Những phần quà ý nghĩa mang Tết thiếu nhi trọn vẹn đến 50 trẻ em mồ côi do đại dịch Covid tại TP. Hồ Chí Minh

Hoàn cảnh đặc biệt khiến Tết thiếu nhi với 50 trẻ em mồ côi do đại dịch Covid chưa được trọn vẹn. Không chỉ tiếp nhận bảo trợ các em đến năm 18 tuổi, vừa qua công ty Tân Hiệp Phát đã đến tận nơi và trao tận tay những món quà trung thu ý nghĩa, giúp các em thêm vững tin hơn vào cuộc sống.

Những chiếc bánh trung thu và niềm vui hồn nhiên của trẻ thơ

Bé Phạm Thanh Bảo An ở phường 6 (quận 6) nay đã 11 tuổi nhưng vẫn đang học mẫu giáo. Từ lúc 5 tuổi, đôi mắt của Bảo An bị mờ dần, không còn nhìn thấy rõ. Mất đi thị lực, bé rơi vào hoảng loạn, rồi bị tâm thần. Việc học chữ trở thành con đường gian nan.

Trước đó, cũng không may như Bảo An, đến năm 10 tuổi, mắt của 2 anh chị là Bảo Hân và Bảo Phúc cũng từ từ mờ đi rồi mù hẳn.

1.jpg
Nhân viên Công ty Tân Hiệp Phát tặng quà Trung thu cho gia đình chị Lê Thị Thanh Hằng và bé Phạm Thanh Bảo An. Ảnh: Trần Khánh

Chị Lê Thị Thanh Hằng, là chỗ dựa cuối cùng của 3 đứa trẻ khi chồng chị qua đời vì dịch Covid-19 từ 3 năm trước.

Lúc còn đi học, Bảo Hân và Bảo Phúc đều là học sinh khá giỏi nhiều năm liền. Sau cái chết của cha, bao nhiêu mơ ước của các em cũng vụt tắt. 4 mẹ con rời phòng trọ, chuyển về sống chung với gia đình các cô bên nhà nội ở quận 6. Hơn 20 nhân khẩu tá túc trong căn nhà chật hẹp.

Vừa trông con vừa bán bịch xốp trước cửa nhà, mỗi ngày chị bán chừng vài ký, mỗi ký lời 5.000 đồng. Vì bệnh tật, chị Hằng dự định cho các bé lớn học nghề dành cho người khiếm thị.

Riêng bé Bảo An vẫn phải điều trị bệnh mỗi tháng. Bảo An may mắn được Công ty Tân Hiệp Phát nhận bảo trợ đến năm 18 tuổi trong chương trình Cùng con đi tiếp cuộc đời do Báo Thanh Niên khởi xướng. Chị Hằng kể, không chỉ Trung thu mà ngày Quốc tế thiếu nhi 1.6, và Tết Nguyên đán năm nào, nhân viên công ty cũng đến thăm hỏi, động viên.

Một mình nuôi con nhỏ đã cực, giờ chị phải chăm lo cho 3 đứa trẻ tật nguyền. “Một chiếc bánh nhỏ làm quà cũng làm các cháu vui lắm. Nếu không nhờ công ty và báo đồng hành hỗ trợ, suốt 3 năm qua và các năm tới, tôi không biết làm sao đủ sức để gắng gượng”, chị Hằng nói.

2.jpg
Gần 50 em nhỏ mồ côi do dịch Covid tại TP. Hồ Chí Minh đã được các cán bộ nhân viên Công ty Tân Hiệp Phát đến tận nhà thăm hỏi, tặng quà dịp Tết trung thu. Ảnh: Trần Khánh

Nhận hộp bánh Trung thu từ các nhân viên Công ty Tân Hiệp Phát đến tặng, em Ngô Nguyễn Tấn Đức ở quận 8 cẩn thận dâng lên bàn thờ mẹ. Đức kể, mẹ mất đã 3 năm sau dịch Covid-19. “Dịp lễ nào cô chú ở Tân Hiệp Phát đến tặng quà, em cũng dâng lên mẹ trước”, Đức nói đến giờ em vẫn không nguôi nhớ mẹ và dễ mủi lòng khi nhắc lại.

Đức đang học lớp 10. Học phí của em được Công ty Tân Hiệp Phát hỗ trợ từng tháng. Em xin ba giữ lại một phần để trang trải học phí, rồi góp cùng các chị chia sẻ sinh hoạt phí từng ngày.

Khó khăn là vậy nhưng nhìn những hình ảnh đợt bão lũ vừa qua ở miền Bắc, em không cầm được nước mắt vì bạn bè đồng trang lứa gặp khó khăn. Thương ba chạy xe vất vả, em không dám xin tiền.

“Đợt này nhận được quà của công ty, em sẽ đóng góp tiền để ủng hộ các bạn miền Bắc. “Lá rách ít đùm lá rách nhiều”, Đức tâm sự.

3.jpg
Nhân viên Công ty Tân Hiệp Phát tặng quà Trung thu cho em Ngô Nguyễn Tấn Đức ở Quận 8. TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: Trần Khánh

Ông Tài, ba của Đức, ngày trước làm thợ máy, thu nhập khá. Nhưng khi kinh doanh thua lỗ, nhà cửa không còn. Mấy cha con liên tục chuyển nhà trọ. Bị di chứng hậu Covid -19, sức khỏe giảm sút, giờ ông Tài chạy xe ôm công nghệ. Mỗi ngày ông kiếm được 100.000-200.000 đồng.

Ông Tài kể, khi có tiền sớm thì đóng học phí sớm, không có thì cứ hứa với cô giáo, rồi tìm cách xoay trở. Gia đình không có thêm phần hỗ trợ nào khác ngoài sự đồng hành của Tân Hiệp Phát.

Các cháu vẫn nhận đều phần hỗ trợ của công ty suốt từ dịch Covid -19 tới nay. “Sự ủng hộ vật chất cũng như tình cảm mà các cô chú trực tiếp mang đến mỗi dịp lễ tết tiếp thêm động lực lớn để các cháu nuôi ước mơ đến trường”, ông Tài nói.

Vợ chồng già chăm lo cho 3 cháu mồ côi

Rất nhiều phụ huynh hoặc người thân của các em nhỏ mồ côi do dịch Covid-19 trong chương trình “Cùng con đi tiếp cuộc đời” hiện là lao động phổ thông. Họ đều tuổi cao sức yếu, làm thuê hoặc chạy xe ôm rồi tranh thủ thời gian trông các bé.

Ông Hàng Hữu Nghĩa ở cư xá Phú Lâm D (quận 6) nay đã 69 tuổi. Gánh nặng mưu sinh vẫn đè trên vai khi người con gái duy nhất qua đời vì Covid-19, để lại 3 đứa con thơ cho vợ chồng ông nuôi dưỡng.

Bé lớn nhất Hàng Ngọc Thảo đang học lớp 7; bé Hàng Ngọc Xuân lớp 2; bé còn lại Hàng Quốc Hiếu thì mới vào lớp 1. Thương 3 đứa trẻ thiệt thòi không cha, lại mất luôn cả mẹ; điều ông Nghĩa lo nhất là sợ không đủ sức lực, tiền bạc để nuôi các cháu ăn học, trưởng thành.

4.jpg
Cháu Hàng Quốc Hiếu cùng ông Hàng Hữu Nghĩa vui mừng khi nhận quà Tết Trung thu từ Công ty Tân Hiệp Phát. Ảnh: Trần Khánh

Thỉnh thoảng có người thương, cho gạo hoặc chút tiền nhưng cũng không thấm vào đâu so với chi phí, cơm áo hàng ngày. Niềm an ủi làm chỗ dựa lớn nhất là khi các bé được quan tâm, bảo trợ. Trong đó, bé Hàng Ngọc Xuân và Hàng Quốc Hiếu được Tân Hiệp Phát nhận bảo trợ đến năm 18 tuổi.

Ông Nghĩa kể, mấy năm qua, cứ đều đặn hàng tháng đều có chị nhân viên của Tân Hiệp Phát tới thăm hỏi các cháu, chở đi ăn, đi chơi đây đó, và còn dạy các cháu học bài.

Rồi những các dịp như Tết âm lịch, Tết Thiếu nhi, Tết Trung thu lại có người của công ty đến thăm hỏi, tặng quà. Gia đình có thêm một cái tết Trung thu đoàn viên, ấm áp bên nhau.

“Các cháu và vợ chồng tôi vui lắm. Sự hỗ trợ cả vật chất, tinh thần giúp gia đình vượt qua những khó khăn tưởng như không thể trụ nổi trong cuộc sống; tiếp thêm động lực để 2 vợ chồng già nuôi dạy các cháu nên người”, ông Nghĩa kể.

Đại diện Tân Hiệp Phát cho biết, cán bộ nhân viên công ty thường xuyên đến thăm hỏi để động viên các em, cập nhật thông tin về sinh hoạt, học tập của các em để có những hỗ trợ kịp thời. Có đi như vậy mới thấy hết nỗ lực bền bỉ vươn lên của các bé cùng gia đình. “Sự đồng hành của công ty mong muốn góp thêm vào tinh thần “không gì là không thể”, để các em và gia đình vững tin vào tương lai tốt đẹp hơn trong suốt những năm sắp tới”, đại diện công ty Tân Hiệp Phát chia sẻ.

5.jpg
Đều đặn mỗi dịp lễ tết, nhân viên Công ty Tân Hiệp Phát vẫn đếm thăm hỏi, động viên tặng quà cho gia đình các cháu mồ côi sau dịch Covid-19. Ảnh: Trần Khánh

Dịp Trung thu năm nay, Công ty Tân Hiệp Phát tiếp tục phối hợp với Báo Thanh Niên triển khai hoạt động thăm và tặng quà cho gần 50 trẻ em mà đơn vị này đã nhận bảo trợ từ năm 2022 trong chương trình “Cùng con đi tiếp cuộc đời” nhằm hỗ trợ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em bị mồ côi sau dịch Covid-19 cho đến khi trẻ đủ 18 tuổi.

Mỗi phần quà Tết Trung thu bao gồm tiền mặt trị giá 500.000 đồng, 1 hộp bánh trung thu và 1 thùng sản phẩm sữa đậu nành Number 1 Soya Canxi giúp các em có thêm sức khoẻ và niềm vui đến trường.

Cũng trong tháng 9 này, Tân Hiệp Phát đang phối hợp cùng các tổ chức trên khắp các tỉnh thành từ Cà Mau tới tận Lạng Sơn, gửi trao hơn 50.000 bánh trung thu tổng giá trị hơn 900 triệu đồng cho các em thiếu nhi tại các khu vực khó khăn, vùng ảnh hưởng bởi bão lũ. Đơn vị sẽ trực tiếp trao tặng những phần bánh ý nghĩa đến trẻ em tại các mái ấm trên địa bàn tỉnh Bình Dương và TP. Hồ Chí Minh nhằm giúp các em có thêm niềm vui đón Tết Trung thu trọn vẹn.

Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Ổn định phúc lợi cho người lao động
Đời sống

Ổn định phúc lợi cho người lao động

Theo đánh giá của các ĐBQH, việc duy trì kinh phí công đoàn là một yếu tố quan trọng không chỉ giúp tổ chức công đoàn hoạt động hiệu quả mà còn bảo đảm nguồn lực để công đoàn khẳng định được trách nhiệm, vai trò của mình để tiếp tục chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý
Xã hội

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý

Mục tiêu chính của thuế tiêu thụ đặc biệt là điều chỉnh hành vi tiêu dùng, không phải tăng thu ngân sách. Đối với thuốc lá, đây là sản phẩm có hại cho sức khỏe, nhưng chính sách thuế cần có lộ trình phù hợp, phải khuyến khích thay đổi hành vi theo hướng lành mạnh hơn, thay vì tạo cơ hội cho việc sử dụng các sản phẩm thay thế không đảm bảo chất lượng, hay buôn lậu.

Đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh Điện Biên kiểm tra mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất trồng cây quế, sắn tại xã Nà Khoa, huyện Nậm Pồ
Đời sống

Thực hiện thông suốt, đồng bộ và hiệu quả

Chương trình giảm nghèo bền vững là 1 trong 3 chương trình mục tiêu quốc gia phản ánh rõ nét những chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Thời gian qua, tỉnh Điện Biên đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt trong lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện chương trình này một cách hiệu quả, góp phần giảm nghèo và nâng cao đời sống người dân.

Nhiều nguồn lực ủng hộ người dân trên địa bàn tỉnh Cà Mau xóa nhà dột, nhà tạm
Xã hội

Khẳng định vai trò tự quản của cộng đồng dân cư

Với chủ đề: "Xây dựng khu dân cư tự quản, đoàn kết, ấm no, hạnh phúc, lập thành tích chào mừng thành công Ðại hội Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam các cấp”, Ngày hội Ðại đoàn kết (ÐÐK) toàn dân tộc năm 2024, đang tác động tích cực nhiều mặt trong đời sống chính trị, xã hội, cũng như cổ vũ, động viên tinh thần của Nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Vun trồng "mầm xanh" - gieo những hy vọng
Xã hội

Vun trồng "mầm xanh" - gieo những hy vọng

Với những đóng góp không ngừng nghỉ, Agribank đã trở thành biểu tượng cho sự đồng hành giữa tài chính và cộng đồng. Hơn 4 vạn cán bộ, nhân viên Agribank đang ngày ngày gieo những "hạt mầm xanh" cho ngành giáo dục - những hạt giống sẽ lớn lên, trở thành nguồn lực cho sự phát triển bền vững của đất nước.

Phối hợp chặt chẽ bảo đảm sử dụng phù hợp quỹ bảo hiểm y tế
Xã hội

Phối hợp chặt chẽ bảo đảm sử dụng phù hợp quỹ bảo hiểm y tế

Nhằm bảo đảm nguồn quỹ bảo hiểm y tế (BHYT) được sử dụng phù hợp, kiểm soát gia tăng chi phí khám chữa bệnh BHYT, bảo đảm cân đối nguồn kinh phí, đồng thời bảo đảm quyền lợi của người tham gia, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Đồng Nai đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, trong đó chú trọng sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan BHXH với các cơ sở khám, chữa bệnh BHYT.

Tân Hiệp Phát và hành trình mang học bổng “Nâng bước tới trường” đến với học sinh miền núi khó khăn tại Quảng Nam
Xã hội

Tân Hiệp Phát và hành trình mang học bổng “Nâng bước tới trường” đến với học sinh miền núi khó khăn tại Quảng Nam

Tiếp nối thành công tại Hậu Giang, Bình Dương và Hà Nam, chương trình trao học bổng “Nối trọn yêu thương – Nâng bước tới trường” của Tân Hiệp Phát tiếp tục đến với 2 huyện miền núi khó khăn thuộc tỉnh Quảng Nam là Nam Trà My và Bắc Trà My. Hơn 200 suất học bổng cùng 2 bộ máy tính đã được đơn vị trao tận tay cho các em học sinh.