Những cột mốc chủ quyền trên biển khơi

Lênh đênh trên các vùng biển xa, những lá cờ Tổ quốc đỏ tươi trên nóc tàu đánh cá của ngư dân là "cột mốc sống", đánh dấu chủ quyền thiêng liêng và là điểm tựa để người dân chấp hành pháp luật, vươn khơi bám biển.

Vừa đi một chuyến biển đánh cá thu tại vùng biển của tỉnh Quảng Bình, tàu cá của ông Phạm Văn Đông (SN 1975), trú phường Quảng Phong, thị xã Ba Đồn (Quảng Bình) nay về cảng Gianh để bán hải sản cho đơn vị thu mua, rồi neo đậu luôn ở đây chờ ngày tiếp tục ra khơi.

Lá cờ Tổ quốc vừa được thay từ chuyến biển ngắn ngày vẫn còn mới, đỏ thắm và bay phấp phởi trong gió biển mặn mòi. Ngư dân Phạm Văn Đông cho biết, cứ mỗi khi chuẩn bị ra khơi, bên cạnh hành trang là bạn thuyền, ngư lưới cụ, kiểm tra các thiết bị kết nối,… lá cờ Tổ quốc chính là vật bất ly thân của con tàu hơn 700CV mà ông xem là tài sản lớn để kiếm kế mưu sinh của gia đình.

Những cột mốc chủ quyền trên vùng biển Tổ quốc -0
Ngư dân Quảng Bình sửa lại lá cờ trên đỉnh tàu

“Không có cờ mô đi được. Cứ quy định tàu mình đi đánh cá sẽ phải treo cờ đỏ sao vàng, mà cờ phải mới, đẹp. Chứ cờ bị gió biển quật mà cũ với xấu là chúng tôi phải thay ngay liền”, ông Phạm Văn Đông cho biết.

Chiếc tàu thu mua hải sản của bà con ngư dân địa phương cũng neo đậu gần cảng Gianh, với lá cờ Tổ quốc đặt cao hơn ngay mũi thuyền. Bạn thuyền Hoàng Quang, trú tại thị xã Ba Đồn, hướng về lá cờ đỏ rồi nói: “Tổ quốc thì luôn được đặt lên hàng đầu, ở ngay mũi thuyền mà tiên phong đi trước đó cô ạ”.

Cũng theo những ngư dân chất phác, rám màu nắng của gió biển nơi đại dương, khi lênh đênh trên biển, lá cờ Tổ quốc giúp cả đội tàu vững tin đánh cá, làm ăn kinh tế trên vùng biển của quê hương. Đó cũng là lời nhắc nhở để tuân thủ chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và không vi phạm quy định về khai thác IUU.

Những cột mốc chủ quyền trên vùng biển Tổ quốc -0
Lá cờ Tổ quốc là điểm tựa của ngư dân trên biển 

Thượng tá Lê Văn Tính, Chính trị viên Hải đội 2, Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình cho biết, việc chấp hành của người dân trên biển rất tốt trong việc treo cờ Tổ quốc cũng như các chính sách khác. “Lá cờ Tổ quốc khẳng định chủ quyền thiêng liêng và con tàu cắm cờ chính là cột mốc sống ở trên biển, nhắc nhở bà con ngoài việc đánh bắt thuỷ hải sản, làm ăn kinh tế, còn hiểu rằng bản thân là một trong những lực lượng cùng tham gia đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo”, Thượng tá Lê Văn Tính chia sẻ.

Ngoài công tác kiểm tra, tuần tra, giám sát hoạt động nghề cá của Hải đội 2, Thượng tá Lê Văn Tính cũng cho biết, đơn vị thường xuyên lồng ghép công tác tuyên truyền xuyên suốt trong quá trình công tác trên biển.

Những cột mốc chủ quyền trên vùng biển Tổ quốc -0
Hải đội 2, Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình tuyên truyền cho người dân về chống khai thác IUU

“Chúng tôi trao đổi, hỏi han, động viên, tuyên truyền nhắc nhở, đồng thời tặng cờ Tổ quốc, cấp phát các tờ rơi cho bà con ngư dân để người dân hiểu về trách nhiệm của mình khi phát triển kinh tế trên vùng biển của Tổ quốc. Và người dân cũng chính là tai mắt của Hải đội 2 ở trên biển, giúp cho lực lượng hoàn thành nhiệm vụ chính trị”.

Về với bờ, con tàu của ngư dân Phạm Hữu Lưu (SN 1981), trú tại huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) đang rộn ràng chuyển cá, mực lên luôn kho đông của xe ô tô tải vận chuyển. Tâm sự sau chuyến đi dài, người ngư dân ở tỉnh bạn cho hay, con tàu của anh và các bạn thuyền vốn đi đánh bắt ở vùng biển xa, gần với ngư trường quần đảo Trường Sa. Khi ấy, lá cờ đỏ sao vàng của Tổ quốc Việt Nam là niềm tự hào và cũng là chỗ dựa vững chắc của cả đội thuyền trên biển khơi mênh mông.

Xã hội

Xử lý chất thải rắn hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường
Xã hội

Xử lý chất thải rắn hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường

Nhằm góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và mục tiêu phát thải ròng bằng “0” cho đến năm 2050, việc tìm các giải pháp, mô hình để cải thiện chính sách và gia tăng hiệu quả thực thi quản lý chất thải rắn là vô cùng cần thiết. Điều này đòi hỏi phải xác định tiêu chí, phương pháp đánh giá phù hợp, lựa chọn được công nghệ phù hợp để bảo đảm việc xử lý chất thải rắn được thực hiện một cách hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường.

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn
Môi trường

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Luật Bảo vệ môi trường đổi mới phương thức quản lý chất thải rắn, coi chất thải là tài nguyên sau khi được phân loại để góp phần thúc đẩy kinh tế tuần hoàn. Vì vậy, việc đẩy mạnh xã hội hóa và thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân, nước ngoài vào hoạt động thu gom, phân loại chất thải, tái chế, tái sử dụng chất thải, xử lý chất thải là cần thiết, biến rác thải thành nguồn lực cho phát triển bền vững kinh tế - xã hội.

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải
Môi trường

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải

Trong bối cảnh phát triển kinh tế tuần hoàn nhằm góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và mục tiêu phát thải ròng bằng “0” cho đến năm 2050, Nhà nước cần có cơ chế ưu đãi, khuyến khích, tạo động lực cho các doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải.

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác
Xã hội

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác

Nhà nước không thể bao cấp hết trong khi ngân sách nhà nước có hạn, nền kinh tế chưa cho phép, do đó phải xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác. Ngoài ra, phải cân nhắc, lựa chọn công nghệ phù hợp với loại rác cần xử lý và công nghệ đó cần được cải tiến, phù hợp điều kiện của Việt Nam.

Ngành bảo hiểm rốt ráo giảm thiểu thiệt hại cơn bão số 3
Đời sống

Ngành bảo hiểm rốt ráo giảm thiểu thiệt hại cơn bão số 3

Ngay sau khi cơn bão số 3 (Yagi) đi qua, để giúp người dân vùng ảnh hưởng mau chóng phục hồi, ổn định cuộc sống, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả cơn bão. Trong đó, Nghị quyết nêu rõ các công ty bảo hiểm khẩn trương rà soát, chi trả quyền lợi bảo hiểm cho các khách hàng bị ảnh hưởng. Trước mắt, thực hiện ngay việc tạm ứng bồi thường cho khách hàng theo quy định để phần nào chia sẻ mất mát và giảm thiểu thiệt hại cho người dân…

Lựa chọn nội dung tuyên truyền trọng tâm, trọng điểm
Đời sống

Lựa chọn nội dung tuyên truyền trọng tâm, trọng điểm

Thời gian qua, các cơ quan thành viên Hội đồng phối hợp Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) tỉnh Long An đã tích cực, chủ động triển khai hoạt động PBGDPL theo chức năng, nhiệm vụ, phạm vi quản lý và nhu cầu tại địa phương; công tác PBGDPL được triển khai bài bản, có nhiều khởi sắc với sự tham gia, vào cuộc của tất cả các cấp, các ngành. Đó là ý kiến được đưa ra tại buổi làm việc với UBND tỉnh Long An của Đoàn kiểm tra Hội đồng Phối hợp PBGDPL Trung ương mới đây.

Tập thể Vietbank quyên góp hơn 700 triệu trong 120 phút của lễ phát động kêu gọi ủng hộ đồng bào
Đời sống

Tập thể Vietbank quyên góp hơn 700 triệu trong 120 phút của lễ phát động kêu gọi ủng hộ đồng bào

Chiều ngày 17.9, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương tín (Vietbank) phối hợp cùng Quỹ Chí Viễn và Nortfolio tổ chức thành công lễ phát động chương trình "Mùa gắn kết - Ngân hàng Việt, vì người Việt" ủng hộ người dân các tỉnh khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra. Hoạt động thu hút gần 2.600 cán bộ nhân viên tại 119 điểm giao dịch tham dự bằng cả hình thức trực tuyến lẫn trực tiếp.

Thiếu cơ sở xử lý, tái chế phế thải xây dựng
Xã hội

Thiếu cơ sở xử lý, tái chế phế thải xây dựng

Hiện nay, cả nước đang thiếu các cơ sở xử lý rác thải, nếu có cũng chỉ theo hình thức chôn lấp. Chúng ta thiếu cơ sở xử lý, tái chế phế thải xây dựng, thiếu cả về quy hoạch đầu tư xây dựng, cả về tiêu chuẩn để tái chế phế thải xây dựng.