Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác HĐND các tỉnh, TP năm 2023 và triển khai kế hoạch công tác năm 2024:

Những kinh nghiệm hay, bài học quý tại kỳ họp Quốc hội đã được Nghệ An nghiên cứu, áp dụng

Trong tham luận tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác HĐND các tỉnh, thành phố năm 2023 và triển khai kế hoạch công tác năm 2024, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An Thái Thị An Chung nêu rõ, tiếp thu tinh thần đổi mới của Quốc hội, công tác chuẩn bị các kỳ họp của Thường trực HĐND tỉnh được tiến hành theo phương châm “từ sớm, từ xa”. Những kinh nghiệm hay, bài học quý tại kỳ họp Quốc hội đã được Đoàn ĐBQH tỉnh thông tin, trao đổi với Thường trực HĐND tỉnh để nghiên cứu, áp dụng.

Tiến hành 18 kỳ họp để giải quyết các công việc quan trọng, cấp bách

Theo Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An Thái Thị An Chung, cùng là cơ quan dân cử đại diện cho ý chí, nguyện vọng, quyền làm chủ của cử tri tỉnh Nghệ An, với chức năng, nhiệm vụ có tính chất tương đồng, Đoàn ĐBQH và Thường trực HĐND tỉnh Nghệ An có nhiều thuận lợi trong phối hợp hoạt động. Đặc biệt, từ đầu nhiệm kỳ 2021 - 2026 đến nay, yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội và HĐND các cấp đòi hỏi cả hai bên phải tăng cường phối hợp chặt chẽ hơn nữa để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Xác định rõ tầm quan trọng của công tác phối hợp, Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An cho biết, ngay từ đầu nhiệm kỳ 2021-2026, Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An đã chủ động đề xuất với Thường trực HĐND, Ủy ban MTTQ tỉnh xây dựng và thống nhất ban hành Quy chế phối hợp công tác giữa Đoàn ĐBQH, Thường trực HĐND, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh. Trong Quy chế này xác định rõ nguyên tắc phối hợp, nội dung phối hợp và hàng năm đều tổ chức kiểm điểm, đánh giá việc thực hiện Quy chế. Năm 2024, để nâng tầm quan hệ phối hợp giữa các cơ quan có vị trí quan trọng trong hệ thống chính trị của tỉnh và thể hiện sự thống nhất, quyết tâm cao thực hiện các nhiệm vụ của tỉnh, bốn cơ quan gồm Đoàn ĐBQH, Thường trực HĐND tỉnh, UBND tỉnh, Ủy ban MTTQ tỉnh Nghệ An đã thống nhất ký kết Quy chế phối hợp 4 bên.

Dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An, trong thời gian qua, Đoàn ĐBQH và Thường trực HĐND tỉnh Nghệ An đã phối hợp chặt chẽ trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, góp phần vào hiệu quả hoạt động của mỗi bên, nổi bật trên các nội dung sau:

Thứ nhất, phối hợp trong công tác chuẩn bị các kỳ họp. Trước các kỳ họp thường lệ của Quốc hội, căn cứ vào dự kiến nội dung kỳ họp, Đoàn ĐBQH tỉnh chủ trì làm việc với Thường trực HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh để trao đổi, nắm bắt tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh; những bất cập, vướng mắc trong thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh và kiến nghị đề xuất tới Quốc hội và các bộ, ngành Trung ương. Đoàn ĐBQH xem đây là một cuộc tiếp xúc cử tri và các ý kiến, kiến nghị tại cuộc làm việc này được Đoàn đưa vào Báo cáo tổng hợp kiến nghị cử tri gửi tới Ủy ban Thường vụ Quốc hội và gửi các ĐBQH để trao đổi, phát biểu tại kỳ họp.

Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, HĐND tỉnh Nghệ An đã tiến hành 18 kỳ họp, trong đó có 11 kỳ họp chuyên đề để giải quyết các công việc quan trọng, cấp bách của tỉnh. Tiếp thu tinh thần đổi mới của Quốc hội, công tác chuẩn bị các kỳ họp của Thường trực HĐND tỉnh được tiến hành theo phương châm “từ sớm, từ xa” và được chuẩn bị một cách chu đáo, kỹ lưỡng, đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật. Những kinh nghiệm hay, những bài học quý tại kỳ họp Quốc hội đã được Đoàn ĐBQH tỉnh thông tin, trao đổi với Thường trực HĐND tỉnh để nghiên cứu, áp dụng.

Thứ hai, phối hợp trong công tác xây dựng pháp luật. Trước mỗi kỳ họp Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội tổ chức các hội nghị lấy ý kiến góp ý vào các dự án luật mời Thường trực HĐND tỉnh, các Ban HĐND tỉnh tham dự. Đối với những dự án Luật có phạm vi, đối tượng rộng, liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người dân, cần phải lấy ý kiến rộng rãi, Đoàn ĐBQH phối hợp chặt chẽ với Thường trực HĐND tỉnh xây dựng kế hoạch, tố chức triển khai lấy ý kiến; sau đó, tổng hợp, thống nhất nội dung cần kiến nghị sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp. Ví dụ tiêu biểu là hoạt động phối hợp lấy ý kiến góp ý vào Luật Đất đai (sửa đổi).

Để chuẩn bị các kỳ họp HĐND tỉnh, Thường trực, các Ban HĐND tỉnh mời Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tham gia các cuộc họp thẩm tra của Thường trực, các Ban HĐND tỉnh. Tại các cuộc thẩm tra, Đoàn ĐBQH cử đại diện tham dự, nghiên cứu và đóng góp ý kiến.

Phối hợp tổ chức giám sát, khảo sát để nắm bắt thông tin

Thứ ba, phối hợp trong hoạt động giám sát. Ngay từ đầu năm, sau khi có chương trình giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Đoàn ĐBQH đã xây dựng chương trình giám sát của Đoàn, trong đó xác định rõ nội dung, chuyên đề giám sát. Ngay từ đầu năm, Thường trực và Đoàn ĐBQH tỉnh thống nhất điều hòa hoạt động giám sát của Đoàn ĐBQH, Thường trực HĐND, các Ban HĐND tỉnh để tránh trùng lặp về nội dung và phân bố hợp lý về thời gian, địa điểm giám sát. Khi triển khai các cuộc giám sát chuyên đề của Quốc hội, UBTVQH và Đoàn ĐBQH đều mời Thường trực HĐND và Ban có liên quan của HĐND tham gia đoàn giám sát, ngược lại, khi triển khai giám sát của HĐND, Thường trực HĐND tỉnh thì Đoàn ĐBQH cùng được mời tham gia đoàn giám sát.

Thứ tư, phối hợp trong công tác tiếp xúc cử tri. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Đoàn ĐBQH và Thường trực HĐND tỉnh đã phối hợp tổ chức tiếp xúc cử tri hai cấp (thông thường là tiếp xúc cử tri sau kỳ họp Quốc hội và trước kỳ họp HĐND tỉnh) tại một số điểm tiếp xúc cử tri, qua đó, giúp đại biểu lắng nghe, nắm bắt rõ hơn tâm tư, nguyện vọng của cử tri và theo dõi sát sao hơn việc giải quyết theo từng cấp có thẩm quyền, đồng thời giảm tải công tác chuẩn bị cho cơ sở.

Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An nhấn mạnh, Đoàn ĐBQH và Thường trực thường xuyên chỉ đạo Văn phòng theo dõi việc giải quyết kiến nghị cử tri. Đối với những vấn đề nổi cộm, bức xúc, cử tri kiến nghị nhiều lần chưa được giải quyết hoặc giải quyết chưa thấu đáo, Đoàn đại biểu Quốc hội và Thường trực HĐND tỉnh phối hợp tổ chức giám sát, khảo sát để nắm bắt thông tin, làm việc với UBND tỉnh để xác định rõ trách nhiệm và thẩm quyền giải quyết. Chính vì vậy, một số kiến nghị bức xúc của cử tri kéo dài nhiều năm đến nay đã được quan tâm giải quyết như kiến nghị yêu cầu bồi thường giải phóng mặt bằng Quốc lộ 1A đoạn qua Nghệ An, hoàn trả lưới điện hạ áp nông thôn, triển khai dự án Hồ chứa nước Bản Mồng…

Thứ năm, phối hợp trong các việc tiếp nhận, xử lý đơn thư của công dân. Có khá nhiều đơn thư của công dân cùng gửi tới Đoàn ĐBQH và Thường trực HĐND tỉnh. Để tránh việc trùng lặp trong xử lý đơn, Đoàn ĐBQH và Thường trực HĐND tỉnh chỉ đạo Văn phòng khi cơ quan này chuyển đơn đồng thời gửi cho cơ quan kia để biết và khi tiếp nhận kết quả xử lý thì cũng chuyển cho các cơ quan, bộ phận để nắm thông tin. Hiện nay Thường trực HĐND tỉnh chủ trì, phối hợp với Đoàn ĐBQH tỉnh đang chỉ đạo Văn phòng nghiên cứu, xây dựng phần mềm theo dõi, xử lý đơn thư của công dân.

Hội đồng nhân dân

Làm “nóng” những vấn đề người dân cần nhất
Diễn đàn

Làm “nóng” những vấn đề người dân cần nhất

Nguyễn Công Huấn - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Quảng Bình

Để đáp ứng ngày càng tốt hơn kỳ vọng của cử tri và Nhân dân, kỳ họp HĐND tỉnh không chỉ là một cuộc gặp gỡ định kỳ. Đó phải là nơi cái “nóng” của đời sống xã hội được đặt lên bàn nghị sự, nơi từng câu hỏi truy đến cùng trách nhiệm, từng nghị quyết không chỉ hợp lý mà phải hợp lòng dân. Muốn vậy, cần một cuộc làm mới từ gốc: cách tổ chức kỳ họp, vai trò đại biểu, chất lượng thảo luận, cho đến cách thông tin được truyền tải đến cử tri.

Xây dựng chính quyền cơ sở xứng tầm thời đại
Diễn đàn

Xây dựng chính quyền cơ sở xứng tầm thời đại

Tổ chức chính quyền hai cấp, sát nhập chính quyền cơ sở là nhiệm vụ đã chín muồi và cấp thiết. Nhưng quy mô, mức độ chính quyền cơ sở cần phù hợp với tình hình thực tế và khả năng quản trị, điều hành của đội ngũ cán bộ khi bước vào guồng máy mới. Điều quan trọng, đừng bỏ phí dân tài, lựa chọn được đội ngũ cán bộ có phẩm chất, năng động, sáng tạo, có khả năng tiếp cận công nghệ thông tin để tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn mới và thực sự được cử tri và Nhân dân tin tưởng trao gửi quyền hạn.

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Hà Nội Phùng Thị Hồng Hà phát biểu kết luận
Diễn đàn

Xử lý dứt điểm các kết luận thanh tra, kiểm toán trong lĩnh vực tài chính

Làm việc với Sở Tài chính về công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo và thực hiện các kết luận thanh tra, kiểm toán, Đoàn giám sát HĐND thành phố Hà Nội đã ghi nhận những nỗ lực đáng kể của Sở Tài chính trong việc triển khai các nhiệm vụ được giao. Từ những kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế được chỉ rõ, Đoàn giám sát đề nghị, Sở tiếp tục đẩy mạnh công tác giải quyết dứt điểm các kết luận thanh tra, kiểm toán đã được đưa ra. Qua đó, bảo đảm tối đa quyền lợi chính đáng của người dân; nâng cao hiệu quả quản lý tài chính, góp phần vào sự phát triển bền vững của Thủ đô.

Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tràng An Trần Thị Bích Liên giới thiệu với đoàn giám sát về mô hình giáo dục chất lượng cao của nhà trường
Chuyển động

Tạo cạnh tranh tích cực đối với các mô hình trường, lớp ngoài công lập

Giám sát việc thực hiện mô hình giáo dục chất lượng cao tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND thành phố Hà Nội đánh giá, chất lượng đào tạo của các cơ sở giáo dục chất lượng cao trên địa bàn ngày càng đáp ứng được các yêu cầu thực tiễn đặt ra. Bước đầu đã tạo được sự cạnh tranh tích cực đối với các mô hình trường, lớp ngoài công lập.

Ban Kinh tế - Xã hội, HĐND thị xã Quảng Yên khảo sát khu vực nuôi trồng thủy sản của các hộ dân và đánh giá tình hình triển khai mô hình nuôi lồng bè.
Địa phương

Nghiên cứu các mô hình nuôi trồng thủy sản thích ứng với biến đổi khí hậu

Trong cuộc khảo sát được tổ chức mới đây, Ban Kinh tế - Xã hội HĐND thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) đã trực tiếp kiểm tra các khu vực nuôi trồng thủy sản tại xã Hoàng Tân và Liên Hòa; ghi nhận nhiều ý kiến đề xuất về việc tăng cường hỗ trợ tài chính cho các hộ dân bị thiệt hại do thiên tai, giúp họ nhanh chóng khôi phục sản xuất. Đồng thời, xây dựng các mô hình nuôi trồng thủy sản thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm thiểu rủi ro do thiên tai gây ra…

Thông suốt thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp
Diễn đàn

Thông suốt thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp

Kỳ họp thứ 22 (chuyên đề), HĐND tỉnh Bình Dương Khóa X diễn ra hôm qua, ngày 11.4, không chỉ xem xét, thông qua những nghị quyết quan trọng về đầu tư công, quy hoạch và đất đai, mà còn khẳng định quyết tâm chính trị trong việc tái thiết bộ máy hành chính theo hướng tinh gọn, hiệu lực, phục vụ tốt hơn. Không dừng ở cam kết, chính quyền Bình Dương đang chuyển cải cách thành hành động cụ thể, với nguyên tắc xuyên suốt: không để ai bị bỏ lại phía sau trong quá trình chuyển đổi.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Quốc Toản phát biểu tại kỳ họp
Hội đồng nhân dân

Thông qua Đề án đề nghị công nhận thị xã Mỹ Hào là Đô thị loại III

Ngày 11.4, tại Trụ sở HĐND-UBND tỉnh, HĐND tỉnh Khóa XVII đã tổ chức Kỳ họp thứ 26 (kỳ họp không thường lệ), để xem xét, quyết định một số nội dung thuộc thẩm quyền của HĐND tỉnh. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Quốc Toản; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Xuân Tiến; Phó Chủ tịch HĐND Trần Thị Tuyết Hương chủ trì kỳ họp.

Đồng thuận, niềm tin - sức mạnh lớn nhất của một chính quyền kiến tạo
Hội đồng nhân dân

Đồng thuận, niềm tin - sức mạnh lớn nhất của một chính quyền kiến tạo

Giữa những con số tăng trưởng ấn tượng, thành phố Hải Phòng chọn cách "chậm lại" để lắng nghe, thấu hiểu và chăm lo cho từng số phận, bảo đảm không ai bị bỏ lại phía sau. Khi đặt người dân và cán bộ vào trung tâm cải cách, thành phố không chỉ tinh gọn bộ máy, mà còn xây dựng được một nền tảng phát triển bền vững: sự đồng thuận và niềm tin. Trong một thế giới đầy biến động, đó chính là sức mạnh lớn nhất của một chính quyền kiến tạo.

Khơi thông nguồn lực, thúc đẩy tăng trưởng hai con số
Hội đồng nhân dân

Khơi thông nguồn lực, thúc đẩy tăng trưởng hai con số

Cuối tháng 3.2025, Thường trực HĐND tỉnh Bình Dương đã phối hợp tổ chức chương trình truyền hình trực tiếp “đối thoại với cử tri”, chủ đề “Bình Dương cải thiện môi trường đầu tư - Giải pháp tối ưu để tăng trưởng kinh tế 2 con số”. Chương trình không chỉ truyền đi khát vọng tăng trưởng hai con số theo Nghị quyết số 25 của Chính phủ, mà còn thể hiện quyết tâm chính trị rõ ràng: biến đối thoại thành động lực phát triển.

Đoàn giám sát Ban Văn hoá - Xã hội HĐND thành phố kiểm tra thực tế mô hình giáo dục chất lượng cao tại Trường Tiểu học Lê Quý Đôn (quận Nam Từ Liêm)
Diễn đàn

Tìm hướng đi bền vững cho mô hình trường chất lượng cao

Giám sát thực tế việc thực hiện mô hình giáo dục chất lượng cao trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, Đoàn giám sát Ban Văn hóa - Xã hội HĐND thành phố Hà Nội đánh giá mô hình giáo dục chất lượng cao trên địa bàn quận đạt được nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, để tiếp tục phát triển, nhân rộng mô hình đòi hỏi cần có những điều chỉnh phù hợp với thực tiễn, đặc biệt trong bối cảnh chính sách giáo dục có nhiều thay đổi.