Những chính sách giáo dục có hiệu lực từ tháng 1.2025

Tháng 1/2025, nhiều chính sách giáo dục quan trọng bắt đầu có hiệu lực. Nổi bật là các chính sách liên quan tới chương trình giáo dục phổ thông; kiểm định chất lượng giáo dục; đánh giá học sinh dựa trên việc tham gia giao thông; tiêu chí xếp loại học sinh...

Xe chở học sinh phải sơn màu vàng

Theo khoản 1 Điều 46 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024, từ 1.1.2025, xe ô tô kinh doanh vận tải chở trẻ em mầm non, học sinh phải đáp ứng các yêu cầu gồm: có thiết bị ghi nhận hình ảnh học sinh và thiết bị có chức năng cảnh báo, chống bỏ quên trẻ em trên xe; có niên hạn sử dụng không quá 20 năm. Xe phải có dây đai an toàn phù hợp với lứa tuổi hoặc sử dụng xe có ghế ngồi phù hợp với lứa tuổi theo quy định.

Theo Nghị định 151/2024, từ 1.1.2025, xe ô tô kinh doanh vận tải chở trẻ em mầm non, học sinh phải sơn màu vàng đậm.

do-vang-cam-ruc-ro-hien-dai-don-gian-hinh-anh-nam-moi-tet-nguyen-dan-moodboard-anh-ghep.jpg
Từ tháng 1.2025, các xe ô tô kinh doanh vận tải chở học sinh phải sơn màu vàng

Với loại ôtô kinh doanh vận tải kết hợp với hoạt động đưa đón trẻ, xe phải có biển báo dấu hiệu nhận biết là xe chở học sinh đặt ở mặt trước và hai cạnh bên xe phía trên cửa sổ.

Nghị định 151 cũng quy định mỗi xe cần bố trí tối thiểu một người quản lý trên mỗi xe ôtô để hướng dẫn, giám sát, duy trì trật tự và bảo đảm an toàn khi đưa đón trẻ mầm non và tiểu học.

Đồng thời Nghị định 151 cũng quy định các nhà trường phải đưa nội dung chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ là một trong những tiêu chí đánh giá, xếp loại hạnh kiểm đối với học sinh.

Chấp hành luật trật tự an toàn giao thông là tiêu chí đánh giá, xếp loại hạnh kiểm đối với học sinh

Cũng tại Nghị định 151, nêu rõ trách nhiệm của trường trung học phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong việc hướng dẫn kỹ năng lái xe gắn máy an toàn cho học sinh.

10-sua-1-6696-2845.png
Chấp hành luật trật tự an toàn giao thông là tiêu chí đánh giá, xếp loại hạnh kiểm đối với học sinh

Các nhà trường có trách nhiệm tổ chức cho học sinh, gia đình học sinh ký cam kết chấp hành quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, bao gồm các nội dung:

Học sinh không điều khiển xe mô tô khi chưa đủ điều kiện theo quy định, không điều khiển xe gắn máy khi chưa hoàn thành chương trình hướng dẫn kỹ năng lái xe gắn máy an toàn; gia đình học sinh không giao xe cho học sinh điều khiển khi chưa đủ điều kiện theo quy định của pháp luật;

Phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh nhắc nhở con thực hiện đúng cam kết việc chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của học sinh khi tham gia giao thông.

Ngoài ra, nhà trường phải đưa nội dung chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ là một trong những tiêu chí đánh giá, xếp loại hạnh kiểm đối với học sinh.

Quy định mới về chất lượng giáo dục chuẩn quốc gia khối mầm non, phổ thông

Thông tư số 22/2024/TT-BGDĐT, sửa đổi, bổ sung các quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với các cấp học từ mầm non đến trung học phổ thông sẽ có hiệu lực từ ngày 25.1.2025.

Điểm nổi bật của thông tư là sửa đổi Tiêu chuẩn 3 về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học, phù hợp với yêu cầu triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới.

hs-4520241536.jpg
Thông tư 22 khuyến khích nhà trường phối hợp chặt chẽ với địa phương để đầu tư cơ sở vật chất

Đặc biệt, quy định chi tiết tiêu chuẩn đánh giá trường phổ thông có nhiều cấp học nhằm nâng cao chất lượng và đảm bảo quyền lợi cho học sinh. Thông tư cũng khuyến khích các nhà trường phối hợp chặt chẽ với địa phương để đầu tư cơ sở vật chất.

Ngoài ra, Thông tư bổ sung quy định về việc sử dụng minh chứng bằng văn bản điện tử trong kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận chuẩn quốc gia, giúp giảm thủ tục hành chính. Đồng thời, thực hiện phân cấp mạnh mẽ từ Bộ xuống UBND cấp tỉnh và Sở GD-ĐT, tăng tính chủ động cho địa phương.

Sửa đổi liên quan đến tiêu chuẩn, quy trình xây dựng, chỉnh sửa chương trình giáo dục phổ thông

Thông tư 17/2024/TT-BGDĐT, có hiệu lực từ ngày 5.1.2025, sửa đổi và bổ sung một số điều của Quy định liên quan đến tiêu chuẩn, quy trình xây dựng, chỉnh sửa chương trình giáo dục phổ thông, cũng như tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình.

Thông tư cập nhật các nội dung quan trọng như quy trình xây dựng và chỉnh sửa chương trình, cơ cấu ban xây dựng và chỉnh sửa chương trình giáo dục phổ thông. Đặc biệt, để đảm bảo tính minh bạch và công bằng trong thẩm định, thông tư đưa ra quy định mới: “Người tham gia xây dựng hoặc chỉnh sửa dự thảo chương trình không được tham gia thẩm định chương trình đó”.

z6171468633008-7bc7e3289f2a904a304327bdeb8386ce.jpg
Người tham gia xây dựng hoặc chỉnh sửa dự thảo chương trình không được tham gia thẩm định chương trình đó

Quy định này nhằm đảm bảo chất lượng và khách quan trong quy trình kiểm duyệt, đồng thời góp phần nâng cao tính chuyên nghiệp và hiệu quả của các chương trình giáo dục phổ thông trong giai đoạn mới.

Quy định về quản lý đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ

Thông tư 15/2024/TT-BGDĐT, có hiệu lực từ ngày 5.1.2025, thay thế Thông tư 11/2016/TT-BGDĐT, quy định về quản lý đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ thuộc trách nhiệm của Bộ GD-ĐT.

Thông tư này bao gồm các nội dung về xác định, tuyển chọn, thẩm định, phê duyệt, tổ chức thực hiện, nghiệm thu, thanh lý, lưu giữ, chuyển giao và sử dụng kết quả nghiên cứu của đề tài cấp bộ. Các đề tài có thể được thực hiện theo phương thức tuyển chọn hoặc giao trực tiếp, với tối đa 10 thành viên tham gia và thời gian thực hiện không quá 24 tháng, trừ trường hợp đặc biệt được Bộ GD-ĐT phê duyệt.

Đối với các đề tài đã được phê duyệt theo Thông tư 11/2016, việc thực hiện sẽ tiếp tục theo quy định cũ cho đến khi hoàn thành.

Từ năm 2026, các đề tài mới sẽ áp dụng theo quy định tại Thông tư 15/2024, đảm bảo tính đồng bộ và hiệu quả trong quản lý khoa học và công nghệ cấp bộ.

Sửa đổi Quy chế tuyển sinh đi học nước ngoài

Thông tư 20/2024/TT-BGDĐT, có hiệu lực từ ngày 14.1.2025, sửa đổi và bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh đi học nước ngoài, đặc biệt liên quan đến quy trình xử lý hồ sơ.

Đối với ứng viên đang công tác tại cơ quan, đơn vị, địa phương và được tuyển chọn theo học bổng ngân sách nhà nước: Cục Hợp tác quốc tế sẽ thông báo kết quả tiếp nhận của cơ sở giáo dục nước ngoài, kèm thông tin về quy định và chế độ học bổng. Sau khi nhận được văn bản đồng ý từ cơ quan quản lý trực tiếp, Cục sẽ ra quyết định cử ứng viên đi học.

z6007847620375-0475a5c6298e128d019d60ef086b9ee4.jpg
Sửa đổi Quy chế tuyển sinh đi học nước ngoài

Đối với ứng viên công tác tại cơ quan, đơn vị, địa phương nhưng được tuyển chọn theo học bổng do phía nước ngoài tài trợ: Cục sẽ gửi thông báo kết quả trúng tuyển đến ứng viên và cơ quan quản lý trực tiếp để hoàn thiện thủ tục.

Đối với ứng viên chưa có cơ quan công tác: Cục Hợp tác quốc tế sẽ trực tiếp ra quyết định cử đi học nước ngoài.

Quy định này nhằm làm rõ trách nhiệm và quy trình xử lý hồ sơ, tạo điều kiện thuận lợi cho ứng viên đi học quốc tế.

Giáo dục

Phong trào “Bình dân học vụ số” sẽ được dẫn dắt bởi lợi ích mà công nghệ số mang lại
Giáo dục

Phong trào “Bình dân học vụ số” sẽ được dẫn dắt bởi lợi ích mà công nghệ số mang lại

Ông Nguyễn Nhật Quang, Hội đồng Sáng lập VINASA - Hiệp hội phần mềm và Công nghệ thông tin Việt Nam nhìn nhận, “Bình dân học vụ số” sẽ được dẫn dắt bởi lợi ích mà công nghệ số mang lại. Do đó về phía doanh nghiệp, muốn phục vụ cho toàn dân thì chắc chắn phải tạo ra các hệ thống, công cụ thuận tiện, dễ sử dụng và mang lại lợi ích cho người dân.

Trường học rộn ràng hoạt động Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Giáo dục

Trường học rộn ràng hoạt động Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Hướng đến Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) và Ngày Quốc tế Lao động (1.5.2025), các trường học tại TP. Hà Nội đã trang hoàng cờ hoa rực rỡ, tổ chức nhiều hoạt động, cuộc thi ý nghĩa, cho học sinh giao lưu và tìm hiểu về lịch sử dân tộc.

Việt Nam - Nhật Bản ký kết thoả thuận khung dạy tiếng Nhật ở trường phổ thông
Giáo dục

Việt Nam - Nhật Bản ký kết thoả thuận khung dạy tiếng Nhật ở trường phổ thông

Trong khuôn khổ chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru cùng Phu nhân tới Việt Nam, hai nước Việt Nam - Nhật Bản đã ký kết Bản Thoả thuận khung về việc dạy tiếng Nhật ở trường phổ thông Việt Nam và trao Bản Ghi nhớ hợp tác phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực bán dẫn.

Lớp học về giấc ngủ cho thanh thiếu niên ở Mỹ thu hút sự quan tâm
Nhịp cầu giáo dục

Lớp học về giấc ngủ cho thanh thiếu niên ở Mỹ thu hút sự quan tâm

Các nghiên cứu gần đây ngày càng chứng tỏ rằng, chất lượng giấc ngủ có liên quan chặt chẽ đến tâm trạng, sức khỏe tinh thần và các hành vi tự làm hại bản thân. Trong nhiều năm qua, các chuyên gia về giấc ngủ đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng khủng hoảng giấc ngủ ở thanh thiếu niên. Cải thiện chất lượng giấc ngủ cho các em cần sự phối hợp của cả nhà trường, gia đình và xã hội.

 Hà Nội: Sân trường sáng bừng sắc cờ Tổ quốc, cờ Đảng chào mừng 50 năm non sông nối liền một dải
Giáo dục

Hà Nội: Sân trường sáng bừng sắc cờ Tổ quốc, cờ Đảng chào mừng 50 năm non sông nối liền một dải

50 non sông nối liền một dải – một dấu son thiêng liêng trong dòng chảy lịch sử dân tộc. Những ngày này tại Hà Nội, cờ Tổ quốc, cờ Đảng bay phấp phới trên sân trường, trong từng lớp học. Mỗi lá cờ là lời nhắc nhở về giá trị của độc lập, tự do và hòa bình. 

Ký ức hào hùng về thế hệ cán bộ, sinh viên Đại học Tổng hợp Hà Nội "xếp bút nghiên lên đường chiến đấu"
Giáo dục

Ký ức hào hùng về thế hệ cán bộ, sinh viên Đại học Tổng hợp Hà Nội "xếp bút nghiên lên đường chiến đấu"

Những năm chống Mỹ cứu nước, chỉ riêng từ giảng đường Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội đã có 1.333 cán bộ và sinh viên xếp bút nghiên lên đường đi chiến đấu. Họ đã dũng cảm chiến đấu vì Tổ quốc và nhiều người đã ngã xuống bên chiến hào như những người Anh hùng.

Những tin tức giáo dục nào hot nhất tuần qua?
Giáo dục

Những tin tức giáo dục nào hot nhất tuần qua?

Đề xuất bổ sung các đối tượng được miễn, hỗ trợ đóng học phí; 9 đại học Việt Nam vào bảng xếp hạng châu Á; 6/6 học sinh Việt Nam đoạt huy chương Vàng tại Olympic Toán học... là các tin tức giáo dục nổi bật trong tuần qua.

Nhiều trường đại học sôi nổi tổ chức Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Giáo dục

Nhiều trường đại học sôi nổi tổ chức Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Hướng tới dấu mốc thiêng liêng của dân tộc - Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 – 30.4.2025) nhiều trường đại học đã tổ chức chuỗi hoạt động phong phú, ý nghĩa để khơi dậy niềm tự hào dân tộc, tinh thần tri ân sâu sắc và khát vọng cống hiến trong thế hệ sinh viên. 

Sinh viên Trung Quốc đang dần từ bỏ “giấc mơ Mỹ”
Nhịp cầu giáo dục

Sinh viên Trung Quốc đang dần từ bỏ “giấc mơ Mỹ”

Thời gian gần đây, việc chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump siết chặt thị thực và cắt giảm tài trợ cho các trường Đại học đã trở thành mối lo ngại lớn đối với sinh viên quốc tế. Với sinh viên Trung Quốc, nhiều người chia sẻ khó khăn còn gia tăng do cuộc chiến thương mại giữa Washington và Bắc Kinh và làn sóng phân biệt ngày càng rõ rệt, khiến “giấc mơ Mỹ” không còn trở thành một sự lựa chọn hàng đầu.