viên được kiêm nhiệm là những nội dung tại Thông tư 05 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chính thức có hiệu lực từ hôm nay 22.4.

Đoàn đại biểu Cộng hoà Azerbaijan thăm Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội
Giáo dục

Đoàn đại biểu Cộng hoà Azerbaijan thăm Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội

Ngày 21.4, trong khuôn khổ tăng cường hợp tác nhân đạo, văn hóa và giáo dục giữa Cộng hòa Azerbaijan và Việt Nam, Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội đã đón tiếp đoàn đại biểu cấp cao do bà Leyla Aliyeva - Phó Chủ tịch Quỹ Heydar Aliyev dẫn đầu, trong chuyến thăm chính thức đầu tiên của bà tới Việt Nam.

Các kỹ năng giúp sinh viên không bị AI thay thế
Giáo dục

Các kỹ năng giúp sinh viên không bị AI thay thế

Theo chuyên gia, bước chân vào doanh nghiệp, sinh viên không nên sợ các thay đổi về công nghệ hay kinh tế, chính trị toàn cầu. Bởi trong cuộc đua với AI, các kỹ năng mà công cụ này khó thể thay thế con người là khả năng đưa ra quyết định, thấu cảm và truyền tải cảm xúc.

 “Tiếp lửa truyền thống – Sáng mãi niềm tin thống nhất” nơi tuổi trẻ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục

“Tiếp lửa truyền thống – Sáng mãi niềm tin thống nhất” nơi tuổi trẻ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Chiều 21.4, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức chương trình “Tiếp lửa truyền thống – Sáng mãi niềm tin thống nhất”, nhằm bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, khơi dậy niềm tự hào dân tộc, trách nhiệm của tuổi trẻ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay.