Những địa điểm ở thủ đô Hà Nội lưu dấu hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Hà Nội có rất nhiều di tích lịch sử, cách mạng vô cùng có ý nghĩa với nhân dân Thủ đô và cả nước. Trong đó, những địa danh nơi lưu dấu Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dừng chân, sống và làm việc đã trở thành di sản của Hà Nội.

Ngôi nhà của gia đình ông Trịnh Văn Bô tại 48 Hàng Ngang, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Di tích nhà 48 Hàng Ngang (quận Hoàn Kiếm) - nơi Bác Hồ viết Bản Tuyên ngôn độc lập, nằm giữa khu phố cổ, trung tâm thương mại sầm uất của Hà Nội xưa, nay thuộc phường Hàng Đào, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Do có vị trí thuận lợi và là cơ sở cách mạng từ thời tiền khởi nghĩa, nơi đây đã được Trung ương Đảng chọn làm nơi ở và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những ngày đầu Người từ chiến khu Việt Bắc về Hà Nội tháng 8.1945.

Di tích lịch sử 48 Hàng Ngang (Hà Nội), nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết Tuyên ngôn độc lập. Ảnh: Bảo tàng Hồ Chí Minh

Di tích lịch sử 48 Hàng Ngang (Hà Nội), nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết Tuyên ngôn độc lập. Ảnh: Bảo tàng Hồ Chí Minh

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở và làm việc tại ngôi nhà này từ ngày 25.8 đến đầu tháng 9.1945. Tại đây, Người cùng Ban Thường vụ Trung ương Đảng quyết định nhiều chủ trương quan trọng về đối nội, đối ngoại trong tình hình mới; về thể chế và thành phần của Chính phủ mới, về tổ chức ngày Lễ Độc lập…

Phòng làm việc của Bác tại Di tích lịch sử 48 Hàng Ngang. Ảnh: Bảo tàng Hồ Chí Minh

Phòng làm việc của Bác tại Di tích lịch sử 48 Hàng Ngang. Ảnh: Bảo tàng Hồ Chí Minh

Tại một căn phòng ở gác 2 của ngôi nhà này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết Bản Tuyên ngôn độc lập, đọc tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, ngày 2.9.1945, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa.

Cụm di tích: Lăng Bác, Phủ Chủ tịch, Bảo tàng Hồ Chí Minh, quảng trường Ba Đình

Cụm di tích: Lăng Bác, Phủ Chủ tịch, Bảo tàng Hồ Chí Minh, quảng trường Ba Đình là những điểm tham quan không thể bỏ qua với nhiều người dân và các du khách quốc tế khi đến Hà Nội.

img-5036-7024-4537.png
img-5037-640.jpeg
Quảng trường Ba Đình kỷ niệm 70 năm Ngày Cách mạng Tháng Tám. Ảnh: TTXVN

Quảng trường Ba Đình là nơi Bác đọc Bản Tuyên ngôn độc lập ngày 2.9.1945.

Phủ Chủ tịch là nơi Bác làm việc trong thời gian 15 năm (1954 - 1969), có vườn cây, nhà sàn, ao cá của Bác.

Bảo tàng Hồ Chí Minh là nơi ghi lại những dấu ấn về Bác, tái hiện một phần cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Bác.

Nhà sàn và ao cá thuộc Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh nằm trong khuôn viên Phủ Chủ tịch. Đây là di tích được xếp hạng đặc biệt của quốc gia. Ảnh: Vnexpress

Nhà sàn và ao cá thuộc Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh nằm trong khuôn viên Phủ Chủ tịch. Đây là di tích được xếp hạng đặc biệt của quốc gia. Ảnh: Vnexpress

Đến nay, Cụm di tích này luôn là “địa chỉ đỏ” đón tiếp hàng nghìn người dân và du khách thăm viếng mỗi tháng. Tại đây, người dân và du khách vẫn được thấy ngôi nhà sàn Bác ở, ao cá và vườn cây mà hàng ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh khi còn sống vẫn tự tay chăm sóc.

Ngôi nhà của gia đình cụ bà Nguyễn Thị An tại làng Phú Thượng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

img-5038-504.jpeg
Nhà cụ Nguyễn Thị An hay còn được gọi là “Di tích lưu niệm Bác Hồ”. Ảnh: nguoihanoi

Đây là nơi dừng chân của Bác Hồ từ chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội ngày 23.8.1945 để chuẩn bị ra mắt quốc dân đồng bào. Ngôi nhà của bà Nguyễn Thị An vốn là cơ sở cách mạng, từng nuôi dưỡng và bảo vệ nhiều đồng chí cán bộ cấp cao của Đảng như các đồng chí Trường Chinh, Hoàng Văn Thụ, Lê Đức Thọ, Hoàng Tùng, Bạch Thành Phong…

Hình ảnh bên trong căn nhà.

Hình ảnh bên trong căn nhà.

Tại đây, Bác Hồ đã làm việc với các đồng chí Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Trần Đăng Ninh. Sau đó, gia đình bà Nguyễn Thị An còn vinh dự được đón Bác Hồ về thăm vào năm 1946.

Nhà lưu niệm Bác Hồ tại làng Vạn Phúc - nơi Bác viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến

Làng Vạn Phúc (quận Hà Đông) cách trung tâm thành phố Hà Nội hơn 10km không chỉ nổi tiếng về nghề dệt lụa cổ truyền mà còn là một miền quê giàu có về di tích lịch sử, là nơi có truyền thống cách mạng.

Di tích nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến tại phường Vạn Phúc, Quận Hà Đông, Hà Nội. Ảnh: Bảo tàng Hồ Chí Minh

Di tích nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến tại phường Vạn Phúc, Quận Hà Đông, Hà Nội. Ảnh: Bảo tàng Hồ Chí Minh

Tại đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến ngày 19.12.1946 và cùng các đồng chí lãnh đạo của Đảng, Chính phủ giải quyết các nhiệm vụ cách mạng quan trọng.

img-5039-7535.jpeg
Trên bàn làm việc của Bác Hồ tại Nhà lưu niệm ở Vạn Phúc còn trưng bày bản phục chế Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến. Ảnh: Bảo tàng Hồ Chí Minh

Trong hai ngày 18 và 19.12.1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trì Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương mở rộng, phát động toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, thông qua “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” do Người soạn thảo.

Khu di tích K9 - Đá Chông, Ba Vì, Hà Nội

Khu Di tích K9 trong quần thể dãy núi Ba Vì, ẩn mình trong rừng cây rậm rạp. Trong những năm chiến tranh phá hoại của không quân Mỹ, nhiều lần Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí trong Bộ Chính trị đã lên khu K9 làm việc và nghỉ ngơi (1960 - 1969).

img-5040-5658.webp
Khu Di tích K9 thể hiện rõ nét phong cách sống gần gũi, hòa mình vào thiên nhiên của Bác Hồ. Ảnh: Hanoi.gov.vn

Khu Di tích K9 thể hiện rõ nét phong cách sống gần gũi, hòa mình vào thiên nhiên của Bác Hồ. Ảnh: Hanoi.gov.vn

Khi Chủ tịch Hồ Chí Minh từ trần, Đảng và Nhà nước chọn địa điểm K9 là nơi đầu tư trang thiết bị kỹ thuật để gìn giữ thi hài Bác (1969-1975). Để giữ bí mật, K9 đổi thành K84.

Ngày 15.12.1969, công trình gìn giữ thi hài Bác Hồ tại K9 đã hoàn thành. Ảnh: dulichvietnam

Ngày 15.12.1969, công trình gìn giữ thi hài Bác Hồ tại K9 đã hoàn thành. Ảnh: dulichvietnam

Ngày nay, khu Di tích K9 - Đá Chông - nơi từng gìn giữ thi hài Bác, vừa là điểm đến có tính chất lịch sử vừa là nơi thăm quan cho du khách trong và ngoài nước.

Văn hóa

Đình Đông Thành: Nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa tâm linh của Thủ đô
Văn hóa

Đình Đông Thành: Nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa tâm linh của Thủ đô

Đình Đông Thành hay còn gọi là Chân Thiên Quán được khởi dựng vào cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19. Xưa thuộc thôn Đông Thành Thị tổng Tiền Túc (sau đổi thành tổng Thuận Mỹ) huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức, nay Đình tọa lạc tại số 7 phố Hàng Vải, phường Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.

Triển lãm nhiếp ảnh 'Hà Nội - Một thời để nhớ': Lật tìm ký ức từ 'nhật ký' ảnh đen trắng
Văn hóa

Triển lãm nhiếp ảnh 'Hà Nội - Một thời để nhớ': Lật tìm ký ức từ 'nhật ký' ảnh đen trắng

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô (10.10.1954 - 10.10.2024), 86 bức ảnh đen trắng của hai nhiếp ảnh gia Lê Bích và Andy Soloman (Anh) chụp từ năm 1992 - 2012, được trưng bày tại Triển lãm nhiếp ảnh “Hà Nội - Một thời để nhớ”, giúp người xem cảm nhận, hiểu hơn một giai đoạn biến chuyển của Hà Nội.

Đại biểu trải nghiệm triển lãm tương tác "Cột cờ Hà Nội". Ảnh: BTC
Văn hóa - Thể thao

Tìm hiểu lịch sử Thủ đô qua triển lãm "Cột cờ Hà Nội"

Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, độc giả sẽ có cơ hội sở hữu phụ san đặc biệt về Cột cờ Hà Nội trên Báo Nhân Dân; trải nghiệm tiến trình giải phóng và tiếp quản Thủ đô tháng 10.1954 trong triển lãm tương tác "Cột cờ Hà Nội" khai mạc chiều 9.10 tại trụ sở Báo Nhân Dân, 71 Hàng Trống, Hà Nội.

Lễ hội Nước mắm – Tôn vinh di sản và ẩm thực Việt
Văn hóa

Lễ hội Nước mắm – Tôn vinh di sản và ẩm thực Việt

Lễ hội Nước mắm là sự kiện quan trọng, không chỉ là một sự kiện quảng bá sản phẩm, lễ hội còn nhằm bảo tồn giá trị truyền thống của các làng nghề, đánh dấu bước phát triển mới của ngành, góp phần thúc đẩy du lịch, thương mại, kết nối cung cầu sản phẩm nước mắm truyền thống và ẩm thực có sử dụng nước mắm trong chế biến, góp phần xây dựng và phát triển thương hiệu quốc gia nước mắm truyền thống Việt Nam.

Bìa cuốn “Sống mãi với Thủ đô” được nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt nhân dịp 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô
Văn hóa

Cha tôi viết “Sống mãi với Thủ đô”

Lời Tòa soạn: Trong các tác phẩm về Hà Nội kháng chiến, “Sống mãi với Thủ đô” của Nguyễn Huy Tưởng đã đi vào lòng nhiều thế hệ bạn đọc bởi giá trị văn chương và tâm huyết của người viết ẩn sau mỗi trang văn. Nhân kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô, xin trân trọng giới thiệu bài viết của tác giả Nguyễn Huy Thắng, con trai nhà văn, về quá trình sáng tác cuốn tiểu thuyết để đời này của ông.

Hà Nội - Mảnh đất hội tụ Thủy - Nhân - Tài - Lực
Văn hóa - Thể thao

Hà Nội - Mảnh đất hội tụ Thủy - Nhân - Tài - Lực

Theo GS,TS.NGND Nguyễn Quang Ngọc (Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam), cuộc cách mạng tháng Tám là cuộc cách mạng vĩ đại nhất trong toàn bộ tiến trình lịch sử Việt Nam, đã đưa Hà Nội lên thành Thủ đô. Kể từ thời đại dựng nước đầu tiên cho đến nay các kinh đô kinh thành Cổ Loa, Mê Linh, Vạn Xuân, Ô Diên, Tống Bình, Đại La, Thăng Long, Đông Đô, Đông Kinh, Hà Nội gần như liên tục nối tiếp nhau đều được đặt trên địa bàn Hà Nội, biến Hà Nội thành trung tâm hội tụ, kết tinh, giao lưu, lan tỏa lớn nhất và mạnh nhất các giá trị lịch sử và văn hóa của cả nước.

Thi trực tuyến tìm hiểu nội dung cuốn sách của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Văn hóa - Thể thao

Thi trực tuyến tìm hiểu nội dung cuốn sách của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Cuộc thi trực tuyến toàn quốc tìm hiểu nội dung cuốn sách "Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhằm phổ biến tư tưởng, quan điểm chỉ đạo của cố Tổng Bí thư về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam, góp phần nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của phát triển văn hóa.