Nhu cầu mua sắm ngày 29 Tết không nhiều như các năm trước

Bộ Tài chính cho biết, nhu cầu mua sắm trong ngày 29 Tết không nhiều như các năm trước, bởi nhiều người lao động về quê sớm do được nghỉ tết sớm và dài ngày, nhiều gia đình liên hoan tất niên sớm hơn mọi năm thay vì tập trung vào ngày cuối cùng trong năm. 

Ngày 28.1, Bộ Tài chính có báo cáo nhanh Chính phủ về tình hình giá cả thị trường Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 trong ngày 29 Tết Âm lịch.

Theo báo cáo của một số Sở Tài chính gửi về, đồng thời thông qua công tác nắm bắt thông tin thị trường giá cả của Bộ Tài chính (Cục Quản lý giá) cho thấy tình hình cung cầu thị trường ngày 29 Tết là ngày cuối cùng của năm Giáp Thìn diễn ra bình thường, không có diễn biến bất thường về giá, nguồn cung hàng hóa vẫn phong phú, đa dạng mẫu mã đáp ứng được nhu cầu mua sắm của người dân.

Năm nay người lao động được nghỉ tết sớm hơn so với mọi năm và dài ngày nên nhiều người dân đã di chuyển về quê sớm, nhiều gia đình cũng lựa chọn tổ chức liên hoan tất niên sớm hơn so với mọi năm, không chỉ tập trung vào ngày cuối cùng trong năm, do đó nhu cầu mua sắm trong ngày 29 Tết không nhiều như các năm trước và cũng giảm so với các ngày trước đó.

Người dân đi mua sắm vẫn tập trung chủ yếu là ở một số mặt hàng phục vụ nhu cầu thờ cúng và tiêu dùng trong dịp Tết như hoa quả, rau xanh, các loại thực phẩm tươi sống, bánh kẹo rượu bia và nước ngọt có ga.

Tại các chợ truyền thống hoạt động đến trưa hôm nay để phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân; giá cả các mặt phục vụ Tết ổn định, hàng hóa thực phẩm tươi sống có nơi tăng, có nơi ổn định theo nhu cầu người tiêu dùng.

Tại các thành phố lớn, hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại tiếp tục là những địa điểm được người tiêu dùng lựa chọn do tạo sự yên tâm cho người mua về nguồn gốc, xuất xứ, thương hiệu cũng như các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và giá cả bình ổn.

Phần lớn các siêu thị đóng cửa muộn chiều tối ngày 29 tết, một số siêu thị đã lên kế hoạch mở cửa xuyên Tết như hệ thống siêu thị Aone và nhiều siêu thị chỉ nghỉ ngày mùng 1 tết và mở cửa trở lại hoạt động bình thường từ ngày Mùng 2 Tết nên sẽ đáp ứng được nguồn hàng cung cấp ra thị trường không bị gián đoạn, không có hiện tượng thiếu hàng sốt giá, giảm mạnh hiện tượng đầu cơ tích trữ găm hàng trong dịp Tết tại các tỉnh thành phố lớn.

Giá các mặt hàng tại các siêu thị ngày 29 Tết tương đối ổn định, nhiều mặt hàng vẫn còn trong chương trình khuyến mại, giảm giá dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ; giá một số loại cây cảnh như đào, quất,... giảm so với những ngày trước đó.

hang-tet.jpg
Ảnh minh họa. Nguồn: ITN

Tại Hà Nội, giá cả ổn định không biến động nhiều. Giá cả lương thực thực phẩm và rau củ quả về cơ bản không có biến động so với những ngày trước. Tại các chợ dân sinh, các loại thực phẩm thiết yếu, rau, củ quả rất dồi dào không có dấu hiệu tăng giá bất hợp lý.

Giá một số loại trái cây ngon để trưng lễ trong dịp Tết như cam canh, quýt đường, thanh long, xoài cát Hòa Lộc, vú sữa... tăng nhẹ. Cụ thể: thanh long 50.000 - 55.000 đồng/kg; xoài cát 50.000 - 60.000 đồng/kg; cam canh 55.000 - 65.000 đồng/kg; bưởi diễn 20.000 - 35.000 đồng/kg...

Giá một số loại hoa ly từ 200.000 - 250.000 đồng/chục cành tùy loại; lay-ơn từ 60.000 - 85.000 đồng/chục; cúc đại đóa khoảng 35.000 - 50.000 đồng/chục; hoa hồng 60.000 - 80.000 đồng/chục... Riêng hoa đào giá từ 300.000 đồng – 500.000 đồng/cành cao 1,2 mét; cây quất cảnh giá từ 250.000 đồng đến 450.000 đồng/cây cao 1,2 mét.

Giá dịch vụ vận chuyển hành khách các tuyến cố định cơ bản bình ổn, không có hiện tượng tăng giá đột biến. Giá vé xe tuyến cố định: Hà Nội (Bến xe Mỹ Đình) – Trung tâm TP Thái Nguyên phổ biến là 100.000 đồng/người/lượt; Hà Nội (Bến xe Mỹ Đình) – Sapa/Lào Cai giá phổ biến từ 310.000 đồng – 450.000 đồng/người/lượt; Hà Nội (Bến xe Giáp Bát) – Nga Sơn/ Thanh Hóa giá 120.000 đồng/người/lượt; Hà Nội (Bến xe Giáp Bát) - Cửa Ông/Quảng Ninh giá 110.000 đồng/người/lượt hoặc 147.273 đồng/người/lượt tùy hãng xe.

Tại TP. Hồ Chí Minh, trong ngày 29 Tết Âm lịch, lượt khách đến các chợ tập trung vào buổi sáng giảm 15% so với ngày trước và giảm 20% so cùng kỳ năm trước.

Tại các chợ đầu mối, lượng hàng về chợ đã giảm hẳn so ngày trước do nhiều tiểu thương đã ngưng kinh doanh nghỉ Tết; giá các mặt hàng thịt gia cầm tương đối ổn định, riêng mặt hàng thủy hải sản tăng do việc ngừng đánh bắt, trong khi giá các mặt hàng rau củ, trái cây đa số giảm do tiểu thương giảm giá để giải phóng hàng tồn.

Tại các chợ truyền thống hoạt động đến trưa hôm nay để phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân: lượng hàng đa dạng, phong phú, sức mua tập trung chủ yếu là thực phẩm tươi sống, các mặt hàng phục vụ nhu cầu tiêu dùng ngày Tết: trái cây, bánh, kẹo, mứt…, các mặt hàng: vải, mỹ phẩm, quần áo… tương đối vắng khách; giá cả các mặt phục vụ Tết ổn định, hàng hóa thực phẩm tươi sống có lúc tăng nhẹ theo nhu cầu người tiêu dùng.

Hệ thống siêu thị, các cửa hàng tiện lợi như Co.opmart, Co.opXtra, Co.op Food, Co.op Smile,... thông báo vẫn mở cửa hoạt động đến 12 giờ 00 sáng ngày 29 Tết, chỉ nghỉ ngày mùng một Tết và mở cửa hoạt động trở lại từ ngày mùng hai Tết.

Tại các chợ lẻ, một số mặt hàng phục vụ Tết như thịt heo tăng 0,8%-2,2%; thịt gà ta tăng 1,2%-1,3%, các mặt hàng rau củ quả giảm giá 0,6%-3,6% các mặt hàng còn lại ổn định so ngày trước.

Kinh tế

Đổi mới thể chế, tinh thần tự cường và chuyển đổi số để bứt phá
Kinh tế

Hành trình phát triển của Việt Nam - Bài học 50 năm và tầm nhìn 2045

Nửa thế kỷ qua, hành trình phát triển của Việt Nam là minh chứng sống động rằng: cải cách thể chế đúng lúc, ưu tiên con người và hội nhập thông minh có thể đưa một quốc gia nghèo vươn lên nhóm thu nhập trung bình chỉ trong một thế hệ. Bài học cốt lõi là: “Không ngừng thay đổi khi thế giới thay đổi, nhưng giữ vững mục tiêu phồn vinh có bao trùm xã hội”. Nếu kiên trì thực hiện các ưu tiên chiến lược, duy trì tăng năng suất và ổn định vĩ mô, mục tiêu trở thành nước phát triển, thu nhập cao vào năm 2045 hoàn toàn khả thi.

Các hành khách cầm lá cờ đỏ Sao vàng và cờ mặt trận Mặt trận Dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam - biểu tượng thiêng liêng của hòa bình, độc lập. Ảnh VNA
Doanh nghiệp

Vietnam Airlines tổ chức chuyến bay đặc biệt dịp 30. 4

- Trong không khí hào hùng của những ngày tháng Tư lịch sử, khi cả nước hướng về kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 – 30.4.2025), Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam - Vietnam Airlines - đã tổ chức những chuyến bay đặc biệt, kèm theo nhiều hoạt động ý nghĩa để tôn vinh Đại ngày lễ của dân tộc.

Tháo gỡ điểm nghẽn hướng tới hiện thực hóa hai mục tiêu 100 năm
Kinh tế

Gỡ điểm nghẽn, hướng tới hiện thực hóa hai mục tiêu 100 năm

PGS.TS. Bùi Hữu Toàn, Chủ tịch Hội đồng Học viện Ngân hàng

30 tháng 4 không chỉ là dịp kỷ niệm mà là lời nhắc nhở chúng ta rằng: sự thống nhất của dân tộc ngày ấy cần được tiếp nối bằng sự thống nhất trong hành động hôm nay. Nếu 50 năm trước, dân tộc ta thống nhất được non sông, thì giờ đây chúng ta cần sự thống nhất giữa ý chí và hành động, giữa tầm nhìn và thực thi để hoàn thành hai mục tiêu 100 năm và khẳng định vị thế xứng đáng của Việt Nam trên bản đồ phát triển toàn cầu.

BIC giảm 20% phí bảo hiểm nhân dịp ra mắt MyBIC
Doanh nghiệp

BIC giảm 20% phí bảo hiểm nhân dịp ra mắt MyBIC

Nhằm đẩy mạnh chuyển đổi số và nâng cao trải nghiệm khách hàng trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ, Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) đã tập trung đầu tư cho các giải pháp số hóa hiện đại, tiên phong ứng dụng công nghệ trong hoạt động kinh doanh. Bắt đầu từ 26.4.2025, ứng dụng bảo hiểm số MyBIC với giao diện hoàn toàn mới, thân thiện, dễ sử dụng sẽ chính thức ra mắt hướng tới các khách hàng quan tâm và sử dụng các dịch vụ của BIC.

HDBank tìm ra chủ nhân 1 ký vàng SJC và 16 khách hàng trúng thưởng
Kinh tế

HDBank tìm ra chủ nhân 1 ký vàng SJC và 16 khách hàng trúng thưởng

Ngay trước thềm đại lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, HDBank mang đến niềm vui bất ngờ cho 16 khách hàng trên cả nước thông qua lễ quay số cuối kỳ chương trình “Rước lộc vàng 1 ký – Phú quý cả năm”; trong đó, một khách hàng may mắn nhất đã trở thành chủ nhân của giải đặc biệt 1 ký vàng SJC.

Ảnh minh họa
Bất động sản

Bất động sản xanh là xu hướng tất yếu

Chiếm khoảng 39% tổng lượng phát thải khí nhà kính (bao gồm xây dựng và vận hành công trình), lĩnh vực bất động sản đang có những chuyển dịch tích cực nhằm đóng góp vào mục tiêu quốc gia; thị trường bất động sản xanh, với các công trình trung hòa carbon và đạt chứng chỉ xanh, nổi lên như một xu hướng tất yếu, vừa đáp ứng yêu cầu bền vững, vừa mang lại giá trị kinh tế thiết thực cho chủ đầu tư.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Tài sản số, tín chỉ carbon có phải là tài sản bảo đảm?

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, nền kinh tế số và quá trình chuyển đổi xanh, các loại tài sản mới như tài sản số, tín chỉ carbon... ra đời; nhanh chóng có khung pháp lý cho các loại tài sản này, trong đó xác định rõ đây có phải là tài sản bảo đảm cho các khoản vay tại các tổ chức tín dụng là vấn đề lớn đặt ra hiện nay.

ĐHĐCĐ VietABank năm 2025: Tăng vốn điều lệ đạt 11.582 tỷ đồng, đặt mục tiêu lợi nhuận trên 1.300 tỷ đồng
Kinh tế

ĐHĐCĐ VietABank năm 2025: Tăng vốn điều lệ đạt 11.582 tỷ đồng, đặt mục tiêu lợi nhuận trên 1.300 tỷ đồng

Ngày 26.4 vừa qua tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank – Mã CK: VAB) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2025 nhằm báo cáo kết quả kinh doanh năm 2024, định hướng kế hoạch kinh doanh năm 2025 cùng một số nội dung quan trọng khác.

Shinhan Finance thoát lỗ năm 2024
Kinh tế

Shinhan Finance thoát lỗ năm 2024

Công ty Tài chính TNHH MTV Shinhan Việt Nam (Shinhan Finance) vừa công bố báo cáo tài chính năm 2024 gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) và các nhà đầu tư trái phiếu. Theo đó, công ty đã ghi nhận lãi sau thuế 56,2 tỷ đồng, đánh dấu bước ngoặt đáng chú ý so với khoản lỗ 462,7 tỷ đồng trong năm 2023.

ITN
Kinh tế

Giải ngân đầu tư công bắt đầu khởi sắc

Kết thúc tháng 4.2025, cả nước ước giải ngân được 128,5 nghìn tỷ đồng, đạt 14,3% kế hoạch. So với tỷ lệ của 3 tháng đầu năm, tốc độ giải ngân trong tháng 4 đã bắt đầu khởi sắc, bắt kịp tiến độ cùng kỳ năm trước.