Những loại xét nghiệm nào không cần nhịn ăn?

Xét nghiệm nhóm máu, xét nghiệm công thức máu, xét nghiệm viêm gan... là một trong những loại xét nghiệm không cần nhịn ăn.

BS.CKII Trần Minh Thảo - Phó trưởng khoa Khám chữa bệnh theo yêu cầu, Bệnh viện Bạch Mai gợi ý những loại xét nghiệm nào không cần nhịn ăn như:

- Xét nghiệm nhóm máu - đây là xét nghiệm để xác định được mọi người thuộc nhóm máu nào. Các nhóm máu thường được quy định do gen di truyền và sẽ không thay đổi.

- Xét nghiệm công thức máu, việc ăn uống sẽ không ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm, do đó bạn không cần nhịn ăn trước khi lấy mẫu. Tuy nhiên, trong trường hợp mẫu máu cho các loại xét nghiệm sinh hóa, xét nghiệm miễn dịch,... hay một số xét nghiệm khác thì bắt buộc phải nhịn ăn từ 8 - 12 giờ để không làm sai lệch kết quả xét nghiệm.

- Xét nghiệm viêm gan A, B, C... 

- Xét nghiệm HIV và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như lậu, giang mai…  

- Tầm soát ung thư giúp xét nghiệm nhằm tìm ra dấu ấn ung thư như: hormone hay các protein đặc biệt.

- Xét nghiệm liên quan đến sản khoa như định lượng Beta hCG, tầm soát dị tật thai nhi. Trong đó, xét nghiệm NIPT - đây là phương pháp tầm soát dị tật thai nhi không xâm lấn và được nhiều mẹ bầu lựa chọn. Với xét nghiệm này, mẹ bầu có thể ăn uống đầy đủ trước khi xét nghiệm để tránh nguy cơ bị tụt huyết áp do đói.

- Xét nghiệm giun sán, đây là loại xét nghiệm mọi người không cần nhịn ăn trước khi xét nghiệm.

Những loại xét nghiệm nào không cần nhịn ăn ? -0
Xét nghiệm giun sán, đây là loại xét nghiệm mọi người không cần nhịn ăn trước khi xét nghiệm

Bên cạnh đó, các xét nghiệm nên nhịn ăn trước khi thực hiện bao gồm: Chức năng gan; chức năng thận; đường huyết; mỡ máu; định lượng sắt; xét nghiệm ngưng tập tiểu cầu.

Thời gian nhịn ăn tối thiểu nên từ 8– 12 tiếng. Bởi các chất dinh dưỡng từ sẽ chuyển hóa thành đường glucose, sau đó được cơ thể hấp thụ và chuyển đổi thành năng lượng. Lúc này, hàm lượng các thành phần trong máu sẽ thay đổi và làm sai lệch kết quả xét nghiệm.

Bác sĩ khuyến cáo, để đảm bảo kết quả chính xác đối với các xét nghiệm máu không cần nhịn ăn, mọi người nên tránh những loại đồ ăn có tính cay nóng, tránh sử dụng các chất kích thích làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

Tuy nhiên, có thể uống nước lọc trước khi xét nghiệm máu. Đồng thời, không nhai kẹo cao su và tập thể dục trước thời điểm lấy mẫu do sẽ đẩy nhanh quá trình tiêu hóa và có thể làm sai lệch kết quả.

Tư vấn

Nắng nóng kéo dài, cần chú ý các bệnh cho trẻ
Sức khỏe

Nắng nóng kéo dài, cần chú ý các bệnh cho trẻ

Những ngày gần đây, thời tiết các tình thành phía Nam trải qua thời điểm nắng nóng, gắt, môi trường biến đổi thất thường, là điều kiện cho vi khuẩn, siêu vi khuẩn… bùng phát tấn công trẻ nhỏ. Dưới đây là một số bệnh mà trẻ nhỏ thường gặp trong mùa hè mà Trưởng khoa Tâm lý - Bệnh viện Nhi đồng 1 thành phố Hồ Chí Minh Ths.BS Đinh Thạc lưu ý các bậc phụ huynh bảo vệ con.

Lưu ý khi đưa trẻ uống vaccine Rota
Sức khỏe

Lưu ý khi đưa trẻ uống vaccine Rota

Để đảm bảo vaccine phát huy tối đa hiệu quả và an toàn, cha mẹ và người chăm sóc trẻ cần chuẩn bị chu đáo và tuân thủ các hướng dẫn quan trọng sau đây của Bộ Y tế và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc - UNICEF Việt Nam

Cảnh báo những triệu chứng có nguy cơ bị ung thư phổi di căn não
Sức khỏe

Cảnh báo những triệu chứng có nguy cơ bị ung thư phổi di căn não

PGS.TS. Đồng Văn Hệ – Phó Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Giám đốc Trung tâm Phẫu thuật thần kinh cho biết, di căn não là biến chứng thường gặp ở nhiều loại ung thư nhưng đặc biệt phổ biến ở bệnh nhân ung thư phổi. Tuy nhiên, mọi người phải cẩn trọng để ý các triệu chứng để phát hiện căn bệnh này.

Áp lực học tập, nữ sinh 15 tuổi nhập viện cấp cứu vì thủng hành tá tràng
Sức khỏe

Áp lực học tập, nữ sinh 15 tuổi nhập viện cấp cứu vì thủng hành tá tràng

Thời gian gần đây, số ca bệnh lý tiêu hóa nguy hiểm có xu hướng gia tăng nhanh chóng, đặc biệt là các trường hợp viêm loét dạ dày – tá tràng dẫn đến thủng tạng rỗng. Đây là một cấp cứu ngoại khoa nguy hiểm, nếu không được xử lý kịp thời có thể gây nhiễm trùng, nhiễm độc ổ bụng, suy đa tạng… thậm chí tử vong.

Căn bệnh khiến diễn viên Quý Bình vĩnh biệt khán giả ở tuổi 42 nguy hiểm như thế nào?
Sức khỏe

Căn bệnh khiến diễn viên Quý Bình vĩnh biệt khán giả ở tuổi 42 nguy hiểm như thế nào?

Ngày 06.3, diễn viên NSƯT Quý Bình được nhiều đồng nghiệp xác nhận đã qua đời ở tuổi 42 sau thời gian dài điều trị bệnh ung thư não, để lại niềm tiếc thương vô hạn trong lòng gia đình, bạn bè và người hâm mộ. Hơn một năm qua, diễn viên sinh năm 1983 gần như ở ẩn để chữa bệnh tại nhà riêng…