Nhiều ý kiến phản đối vụ Hạ viện bang Tennessee trục xuất hai nhà lập pháp

Tennessee đã trở thành một mặt trận mới trong cuộc chiến vì tương lai của nền dân chủ Hoa Kỳ sau khi các nghị sĩ đảng Cộng hòa tại Hạ viện bang trục xuất hai nhà lập pháp vì họ tham gia biểu tình kêu gọi thông qua các biện pháp kiểm soát súng.

Nhiều ý kiến phản đối vụ Hạ viện bang Tennessee trục xuất hai nhà lập pháp -0
Các nghị sĩ Justin Jones, Justin Pearson và Gloria Johnson biểu tình tại Hạ viện bang Tennessee vào hôm 30.3 để kêu gọi thông qua các biện pháp hạn chế súng đạn. Nguồn: Reuters

Trong các cuộc bỏ phiếu riêng biệt hôm 6.4, đa số nghị sĩ bang đã trục xuất hai thành viên của cơ quan lập pháp là Justin Jones và Justin Pearson, một động thái khiến khoảng 140.000 cử tri da đen ở các quận Nashville và Memphis của bang này không có đại diện nào trong Hạ viện Tennessee.

Hai nghị sĩ Pearson và Jones đã bị trục xuất vì họ tham gia cuộc biểu tình tại Hạ viện bang kêu gọi thông qua luật kiểm soát sung, diễn ra sau vụ xả súng ở trường học ở Nashville khiến 6 người thiệt mạng, trong đó có ba học sinh nhỏ tuổi. Một đảng viên Đảng Dân chủ thứ ba đã không bị trục xuất với tỷ lệ một phiếu bầu.

Theo Reuters, mặc dù có những hình thức trừng phạt nhẹ hơn, các nghị sĩ Cộng hòa, chiếm đa số tuyệt đối tại Hạ viện bang Tennessee đã bỏ phiếu đuổi 2 nghị sĩ Justin Jones và Justin Pearson, hai nhà lập pháp da đen trẻ tuổi. Các đề xuất đòi tước vị trí của 2 nghị sĩ Jones và Pearson đã lần lượt được thông qua với lần lượt 72 phiếu và 69 phiếu thuận. Trong khi đó, đề nghị trục xuất đối với một nghị sĩ khác là bà Johnson chỉ nhận được 65 phiếu ủng hộ, thiếu một phiếu để được thông qua. Đảng Cộng hòa kiểm soát Hạ viện Tennessee với 75 nghị sĩ so với chỉ 23 người của đảng Dân chủ.

Việc loại bỏ các nhà lập pháp, những người mới được bầu gần đây, phản ánh xu hướng ở hàng chục bang nơi các đảng viên Cộng hòa đang cố gắng gây khó khăn hơn cho tính toàn vẹn của quy trình bầu cử.

Neha Patel, đồng giám đốc điều hành của State Innovation Exchange, một trung tâm chiến lược dành cho các nhà lập pháp bang làm việc hướng tới các chính sách tiến bộ, cho biết: “Sự việc này thể hiện sự xói mòn thực sự đối với nền dân chủ của chúng ta”.

Bà cho rằng, hành động của các nhà lập pháp Tennessee thách thức quy trình bầu cử và đặt ra câu hỏi về tính liêm chính của cuộc bầu cử. Bà nói, câu hỏi tiếp theo là liệu các bang có đa số đảng viên Cộng hòa có tiếp bước Tennessee trong việc trục xuất nghị sĩ có quan điểm khác biệt hay không.

Cho đến nay, các hình thức trục xuất hay miễn nhiệm một nghị sĩ thường chỉ xảy ra khi cá nhân đó phạm tội hình sự.

Sự việc ở cơ quan lập pháp bang Tennessee đã thu hút sự phản đối kịch liệt từ nhiều nhóm.

Chủ tịch Liên đoàn Đô thị Quốc gia Marc Morial cho rằng, đây không chỉ là vấn đề chủng tộc. Đó là về các giá trị cơ bản của Mỹ. Đề cập đến quyền bầu cử, tự do ngôn luận và tự do hội họp, ông nói: “Có vẻ như Cơ quan Lập pháp Tennessee cần xem xét lại Hiến pháp Hoa Kỳ”.

Chủ tịch của Nhóm nghị sĩ da màu, dân biểu bang Nevada, Steven Horsford, đã kêu gọi các nhà lập pháp Tennessee trở lại ghế của họ và yêu cầu Tổng chưởng lý Merrick Garland xem xét các hành vi vi phạm có thể xảy ra đối với Đạo luật quyền bầu cử.

Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành NAACP Derrick Johnson cho biết tổ chức dân quyền đã sẵn sàng thực hiện hành động pháp lý “để đảm bảo rằng nỗ lực tàn ác nhằm bịt ​​miệng tiếng nói của người dân sẽ được giải quyết trước tòa án”.

Chủ tịch Hạ viện bang Tennessee Cameron Sexton đã bác bỏ những lời chỉ trích cho rằng việc trục xuất các nhà lập pháp khiến hàng ngàn cử tri không có người đại diện. Ông nói: “Các nghị sĩ đó phải chịu trách nhiệm cho hành động của mình. Khi tiến hành biểu tình trong Hạ viện, 3 nghị sĩ đó đã lấy đi tiếng nói của Hạ viện này trong 45 phút và làm gián đoạn công việc của cơ quan lập pháp”.

Thế giới 24h

ITN
Thế giới 24h

Nhật Bản phạt tù đối với người đi xe đạp sử dụng điện thoại

Số lượng người sử dụng xe đạp ở Nhật Bản đã gia tăng mạnh mẽ trong thời gian đại dịch Covid-19, khi nhiều người dân chuyển sang loại xe này để tránh việc sử dụng phương tiện công cộng. Tuy nhiên, trước tình hình số vụ tai nạn liên quan đến xe đạp đang ngày càng tăng, Nhật Bản đã đưa ra một loạt biện pháp nhằm siết chặt an toàn giao thông, trong đó cấm sử dụng điện thoại khi đang điều khiển xe đạp.

Ông Trump sẽ làm gì trong ngày đầu tiên trở lại Nhà Trắng?
Quốc tế

Ông Trump sẽ làm gì trong ngày đầu tiên trở lại Nhà Trắng?

Tổng thống đắc cử Donald Trump chuẩn bị trở lại Nhà Trắng sau khi đánh bại Phó Tổng thống Kamala Harris một cách thuyết phục. Trong chiến dịch tranh cử Tổng thống lần thứ 3 của mình, ông đã nêu ra nhiều điều ông sẽ làm vào ngày đầu tiên trở lại nhiệm sở 20.1.2025.

Thủ tướng Israel bất ngờ sa thải Bộ trưởng Quốc phòng
Quốc tế

Thủ tướng Israel bất ngờ sa thải Bộ trưởng Quốc phòng

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu quyết định sa thải Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant với lý do “khủng hoảng niềm tin” và thay thế ông bằng đồng minh thân cận Israel Katz - người trước đây là Bộ trưởng Ngoại giao, để lãnh đạo cuộc chiến của nước này ở Dải Gaza và Lebanon.

Thất bại được báo trước?
Quốc tế

Thất bại được báo trước?

Sự thừa nhận thất bại công khai của ứng cử viên Dân chủ, Phó Tổng thống Kamala Harris đánh dấu kết thúc của một chiến dịch bầu cử đầy biến động chỉ kéo dài hơn 100 ngày của bà, là cuộc vận động tranh cử ngắn nhất trong ký ức hiện đại.

Các nhà lãnh đạo thế giới chúc mừng ông Donald Trump
Thế giới 24h

Các nhà lãnh đạo thế giới chúc mừng ông Donald Trump

Ông Donald Trump đã chắc chắn giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2024 khi hiện tại giành được 277 phiếu đại cử tri, vượt qua mức cần thiết 270 để trở lại nắm quyền, nhiều nhà lãnh đạo thế giới đã nhanh chóng gửi thông điệp chúc mừng, thừa nhận điều mà họ gọi là “sự trở lại vĩ đại nhất trong lịch sử”, đồng thời bày tỏ sự vui mừng được hợp tác với ông chủ Nhà Trắng thứ 47 trong những năm tới.

Điều gì làm nên chiến thắng của Donald Trump?
Quốc tế

Điều gì làm nên chiến thắng của Donald Trump?

Ông Donald Trump đã được bầu làm Tổng thống thứ 47 của Hoa Kỳ vào ngày 6.11, một sự trở lại phi thường của một cựu tổng thống đã từ chối chấp nhận thất bại 4 năm trước, đối mặt với nhiều cáo buộc hình sự và sống sót sau hai nỗ lực ám sát.

Donald Trump tuyên bố sẽ mang lại 'thời kỳ hoàng kim cho nước Mỹ'
Quốc tế

Donald Trump tuyên bố sẽ mang lại 'thời kỳ hoàng kim cho nước Mỹ'

Ông Donald Trump, người gần như chắc chắn giành chiến thắng, đã có bài phát biểu trước những người ủng hộ ông trên toàn quốc vào sáng sớm 6.11 (chiều cùng ngày theo giờ Việt Nam), tuyên bố ông sẽ lãnh đạo "thời kỳ hoàng kim của nước Mỹ" sau khi phát động "chiến dịch chính trị vĩ đại nhất mọi thời đại".

Đảng Cộng hòa giành chiến thắng tại Thượng viện, nhiều khả năng kiểm soát Hạ viện
Quốc tế

Đảng Cộng hòa giành chiến thắng tại Thượng viện, nhiều khả năng kiểm soát Hạ viện

Tính đến gần 3 giờ sáng ngày 6.11 theo giờ miền Đông nước Mỹ (tương đương với 3 giờ chiều cùng ngày theo giờ Việt Nam), cuộc chiến tại Hạ viện vẫn chưa ngã ngũ khi hãng thông tấn AP dự đoán Đảng Cộng hòa sẽ kiểm soát 198 ghế tại Hạ viện và Đảng Dân chủ nắm giữ 169 ghế. Trong khi đó, đảng Con voi đã cầm chắc chiến thắng ở Thượng viện, nơi trước đây Dân chủ kiểm soát, với 51 ghế.

Khủng hoảng nhân đạo tại dải Gaza thêm trầm trọng
Thế giới 24h

Khủng hoảng nhân đạo tại dải Gaza thêm trầm trọng

Việc Israel chính thức cấm Cơ quan Cứu trợ và Việc làm của Liên Hợp Quốc dành cho người tị nạn Palestine (UNRWA) hoạt động trên lãnh thổ Israel hôm 4.11 đã làm dấy lên những lo ngại về dòng viện trợ quốc tế vốn đang không thể đáp ứng nhu cầu tối thiểu cho người dân dải Gaza, tiếp tục bị bóp nghẹt khiến cho cuộc khủng hoảng nhân đạo tại đây thêm trầm trọng.

Điều gì thúc đẩy cử tri Mỹ bỏ phiếu?
Quốc tế

Điều gì thúc đẩy cử tri Mỹ bỏ phiếu?

Chỉ còn vài tiếng trước khi tất cả các điểm bỏ phiếu ở Hoa kỳ chính thức đóng cửa nhưng hầu hết cử tri đã thực hiện quyền của mình. Họ cho biết nền kinh tế và nhập cư là những vấn đề hàng đầu mà đất nước phải đối mặt, nhưng tương lai của nền dân chủ cũng là động lực chính thúc đẩy nhiều người Mỹ đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử tổng thống hôm 5.11.