Nhiều trường đại học tuyển sinh riêng, không cần đăng ký nguyện vọng xét tuyển trên hệ thống của Bộ GD-ĐT

Những trường đại học này có yêu cầu riêng về cách thức đăng ký ứng tuyển và đăng ký nhập học, không thực hiện đăng ký nguyện vọng trên hệ thống xét tuyển của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Trường Đại học VinUni

Theo đề án tuyển sinh năm 2024, Trường Đại học VinUni không lấy kết quả của kỳ thi THPT quốc gia để xét tuyển. Đối tượng tuyển sinh là thí sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương với phạm vi tuyển sinh ở Việt Nam và nước ngoài.

Trường Đại học VinUni tuyển sinh theo phương thức sơ tuyển dựa vào kết quả học tập ở cấp THPT và các thành tích học tập, ngoại khóa nổi bật của thí sinh, kết hợp với phỏng vấn đánh giá năng lực.

Trường chính thức mở cổng tuyển sinh năm học 2024 – 2025 từ ngày 15.10.2023 theo ba đợt. Cụ thể, kỳ tuyển sinh sớm từ ngày 15.10.2023 – 15.01.2024; kỳ tuyển sinh thường từ ngày 15.02 – 15.05.2024; kỳ tuyển sinh cuốn chiếu từ ngày 15.06 – 15.08.2024.

Trường có các ngành học như Quản trị kinh doanh, Y khoa, Điều dưỡng, Khoa học máy tính… Năm 2024, trường mở thêm ngành học là Kinh tế và Tâm lý học.

Thí sinh đăng ký ứng tuyển vào trường theo hình thức trực tuyến. Tất cả đơn ứng tuyển cần được gửi trực tuyến, trường không hỗ trợ gửi đơn ứng tuyển bằng tài liệu giấy hoặc qua email.

Thông tin được yêu cầu trong đơn ứng tuyển bao gồm: thông tin cá nhân; thành tích học tập (điểm trung bình, chứng chỉ A-Level, kết quả Tú tài Quốc tế, giải thưởng Olympic hay các cuộc thi... trong vòng 3 năm qua); chứng chỉ SAT/ACT hoặc điểm thi các môn học; chứng chỉ trình độ tiếng Anh còn giá trị (IELTS, TOEFL) nếu có; một bài luận 400 từ; thành tích phi học thuật (các cuộc thi, thể thao, âm nhạc, nghệ thuật, hoạt động tình nguyện và bất kỳ chương trình nào bạn quan tâm); thư giới thiệu từ giáo viên hiểu rõ về tài năng của thí sinh.

Nhiều trường đại học tuyển sinh riêng không cần đăng ký nguyện vọng xét tuyển trên hệ thống của Bộ GD-ĐT -0
Trường Đại học VinUni (Ảnh: VinUniversity)

Trường Đại học RMIT Việt Nam

Theo thông tin từ Trường Đại học RMIT Việt Nam, có 3 kỳ nhập học mỗi năm gồm tháng 2-3, tháng 6-7 và tháng 10. Thí sinh điền mẫu đơn đăng ký nhập học theo hình thức trực tuyến.

Đối với chương trình cử nhân, trường có yêu cầu học thuật và yêu cầu tiếng Anh. Cụ thể, với yêu cầu học thuật, thí sinh cần tốt nghiệp chương trình trung học phổ thông quốc gia với điểm trung bình lớp 12 từ 7.0/10.0. Tùy vào từng ngành học cụ thể, trường lại đưa ra thêm yêu cầu học thuật. Ví dụ, ngành Công nghệ thông tin yêu cầu thêm điểm trung bình môn Toán năm lớp 12 từ 6.0/10.0 (hoặc tương đương); ngành Tâm lý học yêu cầu thêm điểm trung bình lớp 12 môn Toán, hoặc Địa lý, hoặc một môn Khoa học tự nhiên từ 6.0/10.0.

Với yêu cầu tiếng Anh, thí sinh cần có một trong các chứng chỉ tiếng Anh gồm: IELTS (học thuật) 6.5 (không kỹ năng nào dưới 6.0) hoặc tương đương; TOEFL IBT 79+ với điểm tối thiểu từng kỹ năng: Đọc 13, Nghe 12, Nói 18, Viết 21; (PTE) 58+ và không kỹ năng giao tiếp nào dưới 50 hoặc các chứng chỉ tiếng Anh khác được nhà trường công nhận. Nếu chưa đạt được mốc yêu cầu về tiếng Anh trên, thí sinh cần hoàn thành lớp cao cấp chương trình tiếng Anh của trường.

Nhà trường lưu ý, kết quả học tập và kết quả thi tiếng Anh được công nhận trong vòng 2 năm kể từ ngày hoàn thành cho đến ngày nhập học tại RMIT, trừ khi có yêu cầu khác. Nếu bạn đạt được nhiều kết quả tiếng Anh thông qua nhiều hình thức khác nhau, kết quả phù hợp nhất đạt tiêu chuẩn sẽ được dùng để xét tuyển.

Trường Đại học Fulbright Việt Nam

Theo thông tin từ trường, đối tượng dự tuyển là công dân Việt Nam hoặc nước ngoài đang là học sinh lớp 12 và sẽ tốt nghiệp trung học phổ thông (hoặc tương đương) trước thời điểm nhập học tại Fulbright, hoặc đã có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông (hoặc tương đương).

Trước khi nhập học tại Fulbright, ứng viên cần nộp chứng chỉ tiếng Anh với mức điểm tối thiểu là IELTS 6.0 (hoặc TOEFL iBT 75, hoặc Duolingo English Test 95), hoặc tương đương.

Thí sinh không cần nộp chứng chỉ tiếng Anh nếu thuộc một trong các trường hợp sau: ứng viên là người nói tiếng Anh bản xứ; ứng viên đã theo học chương trình THPT hoàn toàn bằng tiếng Anh liên tục trong hai năm trước thời điểm nhập học tại Fulbright; ứng viên đạt giải Ba (trở lên) môn Tiếng Anh trong Kỳ thi Học sinh giỏi cấp Tỉnh cấp THPT (hoặc cấp Thành phố tại TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ và Hải Phòng) hoặc cấp Vùng ở bậc THPT; ứng viên được chọn vào đội tuyển tham dự Kỳ thi Học sinh giỏi cấp Quốc gia cấp THPT của tỉnh/thành phố môn Tiếng Anh.

Phương thức tuyển sinh toàn diện không chỉ xét duyệt dựa trên điểm số, vì vậy, nhà trường không đưa ra yêu cầu mức điểm GPA tối thiểu mà một ứng viên cần đạt được khi nộp đơn.

Thời gian dự tuyển: Fulbright tổ chức các kỳ tuyển sinh cho khóa 2024-2028 xuyên suốt năm học 2023-2024. Các mốc thời gian quan trọng cho các kỳ tuyển sinh: kỳ tuyển sinh mùa Thu từ 29.8.2023- 27.11.2023; kỳ tuyển sinh mùa Xuân từ 8.1.2024- 1.4.2024.

Nhà trường yêu cầu thí sinh hoàn thành hồ sơ theo hình thức trực tuyến, trường không nhận hồ sơ qua đường bưu điện. Bộ hồ sơ gồm thông tin cá nhân, thông tin học lực, hoạt động và giải thưởng, sản phẩm cá nhân (phần tùy chọn, không bắt buộc). Ngoài ra, ứng viên cũng cần hoàn thành hồ sơ Học bổng (nếu chọn tham gia ứng tuyển các chương trình Học bổng) và hồ sơ Hỗ trợ tài chính (nếu chọn nộp hồ sơ Hỗ trợ tài chính).

Quá trình tuyển sinh tại trường Đại học Fulbright Việt Nam gồm hai vòng: vòng Hồ sơ và vòng Phỏng vấn. Sau khi ứng viên hoàn thành và nộp bộ hồ sơ tuyển sinh trong từng kỳ tuyển sinh, Ban Tuyển sinh sẽ xem xét hồ sơ và thông báo mời các ứng viên vượt qua vòng Hồ sơ tham gia vòng Phỏng vấn.

Giáo dục

Tổng giảng viên dạy tiến sĩ phải công bố ít nhất 50 bài báo khoa học để mở ngành đào tạo
Giáo dục

Tổng giảng viên dạy tiến sĩ phải công bố ít nhất 50 bài báo khoa học để mở ngành đào tạo

Đây là một trong những điểm mới trong Thông tư số 16/2024/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2022/TT-BGDĐT ngày 18.1.2022 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT quy định điều kiện, trình tự, thủ tục mở ngành đào tạo, đình chỉ hoạt động của ngành đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ.

Thử nghiệm dạy và học môn Toán, Khoa học, Sinh học bằng tiếng Anh
Giáo dục

Thử nghiệm dạy và học môn Toán, Khoa học, Sinh học bằng tiếng Anh

Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam phối hợp với Đề án Ngoại ngữ Quốc gia đã nghiên cứu xây dựng thử nghiệm học liệu dạy Toán, Khoa học với cấp Trung học cơ sở và môn Sinh học với cấp Trung học phổ thông bằng tiếng Anh. Với sự hỗ trợ của công nghệ, những bộ tài liệu số, tài liệu cập nhật trí tuệ nhân tạo, sẽ hỗ trợ thầy cô thuận lợi hơn khi giảng dạy các môn học này bằng tiếng Anh.

Tuyển sinh 2025: Nhiều tranh cãi về quy định thang điểm chung và 20% chỉ tiêu xét tuyển sớm
Giáo dục

Tuyển sinh 2025: Nhiều tranh cãi về quy định thang điểm chung và 20% chỉ tiêu xét tuyển sớm

Bộ GD-ĐT vừa công bố dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non, trong đó có nhiều điểm đổi mới quan trọng. Tuy nhiên, về quy định thang điểm chung và dành 20% chỉ tiêu cho xét tuyển sớm đang gây nhiều ý kiến tranh cãi đồng tình và không đồng tình. 

Cần phát triển, nâng cao năng lực số cho học sinh TP. Hồ Chí Minh
Giáo dục

Cần phát triển, nâng cao năng lực số cho học sinh TP. Hồ Chí Minh

Tại hội thảo Phát triển năng lực số gắn liền với năng lực nghiên cứu khoa học và định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT do Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh tổ chức mới đây, nhiều ý kiến chuyên gia, nhà giáo cho rằng việc phát triển và nâng cao năng lực số cho học sinh là rất cần thiết và quan trọng.