Những dấu hiệu giúp nhận biết cơ thể nhiễm ký sinh trùng

Nhiễm ký sinh trùng là tình trạng cơ thể bị xâm nhập và gây bệnh bởi các loại chủng ký sinh qua nhiều con đường khác nhau.

Theo đó, ký sinh trùng là những sinh vật sống bám vào cơ thể vật chủ để lấy dinh dưỡng và chúng có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe cho con người. Có ba loại ký sinh trùng chính gây bệnh cho người bao gồm: động vật đơn bào nguyên sinh, giun sán và ngoại ký sinh.

Đặc biệt, nhiễm ký sinh trùng do động vật đơn bào và giun sán gây ra tỷ lệ mắc bệnh và tử vong đáng kể. Việt Nam nằm trong nhóm nước có tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng cao.

Bên cạnh đó, ký sinh trùng có thể xâm nhập vào cơ thể người qua nhiều con đường khác nhau như: Động vật đơn bào và giun sán có thể lây qua nước bị ô nhiễm, thức ăn, chất thải, đất và máu; một số có thể lây truyền qua quan hệ tình dục; một số lây truyền qua vật mang mầm bệnh giống muỗi mang ký sinh trùng sốt rét, hoặc lây nhiễm từ động vật sang người như: Toxocara canis (giun đũa chó), Toxocara cati (giun đũa mèo), giun móc chó mèo…

1-2741.jpg
Ảnh minh họa

Các triệu chứng của nhiễm ký sinh trùng thường không đặc hiệu. Chính vì vậy, bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ chỉ ra những biểu hiện phổ biến của bệnh do ký sinh trùng như sau:

– Cảm giác ngứa ngáy, khó chịu ngoài da

– Dị ứng da (phát ban đỏ, nổi mề đay)

– Đau bụng, dễ bị nhầm lẫn với đau dạ dày

– Táo bón hoặc tiêu chảy

– Đầy hơi, khó tiêu

– Buồn nôn, nôn

– Chán ăn hoặc thèm ăn, ăn nhiều hơn nhưng vẫn giảm cân

– Xanh xao, mệt mỏi

– Ảnh hưởng thần kinh, kém tập trung, giảm trí nhớ, lo lắng, căng thẳng

– Mờ mắt dần dần

– Đau đầu dữ dội

– Co giật

– Sốt kéo dài

– Ngứa ngáy hậu môn

Ngoài ra, một số triệu chứng ở trẻ em bao gồm: Chán ăn, nghiến răng khi ngủ, quấy khóc ban đêm, suy dinh dưỡng, chậm lớn, bụng đầy, ngứa hậu môn, học kém.

Bác sĩ khuyến cáo khi có dấu hiệu cơ thể nhiễm ký sinh trùng, người bệnh không nên tự điều trị tại nhà. Hãy đến cơ sở y tế để được thực hiện các xét nghiệm giúp chẩn đoán chính xác và có phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Sức khỏe

Đoàn giám sát kiểm tra quá trình lưu mẫu thức ăn tại Trung tâm Hội nghị 37 Hùng Vương
Tin tức

Bảo đảm an toàn thực phẩm phục vụ Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV

Ngày 17.10, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) phối hợp với Sở Y tế Hà Nội kiểm tra, giám sát các nhà hàng, khách sạn phục vụ ăn uống cho đại biểu Quốc hội trên địa bàn Hà Nội, gồm: Nhà khách Quân đội; Trung tâm hội nghị 37 Hùng Vương; Nhà khách La Thành. Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm Nguyễn Hùng Long làm trưởng đoàn.

Điều tra thực trạng sử dụng thuốc lá và thực hiện Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá tại Đồng Tháp
Sức khỏe

Điều tra thực trạng sử dụng thuốc lá và thực hiện Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá tại Đồng Tháp

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đồng Tháp vừa phối hợp Trường Đại học Y tế Công cộng Hà Nội với sự hỗ trợ của Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá (PCTHCTL) - Bộ Y tế tổ chức lớp tập huấn điều tra thực trạng sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành và thực hiện Luật PCTHCTL tại tỉnh Đồng Tháp.

Khoảng trống pháp lý trong phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng
Sức khỏe

Khoảng trống pháp lý trong phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng

Theo ông Nguyễn Hồng Ngọc, Phó Vụ trưởng Vụ xã hội, Văn phòng Quốc hội, hiện nay tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng tại Việt Nam ngày càng tăng, nhất là ở giới trẻ, học sinh, sinh viên. Tuy nhiên, vẫn có khoảng trống pháp lý trong phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng

Nghi thức hưởng ứng Ngày Thế giới rửa tay với xà phòng.
Sức khỏe

Vì một Việt Nam khỏe mạnh và bền vững

Ngày 15.10, Bộ Y tế phối hợp với UBND TP. Đà Nẵng, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới rửa tay với xà phòng tại TP. Đà Nẵng với chủ đề "Rửa tay với xà phòng - Tại sao lại quan trọng".

Quảng Bình: Điều tra thực trạng sử dụng thuốc lá ở người từ 15 tuổi trở lên
Sức khỏe

Quảng Bình: Điều tra thực trạng sử dụng thuốc lá ở người từ 15 tuổi trở lên

Với sự hỗ trợ của Quỹ Phòng, chống tác hại thuốc lá (PCTHTL) – Bộ Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Quảng Bình phối hợp với Trường đại học Y tế Công cộng vừa tổ chức lớp tập huấn “Điều tra thực trạng sử dụng thuốc lá ở người từ 15 tuổi trở lên và công tác phòng, chống tác hại thuốc lá tại tỉnh Quảng Bình năm 2024” cho đội ngũ giám sát viên và điều tra viên về thuốc lá.

Có nên tập luyện đi bộ mỗi ngày ?
Sức khỏe

Có nên tập luyện đi bộ mỗi ngày ?

Đi bộ mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe như duy trì cân nặng, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch, đái tháo đường. Tuy nhiên theo khuyến nghị, mỗi ngày nên hoạt động 30 phút với cường độ vừa phải.