Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn: Lương giáo viên chưa đủ để trang trải cuộc sống

Trong báo cáo gửi các đại biểu Quốc hội cung cấp một số thông tin về lĩnh vực giáo dục và đào tạo được các đại biểu Quốc hội quan tâm trong phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội vừa qua, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, theo thống kê từ hệ thống cơ sở dữ liệu ngành Giáo dục, năm học 2021 - 2022 có 16.265 giáo viên nghỉ việc, chuyển việc ra khỏi ngành Giáo dục; trong đó số giáo viên công lập nghỉ việc là 10.407 người, số giáo viên ngoài công lập nghỉ việc là 5.858 người.

Giáo viên nghỉ việc, chuyển việc chủ yếu tập trung ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển

Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, giáo viên nghỉ việc ở cấp mầm non: 6.391 giáo viên, trong đó, công lập: 2.503 giáo viên; ngoài công lập: 3.888 giáo viên. Tiểu học: 4.493 giáo viên (trong đó, công lập: 3.851 giáo viên, ngoài công lập: 642 giáo viên). Trung học cơ sở: 3.425 giáo viên (trong đó, công lập: 3.110 giáo viên, ngoài công lập: 315 giáo viên). Trung học phổ thông: 1.956 giáo viên (trong đó, công lập: 943 giáo viên, ngoài công lập: 1.013 giáo viên).

Hơn 16.000 giáo viên nghỉ việc trong năm học 2021 - 2022 -0
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại hội trường chiều 27.10. Ảnh: Hồ Long 

Điều đáng chú ý, giáo viên nghỉ việc, chuyển việc ra khỏi ngành chủ yếu tập trung ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương... ở đó giáo viên có nhiều sự lựa chọn để chuyển đổi nghề nghiệp với mức thu nhập cao hơn (giáo viên nghỉ việc sẽ chuyển sang làm việc ở các trường tư thục hoặc chuyển sang làm việc ở các lĩnh vực khác có thu nhập cao hơn). Tuy nhiên, một số ít địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn như Gia Lai, Sơn La…, số giáo viên nghỉ việc cũng nhiều hơn các địa phương khác.

Cũng theo Bộ trưởng, trong hơn 2 năm ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, một số cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập phải đóng cửa, dẫn đến giáo viên ở các cơ sở này phải tìm kiếm việc làm khác. Một số giáo viên mầm non không phải người địa phương cũng trở về quê cùng gia đình tránh dịch và không trở lại.

 “Đây là hai nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nghỉ việc của giáo viên ngoài công lập trong 2 năm qua” – Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết thêm.

Đối với cơ sở giáo dục công lập, theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, tình trạng nghỉ việc của giáo viên do một số nguyên nhân:

Một là, chế độ, chính sách về tiền lương còn nhiều bất cập, lương giáo viên chưa đủ để trang trải cuộc sống. Hiện nay, giáo viên công tác trong 5 năm đầu có thu nhập bình quân từ lương và phụ cấp khoảng 6 triệu đồng/tháng. Trong khi đó, chi phí thiết yếu cho cuộc sống khá cao. Điều này khiến một số giáo viên phải chuyển sang làm các công việc khác có thu nhập cao hơn. Mặt khác, sự phát triển của các thành phần kinh tế trong thời kỳ đổi mới đã tạo ra nhiều cơ hội lựa chọn việc làm khác cho đội ngũ giáo viên.

Hai là, một số cơ sở giáo dục chậm đổi mới trong quản lý, áp lực công việc đối với giáo viên còn lớn. Mặc dù trong những năm qua, ngành Giáo dục đã quyết liệt trong việc đổi mới cơ chế quản lý nhưng sự thay đổi trong một số nhà trường còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu của Ngành. Điều này cũng gây ra những áp lực cho giáo viên như: phân công nhiệm vụ chưa hợp lý, thiếu khoa học, tổ chức quản lý thiếu dân chủ, nặng về áp đặt, mệnh lệnh từ trên xuống dưới, từ đó ảnh hưởng đến tinh thần làm việc, hạn chế sự sáng tạo của giáo viên.

Hơn 16.000 giáo viên nghỉ việc trong năm học 2021 - 2022 -0
Năm học 2021 - 2022, có 6.391 giáo viên mầm non nghỉ việc. Ảnh minh họa

Ba là, cơ sở vật chất các trường công lập chưa đáp ứng được nhu cầu hoạt động nghề nghiệp của giáo viên. Ngoài các trường học được sửa chữa, xây mới theo quy mô chuẩn quốc gia, hiện còn nhiều trường công lập thiếu thốn về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học, không bảo đảm tiêu chuẩn dẫn đến điều kiện làm việc của giáo viên gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, các trường tư thục, trường quốc tế hoặc doanh nghiệp có cơ sở vật chất và điều kiện tốt hơn.

Bốn là, tác động của nền kinh tế thị trường và nhu cầu của giáo viên tăng, giáo viên có năng lực tốt sẽ có xu hướng tìm đến những nơi có điều kiện tốt hơn để tìm cơ hội thăng tiến cho bản thân; một số giáo viên chấp nhận bỏ nghề, đi học lại để tìm kiếm cơ hội việc làm khác.

Tăng quyền chủ động cho cơ sở để tuyển dụng, sử dụng và phát triển đội ngũ giáo viên

Để hạn chế giáo viên nghỉ việc, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Dào tạo đề nghị, Quốc hội cho phép xây dựng Luật Nhà giáo nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến tiêu chuẩn, tuyển dụng, quản lý, đãi ngộ, tôn vinh… phù hợp với vai trò, vị trí quan trọng, đặc thù lao động nghề nghiệp của nhà giáo; tạo động lực để nhà giáo gắn bó, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục.

Đề nghị Nhà nước quan tâm tới chính sách tiền lương và các chế độ ưu đãi khác của viên chức giáo dục để tiền lương và thu nhập của viên chức giáo dục cơ bản đáp ứng được nhu cầu của cuộc sống. Đối với giáo viên mới vào nghề, giáo viên hợp đồng cần có chính sách hỗ trợ để đảm bảo thu nhập không thấp hơn lương tối thiểu vùng; được hưởng phụ cấp ưu đãi, các khoản hỗ trợ học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng dạy học. Ngoài chính sách chung của Nhà nước, các địa phương căn cứ điều kiện kinh tế - xã hội, có các chính sách hỗ trợ khác về thu nhập, điều kiện làm việc, nhà công vụ, đi lại… cho giáo viên.

Cũng theo Bộ trưởng, các địa phương thực hiện phân cấp quản lý một cách hợp lý, tăng quyền chủ động cho cơ sở để thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và phát triển đội ngũ giáo viên hiệu quả, bền vững và chất lượng.

Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục rà soát, sửa đổi các quy định về chế độ làm việc, chính sách với nhà giáo theo thẩm quyền, tạo động lực và động viên nhà giáo hoàn thành nhiệm vụ. Rà soát các quy định về hồ sơ, sổ sách của giáo viên, về tổ chức các hội thi, hội thao, về thi đua, khen thưởng… để đảm bảo tính thiết thực; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà trường và quản lý đội ngũ để giảm bớt áp lực cho giáo viên” – Bộ trưởng khẳng định.

Nhịp cầu giáo dục

Trung Quốc dự kiến miễn học phí mầm non
Quốc tế

Trung Quốc dự kiến miễn học phí mầm non

Chính phủ Trung Quốc đang lên kế hoạch từng bước tiến tới miễn học phí cho bậc học mầm non nhằm giảm gánh nặng nuôi con cho các hộ gia đình, thúc đẩy tiêu dùng và tăng tỷ lệ sinh trong nước. Đây là kế hoạch được Ủy ban Cải cách và Phát triển Kinh tế (NDRC), cơ quan hoạch định chính sách của Trung Quốc, đưa ra tại kỳ họp Quốc hội đầu tháng này.

Hơn 3.000 học sinh tham gia ngày hội hướng nghiệp tại Trường Đại học Công nghệ Miền Đông
Giáo dục

Hơn 3.000 học sinh tham gia ngày hội hướng nghiệp tại Trường Đại học Công nghệ Miền Đông

Hơn 3.000 học sinh THPT từ Đồng Nai và các tỉnh lân cận đã tham gia chương trình MIT’s Amazing Day 2025 tại Trường Đại học Công nghệ Miền Đông. Sự kiện mang đến nhiều hoạt động trải nghiệm thực tế, tư vấn hướng nghiệp và giao lưu với chuyên gia, giúp học sinh định hướng nghề nghiệp trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0.

Đẩy mạnh phổ cập giáo dục, phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông
Nhịp cầu giáo dục

Đẩy mạnh phổ cập giáo dục, phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông

Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 525/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 5.1.2024 của Bộ Chính trị về công tác phổ cập giáo dục, giáo dục bắt buộc, xóa mù chữ cho người lớn và đẩy mạnh phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông đến năm 2030.

Đại học Kinh tế Đà Nẵng phát động cuộc thi Startup Runway 2025
Giáo dục

Đại học Kinh tế Đà Nẵng phát động cuộc thi Startup Runway 2025

Startup Runway - cuộc thi thường niên do Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng tổ chức từ năm 2016, đã trở thành một trong những sân chơi tiêu biểu dành cho học sinh, sinh viên đam mê khởi nghiệp, tạo môi trường kết nối với doanh nghiệp, tổ chức, hiệp hội để hỗ trợ hiện thực hóa ý tưởng khởi nghiệp, sáng tạo.

Khai giảng khóa học "Kỹ năng số và an toàn Internet dành cho học sinh"
Công nghệ

Khai giảng khóa học "Kỹ năng số và an toàn Internet dành cho học sinh"

Nhằm tăng cường nhận thức và kỹ năng số cho học sinh THCS và THPT trên toàn quốc, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) phối hợp cùng Tập đoàn Meta, Trung tâm Công nghệ thông tin - Truyền thông Vietnet (Vietnet-ICT) và Công ty Cổ phần Công nghệ và Truyền thông VTC Netviet khai giảng khóa học "Kỹ năng số và an toàn Internet dành cho học sinh" và được đăng tải trên nền tảng học trực tuyến mở đại trà Onetouch với tên miền là onetouch.mic.gov.vn và onetouch.edu.vn.

UBND TP. Buôn Ma Thuột: Sẽ hoàn thành chuyển đổi loại hình với Trường THDL Nguyễn Bỉnh Khiêm trước 30.6.2025
Giáo dục

UBND TP. Buôn Ma Thuột: Sẽ hoàn thành chuyển đổi loại hình với Trường THDL Nguyễn Bỉnh Khiêm trước 30.6.2025

Lãnh đạo UBND tỉnh Đắk Lắk đã có công văn gửi UBND TP. Buôn Ma Thuột yêu cầu khẩn trương tháo gỡ khó khăn, hoàn tất kế hoạch để chuyển đổi chuyển đổi loại hình với Trường Tiểu học dân lập (THDL) Nguyễn Bỉnh Khiêm. Hiện UBND TP. Buôn Ma Thuột cũng đã có báo cáo gửi UBND tỉnh.

70% sinh viên công nghệ thông tin cần đào tạo lại kỹ năng thực hành sau khi tốt nghiệp
Giáo dục

70% sinh viên công nghệ thông tin cần đào tạo lại kỹ năng thực hành sau khi tốt nghiệp

Mỗi năm, Việt Nam đào tạo thêm khoảng 50.000 nhân lực công nghệ thông tin, nhưng trong số này chỉ có khoảng 30% sẵn sàng làm việc được ngay khi ra trường, còn lại 70% vẫn phải thông qua quá trình đào tạo, các khóa học để rèn giũa các kỹ năng thực hành trước khi tham gia vào dự án thực tế.