Kỷ niệm ngày Thầy thuốc Việt Nam 27.2:

Những ca mổ siêu “đẳng cấp” của các bác sĩ Việt Nam

Những ca mổ thành công với cấp độ siêu khó là minh chứng cho tài năng và sự nỗ lực không mệt mỏi trong việc tiếp cận kỹ thuật y tế chuyên sâu, ứng dụng kỹ thuật công nghệ hiện đại trong y khoa. Cùng nhìn lại những ca mổ của các bác sĩ đã góp phần thiết thực chào mừng kỷ niệm Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27.02.2024.

Ca ghép phổi hồi sinh sự sống cho cô gái trẻ

Ngày 9.2, sự kiện ca ghép phổi hồi sinh sự sống cho cô gái trẻ 21 tuổi được thực hiện bởi gần 100 y, bác sĩ Bệnh viện Phổi Trung ương, Bệnh viện E, cùng nhiều bệnh viện khác đã khẳng định tay nghề của các bác sĩ nước nhà trong việc chinh phục kỹ thuật đỉnh cao ở lĩnh vực ghép tạng.

Những ca mổ chứng tỏ “đẳng cấp” của các bác sĩ Việt Nam -0
Các bác sĩ tiến hành ca ghép phổi (Ảnh: BYT)

Trường hợp nữ bệnh nhân 21 tuổi (Bắc Kạn) mắc bệnh lý u cơ trơn bạch huyết ở phổi (LAM) đã may mắn được tiến hành ghép phổi vào đúng 30 Tết (9.2.2024). Ca phẫu thuật kéo dài 12 giờ (từ 10 giờ tới 22 giờ) với gần 100 thầy thuốc từ nhiều bệnh viện và các chuyên gia khác thực hiện.

Ca ghép đã thành công ở mức cao nhất theo tiêu chuẩn quốc tế từ Trung tâm ghép phổi UCSF-1 trong 9 trung tâm ghép phổi lớn và có uy tín nhất tại Hoa Kỳ.

Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương Đinh Văn Lượng phân tích, đây là kỹ thuật khó nhất trong các kỹ thuật ghép tạng đòi hỏi sự phối hợp nghiêm ngặt của tất cả các bộ phận.

Các bác sĩ, chuyên gia phải đánh giá tình trạng phổi của người cho, người nhận rất chặt chẽ; quy trình lấy phổi và ghép phổi phức tạp, đòi hỏi kỹ thuật cao từ khâu bảo quản, vận chuyển, kiểm soát nhiễm khuẩn, gây mê hồi sức, tim mạch, phẫu thuật lồng ngực, dược, huyết học, miễn dịch, phục hồi chức năng, dinh dưỡng... Bên cạnh đó, quá trình chăm sóc hậu phẫu cũng là yếu tố quyết định sự sống của người bệnh.

12 giờ sau mổ, người bệnh đã tỉnh, tự thở những hơi thở đầu tiên của hai lá phổi mới. Ngay trong ngày đầu tiên sau ghép phổi, người bệnh đã phục hồi tốt, các chỉ số hô hấp ổn định.

Những ca mổ chứng tỏ “đẳng cấp” của các bác sĩ Việt Nam -0
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan chúc mừng Bệnh viện Phổi Trung ương và các đơn vị chức năng thực hiện thành công ca ghép tạng (Ảnh: BYT)

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đánh giá cao kết quả của cuộc phẫu thuật cấy ghép do Bệnh viện Phổi Trung ương phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện; đồng thời, gửi lời tri ân tới đội ngũ bác sĩ tham gia phẫu thuật và người hiến tạng và mong muốn ngành y tế tiếp tục phát triển lĩnh vực cấy mô tạng, giúp bệnh nhân ghép tạng có chất lượng cuộc sống tốt hơn.

Ca lấy - ghép đa tạng từ người cho chết não

Ngày 9.2, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã huy động hơn 150 cán bộ nhân viên tham gia để thực hiện ca lấy - ghép đa tạng từ người cho chết não lần thứ 5 trong vòng 11 tiếng đồng hồ.

Những ca mổ chứng tỏ “đẳng cấp” của các bác sĩ Việt Nam -0
Hội chẩn đa chuyên ngành trước ca ghép (Ảnh: BVCC)

Cụ thể, bệnh viện đã tổ chức lấy - ghép 8 mô tạng, gồm: tim, gan, thận, thận - tụy, 2 tay, 2 giác mạc, phổi (trong đó có 2 tạng lần đầu thực hiện tại Bệnh viện là ghép tim và ghép tụy - thận), đồng thời lấy phổi điều phối cho Bệnh viện Phổi Trung ương ghép.

Theo Thiếu tướng, GS.TS. Lê Hữu Song - Giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, đối với cuộc đại phẫu thuật lần này, bệnh viện chủ động hoàn toàn về công tác tổ chức, điều phối và thực hiện. Bệnh viện đã huy động chuyên gia chuyên ngành, các cơ quan làm công tác tổ chức, điều phối, hậu cần, trang bị, công nghệ thông tin, công tác xã hội… để lấy - ghép. Trong số các ca ghép trên, ghép đồng thời tụy - thận được đánh giá là kỹ thuật phức tạp nhất.

Những ca mổ chứng tỏ “đẳng cấp” của các bác sĩ Việt Nam -0
Toàn cảnh phòng phẫu thuật lấy đa mô - tạng (Ảnh: BVCC)

Giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết thêm, trong số các ca ghép trên, ghép đồng thời tuỵ - thận được đánh giá là kỹ thuật phức tạp nhất. Ghép tụy là kỹ thuật ngoại khoa phức tạp đòi hỏi sự đánh giá, chuẩn bị kỹ lưỡng trước ghép về chỉ định và sự phù hợp giữa người cho - người nhận. Bất cứ sai sót nhỏ nào khi phẫu thuật tuỵ có thể gây ảnh hưởng rất lớn tới các tạng khác và nguy hiểm cho người nhận.

Đặc biệt, bệnh nhân phải trải qua quá trình hậu phẫu (điều trị và theo dõi sau ghép) rất phức tạp với nhiều nguy cơ, biến chứng có thể xảy ra.

Tuy nhiên, những nhịp tim đầu tiên ở người nhận tim đã chạy trên màn hình theo dõi liên tục (monitor), cùng với các mô, tạng khác đang dần hồi sinh trong cơ thể của các bệnh nhân nhận gan, thận, thận - tuỵ, chi thể, trong niềm hân hoan, hạnh phúc của các thầy thuốc...

Thành công ca can thiệp tim bào thai đầu tiên ở Việt Nam

Ngày 4.1, Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP. Hồ Chí Minh) phối hợp can thiệp thông van tim thành công cho một bào thai có bất thường tim mạch bẩm sinh nặng ngay trong bụng mẹ.

Những ca mổ chứng tỏ “đẳng cấp” của các bác sĩ Việt Nam -0
Các bác sĩ 2 bệnh viện thực hiện kỹ thuật can thiệp tim thai trong bào thai (Ảnh: BVCC)

Sản phụ D.D.L. (sinh năm 1996, Đà Nẵng, mang thai lần đầu) qua thăm khám phát hiện thai có bất thường về tim: không lỗ van động mạch phổi với vách liên thất kín diễn tiến thiểu sản thất phải; bất thường về tim thai ngày càng tiến triển nặng hơn, nguy cơ thai nhi tử vong trong bụng mẹ hoặc ngay sau khi được sinh ra.

Bệnh viện Từ Dũ đã tổ chức hội chẩn liên viện khẩn với Bệnh viện Nhi Đồng 1, kết luận nếu không can thiệp bào thai để nong van động mạch phổi ngay, khả năng cao thai sẽ mất trong bụng mẹ. Đồng thời, không thể chấm dứt thai kì thời điểm này để sửa chữa tim sau sinh, vì khả năng cao thai sẽ mất sau sinh do non tháng kèm bệnh tim nặng.

Các chuyên gia Sản và Nhi của 2 bệnh viện thống nhất: can thiệp trong bào thai bán khẩn là giải pháp phù hợp nhất và cấp bách nhằm cứu sống thai nhi còn trong bụng mẹ.

Sau can thiệp, siêu âm kiểm tra tim thai lại thấy dòng chảy qua van động mạch phổi tốt, không tràn dịch màng ngoài tim. Hai kíp phẫu thuật đã cân não, nỗ lực hết sức đảm bảo chính xác tuyệt đối, hạn chế tối đa sự cố có thể xảy ra.

Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh đánh giá, ca thông tim can thiệp bào thai này thực sự là một bước tiến mới về kỹ thuật chuyên sâu ngang tầm các nước phát triển trong khu vực. Trên thế giới, chỉ một số nơi như Brazil, Ba Lan... thực hiện thành công kỹ thuật này. Các nước trong khu vực, đạt nhiều thành tựu y khoa, như Singapore, Thái Lan... đều chưa triển khai thông tim bào thai.

Những ca mổ chứng tỏ “đẳng cấp” của các bác sĩ Việt Nam -0
Ban Giám đốc và kíp phẫu thuật của Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Nhi đồng 1 (Ảnh: BYT)

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, kỹ thuật can thiệp tim bào thai mới chỉ được thực hiện thành công ở một số ít quốc gia có hệ thống y tế chuyên sâu phát triển. Đây là kỹ thuật rất phức tạp, đòi hỏi trình độ chuyên môn cao và sự phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả của đội ngũ y bác sỹ, nhân viên y tế tham gia ca phẫu thuật.

Kết quả can thiệp với tỷ lệ thành công 100% mở ra hướng đi đột phá trong triển khai can thiệp tim bẩm sinh bào thai, mang lại niềm hạnh phúc cho nhiều gia đình, đặc biệt là các gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

Đây cũng là minh chứng cho tài năng và sự nỗ lực không mệt mỏi trong việc tiếp cận kỹ thuật y tế chuyên sâu, ứng dụng kỹ thuật công nghệ hiện đại trong y khoa. Thành tích này góp phần thiết thực chào mừng kỷ niệm ngày Thầy thuốc Việt Nam 27.02.2024.

Sức khỏe

Ngành y tế hoàn thành 14/16 nhiệm vụ là nỗ lực vượt bậc
Tin tức

Ngành y tế hoàn thành 14/16 nhiệm vụ là nỗ lực vượt bậc

Chia sẻ bên lề phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ Tám, Đại biểu Nguyễn Minh Tâm cho rằng, qua báo cáo ngành y tế gửi đến kỳ họp, việc giải quyết phần lớn những vấn đề phân công tại Nghị quyết được Quốc hội thông qua tại các kỳ họp trước, cho thấy nỗ lực rất lớn của ngành.

Xây dựng môi trường học đường không khói thuốc lá
Sức khỏe

Xây dựng môi trường học đường không khói thuốc lá

Trước tình trạng học sinh, sinh viên sử dụng thuốc lá đang trở thành mối lo của nhiều gia đình và toàn xã hội, vừa qua, Cục Y tế Giao thông Vận tải (Bộ Giao thông vận tải) phối hợp với Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải, Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá (Bộ Y tế) tổ chức Hội thi “Sinh viên ngành giao thông vận tải nói không với thuốc lá” năm 2024.

20 kỹ thuật mới, chuyên sâu được chuyển giao và thực hiện thành công tại BVÐK tỉnh Bình Định.
Sức khỏe

Hiệu quả từ chuyển giao, chủ động thực hiện kỹ thuật cao

Thực hiện Đề án 1816 của Bộ Y tế, từ năm 2020 - 2024, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định đã thực hiện được nhiều kỹ thuật mới, kỹ thuật cao từ việc tiếp nhận đào tạo, hỗ trợ chuyên môn và chuyển giao kỹ thuật của Bệnh viện Chợ Rẫy (TP. Hồ Chí Minh). Những thành quả bước đầu được ghi nhận góp phần quan trọng trong cải thiện chất lượng khám, chữa bệnh, giảm tải áp lực cho tuyến trên.

Việc tiêu thụ đồ uống có đường ở Việt nam tăng nhanh trong những năm gần đây.
Sức khỏe

Tầm nhìn dài hạn tác động tới hành vi người tiêu dùng

Tiêu thụ thường xuyên đồ uống có đường; trong đó, có nước giải khát có đường là một trong những nguyên nhân gây ra thừa cân, béo phì và các rối loạn chuyển hóa, làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường type 2, tăng huyết áp cũng như các biến chứng về bệnh tim mạch, đột quỵ, tử vong... Theo đó, việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với đồ uống có đường là biện pháp quan trọng được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo, nhằm giảm mức tiêu thụ và tác hại đối với sức khỏe.

Hậu Giang: Nâng cao nhận thức cho học sinh về tác hại của thuốc lá
Tin tức

Hậu Giang: Nâng cao nhận thức cho học sinh về tác hại của thuốc lá

Vừa qua, Ban Chỉ đạo Phòng, chống tác hại của thuốc lá huyện Long Mỹ và thị xã Long Mỹ đã tổ chức Hội thi Tuyên truyền phòng, chống tác hại của thuốc lá cho học sinh THCS và THPT. Hội thi đã góp phần nâng cao nhận thức của học sinh về tác hại của thuốc lá, đặc biệt là thuốc lá điện tử.