Nhiều trường đại học ở TP. Hồ Chí Minh xét tuyển bổ sung không đủ chỉ tiêu

Sau khi kết thúc đợt xét tuyển và nhập học, nhiều trường đại học tại TP. Hồ Chí Minh đã thông báo xét tuyển bổ sung với hàng nghìn chỉ tiêu. Song, hầu hết các ngành ở đợt xét tuyển bổ sung đều không hấp dẫn thí sinh nên không đạt được kết quả như mong đợi.

z5822287183053_cabbaf5893a2e4ee011bfffdeb9ce85e.jpg
Nhiều trường đại học xét tuyển bổ sung không đủ chỉ tiêu

Không xét tuyển bổ sung ở cơ sở chính nhưng Trường đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh thông báo xét tuyển bổ sung 205 chỉ tiêu cho 6 ngành (quản trị kinh doanh, kế toán, công nghệ thông tin, công nghệ kỹ thuật cơ khí, công nghệ kỹ thuật ô tô, công nghệ kỹ thuật điện - điện tử) tại phân hiệu Quảng Ngãi. Kết thúc đợt xét tuyển bổ sung, trường chỉ tuyển được khoảng 20 thí sinh.

Trường đại học Mở TP. Hồ Chí Minh thông báo xét tuyển 150 chỉ tiêu ở 6 ngành đào tạo do trường cấp bằng. Song, với mức điểm nhận hồ sơ là 16 đối với phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT, trường nhận được chưa tới 100 hồ sơ dự tuyển.

Không chỉ các trường công lập, nhiều trường đại học tư thục cũng thông báo xét tuyển bổ sung. Đơn cử, Trường đại học Hoa Sen xét tuyển bổ sung 1.500 chỉ tiêu cho tất cả các ngành đào tạo; Trường đại học Hùng Vương TP. Hồ Chí Minh tuyển bổ sung 500 chỉ tiêu cho 10 ngành đào tạo; Trường đại học Quốc tế Hồng Bàng xét tuyển bổ sung vào tất cả các ngành đào tạo theo nhiều phương thức xét tuyển…

Tuy nhiên, đại diện nhiều trường đại học tư thục tại TP. Hồ Chí Minh có xét tuyển bổ sung đều cho biết lượng thí sinh tham gia xét tuyển bổ sung thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu cần tuyển.

Theo các chuyên gia, nguồn tuyển thật sự không còn nhiều. Những thí sinh có sự xác định rõ ràng và nghiêm túc hầu hết đã trúng tuyển ở đợt xét tuyển chính thức. Có thể chỉ một bộ phận thí sinh trúng tuyển đợt 1 nhưng không phải là ngành yêu thích thì không xác nhận nhập học trên hệ thống của Bộ Giáo dục và Đào tạo mà tìm cơ hội khác ở đợt xét tuyển bổ sung.

Đa số thí sinh đăng ký xét tuyển nhưng không trúng tuyển có thể đã tìm cơ hội học tập ở bậc học khác. Cũng có một bộ phận học sinh tốt nghiệp THPT chủ động tham gia các khóa học nghề, học tiếng để đi xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc, Nhật Bản, Đức…

Ngoài ra, học phí là một trong những mối bận tâm hàng đầu đối với gia đình và bản thân người học. Trong khi hầu hết các trường đại học đã thực hiện tự chủ có mức học phí cao thì học phí ở bậc cao đẳng dễ chịu hơn và cơ hội học lên đại học bằng con đường liên thông cũng hoàn toàn rộng mở. Đây là những lý do tác động đến việc dè dặt bước vào trường đại học của thí sinh năm nay.

Giáo dục

Cần sự vào cuộc của cả xã hội để mang lại môi trường học tập hạnh phúc
Giáo dục

Cần sự vào cuộc của cả xã hội để mang lại môi trường học tập hạnh phúc

Tại hội thảo Hạnh phúc trong giáo dục 2024 tổ chức trong hai ngày 23 - 24.11, Anh hùng Lao động Thái Hương bày tỏ mong muốn có sự thấu hiểu và vào cuộc của xã hội nói chung và ngành giáo dục nói riêng cho sự nghiệp trồng người nhằm mang lại hạnh phúc đích thực cho con trẻ trong hành trình học tập.

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm
Giáo dục

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm

Bộ GD-ĐT vừa ban hành Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non. Theo đó, về xét tuyển học bạ phải dùng cả kết quả lớp 12; Chỉ tiêu xét tuyển sớm không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành.

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện
Giáo dục

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện

Vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục trẻ vị thành niên là vô cùng quan trọng. Bởi phần lớn em tuổi vị thành niên vi phạm pháp luật, đang học tại các trường giáo dưỡng đến từ những gia đình không hoàn thiện. Chính sự quan tâm, yêu thương là yếu tố quan trọng quan trọng để giáo dục và định hướng cho những em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện.