Những ánh sao khuê

Những kỷ niệm sâu sắc về Chủ tịch Lê Quang Đạo

Nguyễn Túc - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Lần đầu tiên tôi được trực tiếp làm việc với anh Lê Quang Đạo là những tháng cuối năm 1982 và quý I.1983, khi Đảng đoàn Mặt trận được giao nhiệm vụ giúp Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa V) chuẩn bị Chỉ thị “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong giai đoạn mới”. Lúc đó, anh được Ban Bí thư phân công thay anh Xuân Thủy phụ trách công tác Dân vận - Mặt trận, còn tôi là thành viên của bộ phận soạn thảo Chỉ thị.

Những kỷ niệm sâu sắc về Chủ tịch Lê Quang Đạo -0
Chủ tịch Quốc hội Lê Quang Đạo phát biểu khai mạc Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa VIII (27.7.1991).  Nguồn: Ảnh tư liệu

Được sự chỉ đạo của anh và sự đóng góp quan trọng của các đồng chí Xuân Thủy, Hoàng Quốc Việt, Huỳnh Tấn Phát, sau 6 tháng làm việc khẩn trương, dự thảo lần thứ 3 được Ban Bí thư nhất trí thông qua vào ngày 18.4.1983. Đây là văn kiện đầu tiên của Đảng về công tác Mặt trận sau khi đất nước thống nhất và là cơ sở để căn cứ vào đó, MTTQ Việt Nam chuẩn bị Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II.

Kết thúc nhiệm kỳ Quốc hội khóa VIII - khóa mở đầu cho sự đổi mới về tổ chức và hoạt động của Quốc hội theo tinh thần Nghị quyết Đại hội VI Đảng Cộng sản Việt Nam, anh Lê Quang Đạo được Bộ Chính trị phân công chuyên trách Mặt trận với cương vị Bí thư Đảng đoàn và Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và từ tháng 8.1994, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, anh được cử làm Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cho đến cuối đời. Có lẽ, đây là lúc anh dành nhiều thời gian, tâm huyết và trí tuệ cho sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc và công tác Mặt trận.

Được sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Chính trị, với thời gian chưa đầy 7 năm, là người “đứng mũi, chịu sào”, anh đã dốc sức cùng Đảng đoàn và Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Ban Dân vận Trung ương làm được nhiều việc quan trọng, tạo nền tảng cho bước phát triển mới của sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc và Mặt trận Dân tộc Thống nhất, như: giúp Bộ Chính trị xây dựng Nghị quyết 07 ngày 17.11.1993 về đại đoàn kết dân tộc và tăng cường Mặt trận Dân tộc Thống nhất; giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội xây dựng Luật Quốc tịch, và Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Tôi nhớ kỷ niệm khi cùng anh soạn thảo Nghị quyết 07 của Bộ Chính trị.

Ngay từ lúc còn làm Chủ tịch Quốc hội, đồng thời là Bí thư Đảng đoàn Mặt trận, anh đã nhiều lần trao đổi với anh em chúng tôi về sự cần thiết phải có một Nghị quyết chuyên đề của Đảng về đại đoàn kết dân tộc và Mặt trận Dân tộc Thống nhất, nhằm cụ thể hóa Cương lĩnh 1991 của Đảng và Hiến pháp 1992, trong đó, thể hiện cho được tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc trong giai đoạn mới của cách mạng.

Theo anh, trong cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ” hiện nay, muốn đổi mới công tác Mặt trận, trước hết phải đổi mới nhận thức về sự lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc và Mặt trận Dân tộc Thống nhất. Vì đổi mới sự lãnh đạo của Đảng là xuất phát điểm, là yếu tố quyết định để đổi mới chính sách, tổ chức và phương thức hoạt động của Mặt trận.

Vì tính chất quan trọng của vấn đề mà anh từng “ấp ủ”, nên khi về Mặt trận, việc đầu tiên anh đưa ra bàn trong Hội nghị Đảng đoàn và Ban Thư ký là làm Tờ trình Bộ Chính trị cho phép Đảng đoàn và Ban Dân vận Trung ương soạn thảo Nghị quyết trên. Được sự chấp thuận của Bộ Chính trị, với sự lãnh đạo trực tiếp của đồng chí Vũ Oanh - lúc đó là Ủy viên Bộ Chính trị và đồng chí Trương Mỹ Hoa - Bí thư Trung ương Đảng (khóa VII), Đảng đoàn thành lập Tổ soạn thảo Nghị quyết và phân công anh Lê Quang Đạo phụ trách, tôi giúp anh chấp bút.

Kế hoạch làm việc của Tổ được anh xây dựng hết sức cụ thể và chi tiết. Song song với việc tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 17 của Ban Bí thư Trung ương Đảng “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với MTTQ Việt Nam trong giai đoạn mới", Tổ soạn thảo đặc biệt coi trọng công tác tổng kết thực tiễn và tranh thủ ý kiến của các đồng chí phụ trách Đảng đoàn, các tổ chức thành viên của Mặt trận, các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư các khóa trước, các đồng chí lão thành trong công tác Dân vận - Mặt trận qua các thời kỳ cách mạng, các đồng chí cán bộ Mặt trận có lý luận và khả năng tổng kết thực tiễn nay đã về hưu, các nhân sĩ, trí thức, người Việt Nam định cư ở nước ngoài...

Những kỷ niệm sâu sắc về Chủ tịch Lê Quang Đạo -0
Chủ tịch Quốc hội Lê Quang Đạo phát biểu khai mạc Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa VIII (14.6.1990). Nguồn: Ảnh tư liệu

Đọc lại cuốn sổ tay mà tôi ghi chép ý kiến của từng người trong các cuộc họp, gặp gỡ lúc đó, mới thấy hết sức công phu: trên 70 người, trong đó có các đồng chí: Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Đỗ Mười, Võ Chí Công, Tố Hữu, Nguyễn Cơ Thạch, Nguyễn Đức Tâm, Hoàng Tùng, Trần Quang Huy, Hai Văn (tức Phan Văn Đáng), Mười Hương, Vũ Kỳ (thư ký riêng của Bác Hồ), Trần Bạch Đằng...

Trong quá trình làm việc, tôi khâm phục sự lịch lãm, cách ứng xử tinh tế và những câu chuyện vui, dí dỏm nhưng đầy hàm ý của anh. Tôi xin kể lại vài câu chuyện.

Trước khi đến gặp anh Hoàng Tùng và anh Trần Quang Huy, anh Đạo dặn tôi:

- Đến gặp hai ông này, các ông ý có hỏi gì cứ để mình trả lời, Túc đừng tham gia nhé. Mình sẽ giải thích sau.

Chúng tôi đến gặp anh Trần Quang Huy trước. Câu đầu tiên anh Huy hỏi là:

- Ông đã lấy ý kiến của ai rồi?

- Người đầu tiên tôi đến xin ý kiến là ông. Anh Đạo đáp lời.

Anh Huy tỏ ra rất hồ hởi và đi thẳng vào việc. Anh nói:

- Đây là ý kiến của Trần Quang Huy đóng góp chân thành cho Lê Quang Đạo với tư cách là những người bạn cố tri không chỉ trong hoạt động bí mật, trong chiến đấu, mà ngay trong lĩnh vực tư tưởng và lý luận, chứ không phải là Chỉ thị của Ban Bí thư đâu nhé.

Hôm đến gặp anh Hoàng Tùng, "điệp khúc" trên lại được lặp lại. Anh Đạo trả lời luôn:

- Chúng mình mới xin ý kiến lãnh đạo các tổ chức thành viên của Mặt trận. Hôm nay, đến xin ý kiến ông trước khi xin ý kiến các anh lớn.

Sau buổi gặp gỡ đó, anh giải thích cho tôi: Mỗi người chúng ta một tính, một nết, tài càng cao, cá tính càng mạnh. Để được việc, ta cố thực hiện cho được phương châm, không nên động vào những điều mà người khác không thích. Mình chỉ nói thế để Túc tự hiểu.

Một hôm, anh Đạo bảo: Chúng ta cần tìm hiểu thêm về đại đoàn kết trong cuộc sống đời thường của Bác Hồ. Thế là hai anh em cùng đồng chí Hà Ngọc Lân (người phụ trách máy ghi âm) đến gặp đồng chí Vũ Kỳ - Thư ký của Bác.

Anh Lê Quang Đạo với anh Vũ Kỳ vốn là những người bạn thân thiết. Gặp gỡ nhau, bao nhiêu chuyện cũ được nhắc lại, trong đó có chuyện anh Vũ Kỳ hỏi anh Lê Quang Đạo:

- Anh có nhớ Bác nói gì về anh và tôi khi Bác từ trên nhà sàn đi xuống?

- Mình được Bác gọi đến làm việc nhiều lần, mình không nhớ Bác nói lần nào?

- Lần Bác cười và nhận xét: Hai chú thấp ngang nhau. Anh Vũ Kỳ đáp.

- Ông nhầm rồi. Bác cười và nói: "Hai chú cao bằng nhau" và sau đó, ông còn nói thêm: Thưa Bác, đồng chí Đạo là Thiếu tướng, cao hơn tôi nhiều. Bác rất vui và quay về phía ông nói: "Chú không thua đâu, chú là Thừa tướng đấy".

Làm việc hết buổi sáng, buổi trưa đó đồng chí Vũ Kỳ mời cơm hai anh em chúng tôi với mấy ly rượu thuốc ngâm. Nâng cốc rượu, anh Lê Quang Đạo nói luôn: Hôm nay, mình rất vui được đến làm việc với ông. Xin chúc mừng ông mà cũng là tự chúc mừng mình là đã góp phần đào tạo ông trở thành Thư ký riêng suốt đời của Bác Hồ.

Những kỷ niệm sâu sắc về Chủ tịch Lê Quang Đạo -0
Chủ tịch Quốc hội Lê Quang Đạo tại Quốc hội Khóa VIII năm 1987. Nguồn: Ảnh tư liệu

Anh Vũ Kỳ xúc động kể lại: Đầu năm 1940, anh Lê Quang Đạo giới thiệu anh Vũ Kỳ vào Đoàn Thanh niên Phản đế, rồi sau đó lại giới thiệu đi học lớp quân sự ở Trung Quốc. Cũng chính anh Đạo lại về Hà Đông đón anh Vũ Kỳ đi làm Thư ký riêng của Bác cho đến lúc Bác đi xa.

Trước khi trình Bộ Chính trị lần cuối cùng, anh Lê Quang Đạo có buổi làm việc buổi tối tại nhà anh Vũ Oanh (lúc đó còn ở tầng 2 số 8 Ngọc Hà, Hà Nội). Làm việc xong, tuy đã khuya, anh Oanh mời anh Đạo ở lại để hỏi thêm một số việc có liên quan đến lịch sử hoạt động, như: ngày, tháng vào Đảng, thời gian mở lớp tập huấn đầu tiên tại quê nhà anh Oanh... Vì lúc đó, theo anh Oanh, anh Lê Quang Đạo là Ủy viên Thường trực Xứ ủy Bắc Kỳ, Bí thư Ban Cán sự Đảng Hà Nội, người trực tiếp mở lớp huấn luyện tại nhà anh Oanh và anh Oanh là một học viên của lớp đó.

Qua những người tôi được tiếp xúc, được nghe kể về cuộc đời và sự nghiệp của anh Lê Quang Đạo, tôi thấm thía lời phát biểu của Tổng Bí thư Đỗ Mười đánh giá đồng chí Lê Quang Đạo khi tiếp đồng chí U-đôm-Khát-ti-nha, Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Nhân dân Cách mạng Lào - Chủ tịch Mặt trận Lào Xây dựng đất nước: "Đồng chí Quang Đạo là lão thành cách mạng, là nhà lý luận của Đảng chúng tôi đó".

Qua những năm tháng được làm việc với anh, nhất là được cùng anh chuẩn bị dự thảo Nghị quyết trên, tôi càng hiểu sâu sắc về anh. Tôi khâm phục sự hiểu biết uyên thâm trên nhiều lĩnh vực cũng như tài tổng hợp, phân tích, dự đoán tình hình và đề xuất vấn đề của anh. Đặc biệt, chúng tôi kính trọng và mến mộ đức độ của anh, một con người kính trên, nhường dưới, hết lòng vì nước, vì dân, vì anh em, đồng chí, đồng đội.

Ngày 17.11.1993, Nghị quyết 07 của Bộ Chính trị "Về đại đoàn kết dân tộc và tăng cường Mặt trận Dân tộc Thống nhất" ra đời đã tạo ra một không khí hòa hợp, gắn kết các tầng lớp nhân dân, các dân tộc, các tôn giáo và người Việt Nam ở nước ngoài. Góp phần quan trọng để đoàn kết mọi người Việt Nam thành một khối thông nhất, tạo ra sức mạnh và động lực mới trong sự nghiệp "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".

Diễn đàn Quốc hội

Quốc hội thảo luận về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam
Diễn đàn Quốc hội

Sẽ tạo bước đột phá trong phát triển hạ tầng giao thông

Thảo luận tại Hội trường về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, các đại biểu Quốc hội nhất trí với sự cần thiết đầu tư dự án để thể chế hóa chủ trương của Đảng, tạo bước đột phá trong phát triển, hiện đại hóa kết cấu hạ tầng giao thông. Đồng thời, tin tưởng, với sự huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị, dự án sẽ sớm được hiện thực hoá thành công, phát huy hiệu quả, đóng góp tích cực cho sự phát triển của đất nước cả trước mắt và tương lai lâu dài.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp
Quốc hội và Cử tri

Nhanh chóng giải quyết khó khăn về đời sống nhà giáo

Cho ý kiến về dự thảo Luật Nhà giáo, nhiều đại biểu cho rằng, việc quy định tiền lương nhà giáo ở cơ sở giáo dục công lập được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp sẽ giải quyết được những khó khăn về đời sống của nhà giáo. Đồng thời, khuyến khích thu hút nguồn nhân lực và những người giỏi tham gia vào ngành sư phạm nhiều hơn, giúp ngành giáo dục ngày càng bảo đảm về số lượng và tốt về chất lượng.

ĐBQH Đào Chí Nghĩa (Cần Thơ)
Diễn đàn Quốc hội

Thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới

Từ thực tiễn nắm bắt các ý kiến, kiến nghị của cử tri và hoạt động giám sát tại địa phương, cơ sở, tham gia thảo luận tại Hội trường về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị, bên cạnh việc ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống, thì Chính phủ cần thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới, có chính sách cụ thể phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, kinh tế số, kinh tế chia sẻ, chuyển đổi xanh… Đây là những động lực quan trọng để đưa đất nước vững vàng tiến bước trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan trả lời chất vấn
Diễn đàn Quốc hội

Có giải pháp chấn chỉnh kịp thời các vi phạm

Trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội (ĐBQH) về quản lý thực phẩm chức năng tại Kỳ họp thứ Tám, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, vướng mắc nhất hiện nay là những vấn đề liên quan đến quảng cáo trên mạng internet và mạng xã hội. Trong đó, có những trang mạng đặt tại nước ngoài nên rất khó xử lý.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên thảo luận
Diễn đàn Quốc hội

Bảo đảm điều kiện tiếp cận, sử dụng đất và nguồn lực khác công bằng, hiệu quả

Với những hạn chế, khó khăn, vướng mắc đã được nhận diện, Đoàn giám sát của Quốc hội về "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023" đề nghị, Chính phủ tiếp tục rà soát, hoàn thiện các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành bảo đảm thực sự khắc phục tồn tại, hạn chế đã chỉ ra, bao gồm cả các văn bản mới ban hành, bảo đảm điều kiện tiếp cận, sử dụng đất và các nguồn lực khác công bằng, công khai, hiệu quả.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải
Diễn đàn Quốc hội

Giao Chính phủ hướng dẫn mức hỗ trợ kinh phí của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản

Theo dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản, căn cứ vào tình hình thực tiễn, HĐND cấp tỉnh quyết định mức hỗ trợ kinh phí của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản để đầu tư nâng cấp, duy tu, xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình bảo vệ môi trường trên địa bàn. Tại Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, một số ý kiến cho rằng, quy định này còn tùy nghi, mỗi địa phương quyết định mức hỗ trợ khác nhau. Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị giao Chính phủ hướng dẫn, để có nguyên tắc xác định trình tự, thủ tục, hồ sơ, ngân sách, điều tiết ngân sách hoặc hạch toán sử dụng nguồn thu thống nhất.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp
Quốc hội và Cử tri

Bảo đảm linh hoạt trong quản lý, điều hành và đáp ứng được yêu cầu thực tiễn

Cho ý kiến về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế tại Phiên họp thứ 39, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh, dự thảo Luật có phạm vi tác động rộng, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích của người dân, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Quỹ Bảo hiểm y tế và ngân sách nhà nước, do đó, cần rà soát kỹ lưỡng, nhất là về thủ tục hành chính để bảo đảm linh hoạt trong quản lý, điều hành và đáp ứng được yêu cầu thực tiễn.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi)
Diễn đàn Quốc hội

Cần lấy ý kiến đại biểu Quốc hội về việc có áp thuế VAT với phân bón hay không

Trên cơ sở tiếp thu các ý kiến đóng góp tại phiên thảo luận ở hội trường và quá trình làm việc giữa cơ quan thẩm tra với cơ quan chủ trì soạn thảo cho thấy, trong dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) còn một số nội dung có ý kiến khác nhau. Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, các cơ quan phối hợp xây dựng phương án cụ thể, đưa ra lấy ý kiến đại biểu Quốc hội, bảo đảm khách quan, nêu rõ căn cứ, các ưu điểm và nhược điểm của từng phương án.

Có các giải pháp đột phá biến cam kết thành hiện thực
Quốc hội và Cử tri

Có các giải pháp đột phá biến cam kết thành hiện thực

Nhìn lại phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, ĐBQH THÁI THỊ AN CHUNG (Nghệ An) cho rằng, phiên họp diễn ra sôi nổi, ngày càng đổi mới và đi vào thực chất. Đại biểu kỳ vọng, các "tư lệnh" ngành sẽ thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, có các giải pháp đột phá, căn cơ hơn để biến những cam kết, lời hứa trên nghị trường thành hiện thực.

toàn cảnh phiên họp
Diễn đàn Quốc hội

Có cơ chế đặc thù trong phân bổ ngân sách cho địa phương khó khăn, có tính chất phức tạp về ma túy

Để bảo đảm hiệu quả nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030, tại phiên thảo luận chiều 13.11, đại biểu Quốc hội đề nghị, Chính phủ cân nhắc cơ chế đặc thù trong phân bổ ngân sách cho các địa phương khó khăn, có tính chất phức tạp về ma túy và xem xét khả năng huy động thêm các nguồn lực hợp pháp khác để tham gia thực hiện chương trình.

ĐBQH Nguyễn Phương Tuấn (Kiên Giang)
Quốc hội và Cử tri

Đánh giá kỹ hiệu quả tài chính, chuẩn bị phương án, nguồn lực thực hiện

Thảo luận tại tổ về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, đa số các đại biểu Quốc hội nhất trí đầu tư Dự án, song cũng đề nghị Chính phủ cần rà soát kỹ lưỡng để đánh giá đúng thực tế hiệu quả tài chính, chuẩn bị các phương án, nguồn lực để bảo đảm thực hiện dự án hiệu quả, đúng tiến độ.

Phiên chất vấn đã thành công tốt đẹp với nhiều cam kết mạnh mẽ trong công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành
Quốc hội và Cử tri

Phiên chất vấn đã thành công tốt đẹp với nhiều cam kết mạnh mẽ trong công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành

Đánh giá về phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ Tám, các đại biểu Quốc hội cho rằng, phiên chất vấn đã thành công tốt đẹp, Chủ tịch Quốc hội điều hành chất vấn chắc chắn, linh hoạt và hiệu quả; đại biểu chất vấn sắc sảo, truyền tải nhiều nội dung đang được cử tri và Nhân dân quan tâm; các bộ trưởng, trưởng ngành đưa ra nhiều cam kết mạnh mẽ trong công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành trong lĩnh vực được giao phụ trách.

Giải trình, phản biện công khai để Nhân dân nắm rõ
Quốc hội và Cử tri

Giải trình, phản biện công khai để Nhân dân nắm rõ

Nguyễn Vân Hậu

Nội dung chất vấn đầu tiên tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV thuộc lĩnh vực ngân hàng là 1 trong 3 nhóm vấn đề cử tri và Nhân dân quan tâm nhiều nhất. Theo dõi phiên họp được truyền hình trực tiếp, cử tri và Nhân dân quan tâm đến sự minh bạch trong giao dịch của thị trường vàng giống như minh bạch giao dịch tỷ giá ngoại tệ; giải trình, phản biện công khai để Nhân dân nắm rõ lý do vì sao Ngân hàng Nhà nước không lập sàn vàng, vì sao chỉ bán vàng mà không mua... như ý kiến của nhiều đại biểu Quốc hội đã chất vấn.

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan minh họa cho "sức hấp dẫn" của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng thông qua hình ảnh một sản phẩm thuốc lá điện tử tại Phiên chất vấn
Quốc hội và Cử tri

Ngắn gọn, nhất quán, rõ quan điểm, rõ giải pháp

Công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá, chất kích thích, cụ thể là thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng là một trong những nội dung làm nóng nghị trường ngay từ chất vấn đầu tiên đối với nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực y tế. Đây cũng là vấn đề đang được dư luận, cử tri và Nhân dân rất quan tâm, theo dõi và mong chờ câu trả lời dứt khoát: Nên cấm hay cho phép lưu hành thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng?