Với sự chủ động, tích cực của cả hệ thống chính trị và người dân, đến nay, các bước chuẩn bị bầu cử trên địa bàn quận Nam Từ Liêm đã cơ bản hoàn tất. Đặc biệt, quận Nam Từ Liêm được thành phố đánh giá là một trong những địa phương chủ động trong việc xây dựng, hoàn thiện phương án sẵn sàng ứng phó với các tình huống về an ninh trật tự và phòng, chống dịch bệnh, bảo đảm ngày hội của toàn dân diễn ra thành công, an toàn, thông suốt. Báo Đại biểu Nhân dân đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Huy Cường - Phó Bí thư Quận uỷ, Chủ tịch UBND quận Nam Từ Liêm - xoay quanh nội dung này.
Trong chương trình nghị sự của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Đoàn đại biểu Đảng bộ thành phố Hà Nội đã thảo luận, đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết, trí tuệ và thống nhất, đánh giá cao nội dung các dự thảo văn kiện Đại hội lần này.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, thay mặt Đoàn đại biểu Đảng bộ TP Hà Nội, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đã có bài tham luận với chủ đề “Xây dựng và phát triển Thủ đô Hà Nội ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại, xứng đáng là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế”.
Năm 2021 là thời gian có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm khởi đầu thực hiện kế hoạch 5 năm 2021 - 2025, năm yêu cầu bứt tốc kinh tế - xã hội sau ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, cũng là năm tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026. Chính vì vậy, hoạt động HĐND các cấp thành phố Hà Nội sẽ thực hiện theo phương châm “đổi mới, sâu sát, khoa học, hiệu quả” để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn đặt ra.
Theo Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng, trong trường hợp dịch Covid-19 bùng phát trở lại với nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng, căn cứ tình hình thực tế, các đơn vị có thể chủ động chỉ đạo tạm ngừng tổ chức các lễ hội theo đúng quy định.
Nhờ đổi mới sắp xếp tổ chức bộ máy, biên chế, giai đoạn 2016 - 2020, thành phố Hà Nội đã giảm tỷ trọng chi thường xuyên trên tổng chi ngân sách nhà nước từ 58,8% năm 2016 xuống còn 51,2% năm 2020; tiết kiệm chi thường xuyên hơn 13.000 tỷ đồng. Đây là thông tin đáng chú ý tại phiên họp thứ 17 của Ban Chỉ đạo quản lý, tổ chức bộ máy, biên chế thành phố Hà Nội vừa qua.
Ngày 8.3, hoạt động mua sắm tại siêu thị và chợ dân sinh trên địa bàn Hà Nội đã bình thường trở lại, giá các mặt hàng như gạo, thịt lợn, rau... không tăng. Trong cuộc họp khẩn vào sáng qua, Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết Hà Nội đang giai đoạn nguy cơ lây nhiễm cao, thành phố sẽ công khai, minh bạch thông tin về dịch để người dân yên tâm, đồng thời đề nghị mọi người dân nêu cao trách nhiệm phòng, chống dịch.
Ngập tràn thông tin trên các trang mạng xã hội. TP Hà Nội phải tổ chức họp khẩn ngay trong đêm. Đến sáng 7.3, thông tin một người ở phố Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội dương tính với Covid-19 đã chính thức được các cơ quan chức năng xác nhận, kéo theo “làn sóng” nháo nhào đối phó: Người dân đổ xô đi mua các loại nhu yếu phẩm thiết yếu hàng ngày, từ rau, củ, quả, gạo, muối, nước mắm, mỳ chính đến thịt thà, cá tôm...
Xác định rõ vai trò của nông dân trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), các cấp hội nông dân thành phố Hà Nội đã luôn phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo. Các phong trào nông dân hiến đất làm đường giao thông nông thôn, thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu… ngày càng được xây dựng nhiều và phát huy hiệu quả, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, thúc đẩy tiến độ thực hiện tiêu chí NTM.
Đến nay toàn bộ cơ quan, đoàn thể, đơn vị trực thuộc UBND TP Hà Nội không sử dụng túi nilon khó phân hủy và các sản phẩm nhựa sử dụng một lần trong quá trình hoạt động tại công sở, tổ chức họp, hội nghị, hội thảo; người dân ở nhiều địa bàn khi đi chợ đã chủ động mang theo đồ đựng để tránh sử dụng túi nilon tại chợ... là những thành quả mà Hà Nội có được sau gần 1 năm triển khai thực hiện lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ về chống rác thải nhựa.
Giải bơi chải thuyền rồng Hà Nội mở rộng năm 2020 đã diễn ra thành công tốt đẹp và lựa chọn được những đội tuyển xuất sắc nhất. Hàng nghìn người dân Thủ đô tham dự, thưởng thức bộ môn thể thao truyền thống trong tiết trời thu Hà Nội.
Ngày 14.11, thị xã Sơn Tây đã tổ chức Lễ công bố và đón nhận danh hiệu thị xã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Như vậy, đến thời điểm này, cùng với các huyện Đan Phượng, Đông Anh, Thanh Trì, Gia Lâm, Hoài Đức, Quốc Oai, thị xã Sơn Tây là đơn vị thứ 7 được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM). Đây là niềm tự hào và vinh dự của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thị xã và Thủ đô.
Qua làm việc và kiểm tra thực tế tại nhiều địa phương, đoàn khảo sát Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND thành phố đánh giá công tác giải ngân nguồn vốn để cải tạo, sửa chữa, nâng cấp các công trình đê điều, thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp hiện mới đạt khoảng 11%.
Sáng 5.11, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam, tổng kết cuộc thi “ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật giỏi về pháp luật phòng, chống tham nhũng”, “ tìm hiểu pháp luật về bảo vệ môi trường và quy tắc ứng xử gắn với việc bảo vệ môi trường”.
Bằng nỗ lực triển khai một cách quyết liệt, đồng bộ các nội dung hoạt động về an toàn thực phẩm và hoàn thành tốt các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra trong giai đoạn 2016 - 2020, công tác bảo đảm an toàn thực phẩm của TP Hà Nội được đánh giá cao.
Cùng với sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, thời gian qua, Hội Liên hiệp phụ nữ TP Hà Nội đã phối hợp với Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội đẩy mạnh nhiều hoạt động, phong trào nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên về công tác bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm. Qua đó, giải quyết hiệu quả những vấn đề nổi cộm của tình trạng mất an toàn thực phẩm, góp phần bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng và sức khỏe cho gia đình, cộng đồng.
Chất lượng bảo đảm, nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, dễ dàng truy xuất… là những yếu tố giúp cho các sản phẩm OCOP của Hà Nội ngày càng được người tiêu dùng tin tưởng, lựa chọn. Tuy nhiên, việc tìm mua những sản phẩm OCOP của Hà Nội hiện chưa thật sự dễ dàng bởi nhiều chủ thể vẫn đang loay hoay kết nối để đưa sản phẩm vào các điểm bán lẻ. Nhận diện thực tế này, Hà Nội đang tích cực triển khai các hoạt động hỗ trợ kết nối, giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP đến người tiêu dùng.
Mặc dù đạt nhiều kết quả trong công tác cải cách hành chính: Chỉ số cải cách hành chính cấp tỉnh (PAR INDEX) liên tục xếp thứ 2/63 tỉnh, thành phố (các năm 2017, 2018, 2019); Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của các cơ quan, đơn vị thuộc thành phố (SIPAS) đạt trên 80%... Tuy nhiên, việc xây dựng chính quyền đô thị, thành phố thông minh của Hà Nội sẽ không thành công nếu không có một nền hành chính công khai, minh bạch.
Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội vừa tổ chức hội nghị thông báo kết quả Đại hội đại biểu lần thứ XVII, Đảng bộ thành phố Hà Nội, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Hội nghị được tổ chức trực tuyến từ điểm cầu chính từ Thành ủy Hà Nội tới tất cả các điểm cầu ở các quận, huyện cho tới phường, xã với hơn 19.000 cán bộ, đảng viên tham gia.
Phát biểu tại cuộc họp Ban Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch Covid-19 TP Hà Nội, Phó Chủ tịch UBND thành phố yêu cầu các quận, huyện, phường, xã tiếp tục tăng cường công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới theo chỉ đạo của thành phố. Trong đó cần xử lý nghiêm hành vi không đeo khẩu trang tại nơi công cộng.
Những năm gần đây, thành phố Hà Nội luôn chú trọng phát triển nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao, xây dựng các chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Nhờ đó, ngành nông nghiệp đã trụ vững và tăng trưởng ổn định trước nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh, thiên tai… Tuy nhiên, việc tìm đầu ra ổn định cho nông sản, bảo đảm tính bền vững trong phát triển nông nghiệp của Thủ đô vẫn luôn là vấn đề cần được quan tâm.