Trong đó, ung thư vòm họng được chia thành các giai đoạn từ giai đoạn 0 đến giai đoạn IV trong đó ung thư vòm họng giai đoạn 2 là giai đoạn trung gian.
Tuy vậy, theo các chuyên gia đây vẫn là một giai đoạn sớm của bệnh với tỷ lệ điều trị khỏi bệnh và thời gian sống còn sau 5 năm khoảng 64%.
Một số triệu chứng và dấu hiệu của bệnh ung thư vòm họng giai đoạn 2
Bác sĩ Bệnh viện K chia sẻ, về các triệu chứng gây ra bởi bệnh ung thư vòm họng, thường khiến người bệnh nhầm lẫn sang một số bệnh lý về tai mũi họng thông thường.
Bên cạnh đó, giai đoạn 2 của bệnh hay còn gọi là giai đoạn khu trú. Ở giai đoạn này, kích thước của khối u nhỏ và vẫn giới hạn trong vòm họng, chưa lây lan tới các vùng lân cận và di căn xa đến những cơ quan khác của cơ thể.
So với giai đoạn đầu, các biểu hiện ung thư vòm họng giai đoạn 2 mà người bệnh gặp phải đã rõ rệt hơn. Cụ thể, có thể kể đến một số triệu chứng như sau:
Dấu hiệu ở mũi xoang: Bệnh nhân có hiện tượng ngạt mũi xảy ra cùng bên với bên đầu bị đau. Lúc đầu, nó xuất hiện không thường xuyên. Tuy nhiên, sau đó bệnh nhân bị ngạt mũi một cách liên tục có kèm theo chảy mũi nhầy.
Ngoài ra, có thể chảy mủ gây ra bởi viêm xoang, đôi khi người bệnh còn xì ra nhầy mũi có máu.
Xuất hiện hạch ở cổ hoặc góc hàm: Người bệnh mắc ung thư vòm họng ở giai đoạn 2 cũng xuất hiện hạch ở cùng bên với khối u. Trong đó, gặp chủ yếu là hạch ở cổ và cũng có thể có hạch ở góc hàm.
Theo đó, lúc đầu, hạch có kích thước nhỏ, về sau to dần lên. Đây là hạch cứng, ấn vào không gây ra cảm giác đau và xung quanh không có biểu hiện viêm. Hạch càng to thì sự di động càng bị hạn chế; đồng thời, khi để lâu hạch bị dính cố định vào cơ hay da, có thể xuất hiện tình trạng sùi và hoại tử.
Các triệu chứng ở tai: Xuất hiện cảm giác khó chịu vùng tai như ù tai, giảm thính lực, đau nhức một bên. Một số trường hợp có chảy dịch làm cản trở sinh hoạt của người bệnh.
Liên quan đến thần kinh: Ở giai đoạn 2, các triệu chứng liên quan đến thần kinh bệnh nhân mắc ung thư vòm họng thường gặp là đau nhức đầu, đau nửa đầu, đau vùng thái dương hoặc xuất hiện các cơn đau sâu trong hốc mắt.
Ngoài ra, cũng có thể bị tổn thương các dây thần kinh sọ não, ví dụ là chèn ép dây thần kinh sinh ba gây tê bì vùng miệng và mặt cùng bên đầu bị đau.
Các cách điều trị bệnh ung thư vòm họng giai đoạn 2
Đối với bệnh ung thư gia đoạn 2, Bác sĩ Bệnh viện K đưa ra một số cách điều trị cơ bản dưới đây như sau:
Xạ trị: Bác sĩ sẽ sử dụng các chùm tia X mang năng lượng cao để tác động trực tiếp lên khối u, từ đó tiêu diệt và ngăn cản sự phát triển của các tế bào ung thư
Tuy nhiên, phương pháp điều trị bằng xạ trị này lại gây ra một số tác dụng không mong muốn như khiến người bệnh mệt mỏi, khô da, viêm da, rụng tóc, chán ăn…
Hóa trị: Đây là phương pháp sử dụng các hóa chất gây độc hại cho tế bào ung thư nhằm tiêu diệt và ngăn chặn sự phát triển của chúng. Bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc hóa chất theo đường uống hoặc tiêm truyền trực tiếp qua tĩnh mạch.
Trong đó, hóa trị ung thư thường được áp dụng sau xạ trị hoặc được thực hiện trong cùng khoảng thời gian với xạ trị. Phương pháp này cũng gây ra một số tác dụng phụ cho bệnh nhân như mệt mỏi, chán ăn, rối loạn tiêu hóa, nôn, buồn nôn…
Phẫu thuật: Phẫu thuật là phương pháp được sử dụng nhằm cắt bỏ khối u chính cùng với các hạch bạch huyết nếu tế bào ung thư vẫn còn nằm trong các hạch bạch huyết sau khi đã thực hiện hóa trị và xạ trị.
Đây là phương pháp điều trị ung thư triệt để nhất khi khối u chưa có sự xâm lấn sâu và thường đạt hiệu quả cao trong giai đoạn sớm của bệnh.
Bác sĩ khuyến cáo, song song với việc thực hiện theo đúng những điều đã chỉ định, để góp phần giúp việc điều trị được hiệu quả hơn, bệnh nhân ung thư vòm họng giai đoạn 2 cần có chế độ ăn uống khoa học, bổ sung thêm rau xanh và trái cây tươi trong bữa ăn.
Đồng thời, nên hạn chế ăn có nhiều dầu mỡ, các chất kích thích, rượu bia. Cùng với đó, nên tập các bài thể dục phù hợp một cách thường xuyên để nâng cao sức đề kháng, góp phần giúp tinh thần được thoải mái.