Nhịp sống Đồng Tháp Mười “xưa và nay”

“Chu du thiên hạ” là cách tận hưởng cuộc sống, thông qua mỗi chuyến đi bạn sẽ thu về muôn vàn cảnh đẹp, một vùng trời văn hóa xứ sở cùng tấm chân tình người dân đôn hậu, hiền lành.

Hãy đặt chân đến Điểm tham quan khu bảo tồn Đồng Tháp Mười (ĐTQKBT Đồng Tháp Mười) xinh đẹp để được tận mắt ngắm nhìn “bức tranh thủy mặc” với cảnh vật đạt độ hoàn mỹ, đầy nghệ thuật của tạo hóa.

Huyền thoại về tên gọi Đồng Tháp Mười

 Nhịp sống Đồng Tháp Mười “xưa và nay”
Tháp Mười Tầng ở Gò Tháp được xây dựng vào năm 1957

Vùng Đồng Tháp Mười bao gồm cả ĐTQKBT Đồng Tháp Mười đây theo Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức được gọi chung chung là “Chằm ao” nghĩa là vùng đầm lầy rộng lớn, địa hình “lòng chảo” quanh năm đối mặt với hai thái cực một là ngập úng, hai là khô hạn triền miên cư dân thưa thở chủ yếu sống dựa vào nguồn thủy lợi tự nhiên. Gắn liền với những giai thoại “rạch mới sông Tranh” - con kênh đào của viên đô đốc Tây Sơn...

Giả thuyết ngày xưa, cánh đồng này thuộc một vương quốc giàu có. Trong nước có 10 đời quốc vương, mỗi vị xây cho mình một ngôi tháp làm nơi an nghỉ cuối cùng. Tháp Mười là ngôi tháp của ông vua thứ 10.

Khi thực dân Pháp chính thức chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam kỳ, đặt cho vùng này một cái tên bằng tiếng Pháp là “Plaine des Joncs” dịch sang tiếng Việt là “Đồng Cỏ Lát”, “Đồng Cỏ Bàng”.

Cái tên gọi này còn gắn liền với giả thuyết do nơi đây có ngọn tháp 10 tầng của người Chân Lạp xưa, nên vào năm 1956, chính quyền Ngô Đình Diệm đã cho xây ở Gò Tháp một ngôi tháp 10 tầng, cao 42m bằng đá xanh thật cũng lắm công phu và tài tình. Vì thế mà dân cư gọi cánh đồng bao la có cái tháp 10 ấy là Đồng Tháp Mười. Nơi đây còn là bối cảnh đặc biệt trong bộ phim “Cánh Đồng Hoang” của Đạo diễn Nguyễn Hồng Sến. 

Nhịp sống ngày nay – hóa thân làm du lịch 

 Nhịp sống Đồng Tháp Mười “xưa và nay”
Trong thế giới tự tại của chim muông

Chỉ có trải nghiệm đi “xuồng ba lá” lênh đênh trên sông nước thì du khách mới hiểu hết được phong vị sống, nếp sinh hoạt của người dân sở tại. Vừa được người lái đò luyên thuyên kể chuyện về thời xưa với những huyền thoại kỳ bí, hấp dẫn bằng chất giọng miền tây chân chất, hiền hòa, dễ mến. 

Uốn lượn quanh co, len lỏi trên con đường nước du khách sẽ bất ngờ khi ong đưa bướm lượn tình tứ ngọt ngào, màu hoa súng, hoa sen nở đỏ tươi, đưa ngát hương thơm giữa mênh mông rừng xanh hùng vĩ. Cây tràm cổ tung xòe bộ rễ xù xì nhuốm màu thời gian, những chiếc lá tươi non đong đưa trong gió, những chùm hoa phảng phất mùi hương dịu nhẹ du khách sẽ cảm thấy thư giãn thoải mái vô cùng. Điểm vào phong cảnh ấy là tiếng chim hót đắm say như một khúc tình si ngân nga khắp lối.

Mỗi mùa một vẻ khi con nước lũ đổ về kéo theo lục bình trôi dạt tập trung thành nhiều mảng giăng kín, hoa trổ tím cả một dòng kênh vô cùng lãng mạn. Những đàn cá kéo nhau về cùng nước lũ mang đến một nguồn tài nguyên thủy sản dồi dào.

Khi hoàng hôn buông xuống, lúc mặt trời biến mất và để lại một trò chơi của những sắc thái vàng. Những tia nắng cuối cùng trong ngày nhạt dần chỉ còn sót lại những sợi tơ vàng óng xuyên qua từng kẻ lá, mang đến sự lãng mạn, ấm áp và bình yên,… với nhiều người đó là khoảnh khắc kỳ diệu nhất trong ngày ở ĐTQKBT Đồng Tháp Mười. 

 Nhịp sống Đồng Tháp Mười “xưa và nay”
Mái nhà chung của chim muông luôn được bảo vệ

Nếu bạn yêu thích những cảnh sắc yên ả, tình tứ đầy quyến rũ hay muốn khám phá thiên nhiên hoang sơ đặc trưng, khác lạ mà tạo hóa đã ưu ái ban tặng thì ĐTQKBT Đồng Tháp Mười là một gợi ý tuyệt vời cho bạn.

Trước thềm xuân mới, còn chần chờ gì nữa tranh thủ triển ngay kế hoạch với gia đình, “ới gọi” hội bạn thân cùng nhau khám phá, chinh phục địa điểm “mới toanh” siêu hấp dẫn này nhé! 

Du lịch - Thể thao

Du khách tham quan Bảo vật Quốc gia bia Vĩnh Lăng
Văn hóa - Thể thao

Cố đô Lam Kinh - Điểm đến hấp dẫn

Khu di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh, cố đô của triều Hậu Lê, hiện là một điểm đến hấp dẫn của tỉnh Thanh Hóa. Dự tính năm 2024, di tích này đón khoảng 320.000 lượt khách, trong đó có hơn 2.500 khách quốc tế, vượt 14,2% kế hoạch.

Trải qua 20 mùa tham dự giải vô địch quốc gia của bóng chuyền nữ Việt Nam, VTV Bình Điền Long An có 5 lần lên ngôi vô địch quốc gia. Ảnh: ITN
Văn hóa - Thể thao

Đội bóng chuyền nữ VTV Bình Điền Long An và hành trình “20 năm Vững bước - Hướng tương lai”

Vừa qua, nhà đương kim vô địch Bóng chuyền nữ Việt Nam VTV Bình Điền Long An tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập. Đây là sự kiện để những người làm bóng chuyền VTV Bình Điền Long An ôn lại chặng đường 20 năm về sự trưởng thành của đội trong làng bóng chuyền và thể thao Việt Nam nói chung.

Hà Nam công bố logo du lịch mới
Văn hóa - Thể thao

Hà Nam công bố logo du lịch mới

Ngày 26.11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nam thông tin về việc lựa chọn logo du lịch mới, sau 5 tháng phát động, tổ chức cuộc thi thiết kế, sáng tác logo và slogan cho ngành du lịch của tỉnh.

Ra mắt Câu lạc bộ Pickleball VNPT Đắk Lắk
Du lịch - Thể thao

Ra mắt Câu lạc bộ Pickleball VNPT Đắk Lắk

Theo lãnh đạo của VNPT Đắk Lắk, việc thành lập Câu lạc bộ (CLB) Pickleball VNPT Đắk Lắk là minh chứng rõ nét cho sự quan tâm của lãnh đạo, công đoàn, Bưu chính viễn thông Đắk Lắk đến sức khỏe và đời sống tinh thần cán bộ công nhân viên và người lao động.

Quảng Nam đăng cai hội nghị quốc tế về Du lịch Nông thôn của UN Tourism
Văn hóa - Thể thao

Quảng Nam đăng cai hội nghị quốc tế về Du lịch Nông thôn của UN Tourism

Ngày 22.11, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UN Tourism và UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức họp báo thông tin về Hội nghị quốc tế về Du lịch Nông thôn lần thứ nhất và Phiên họp thường niên Mạng lưới Làng du lịch tốt nhất lần thứ hai của UN Tourism, từ ngày 9 - 11.12, tại Quảng Nam.

Đội tuyển Việt Nam có 3 trận đấu tập tại Hàn Quốc
Văn hóa - Thể thao

Đội tuyển Việt Nam có 3 trận đấu tập tại Hàn Quốc

Hôm nay, 21.11, đội tuyển Việt Nam hội quân chính thức bước vào đợt tập trung quan trọng để chuẩn bị cho Giải vô địch Đông Nam Á - ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024. Thầy trò HLV Kim Sang Sik sẽ có đợt tập huấn 10 ngày tại Hàn Quốc với 3 trận đá tập nhằm kiểm tra, đánh giá lực lượng và hoàn thiện lối chơi.