Nhiều trường đại học ở TP. Hồ Chí Minh bỏ chỉ tiêu xét tuyển điểm học bạ

Từ năm 2025, nhiều trường đại học tại TP. Hồ Chí Minh dự kiến bỏ hoặc giảm mạnh chỉ tiêu xét tuyển điểm học bạ THPT khi tuyển sinh đầu vào bậc đại học chính quy.

1111.jpg
Năm 2025 là lứa học sinh đầu tiên hoàn thành lớp 12 theo chương trình giáo dục phổ thông mới

Hiện nhiều trường đại học đã bắt đầu có những công bố dự kiến về kế hoạch tuyển sinh đại học chính quy năm 2025 và định hướng những năm tiếp theo để phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới 2018. Trong đó, điểm mới đáng chú ý là nhiều trường sẽ tăng các phương thức xét tuyển riêng và giảm mạnh, thậm chí bỏ hẳn việc xét điểm kết quả học tập THPT (học bạ).

Trường đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh cho biết, từ năm 2025 trường sẽ duy trì 3 phương thức xét tuyển chính gồm: xét điểm thi tốt nghiệp THPT (40-50% chỉ tiêu); tổ chức và xét điểm thi đánh giá năng lực chuyên biệt (40-50% chỉ tiêu theo ngành); xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển (10-15% chỉ tiêu).

Trong đó, trường sẽ bỏ hình thức xét kết hợp với điểm học bạ và xét điểm thi đánh giá năng lực chuyên biệt do trường tổ chức. Thay vào đó, kỳ thi này sẽ sử dụng xét tuyển độc lập cho hơn 30 ngành học của trường.

Kỳ thi được tổ chức với 6 bài thi, gồm: Toán học, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn và tiếng Anh. Cấu trúc các bài thi được điều chỉnh để phù hợp theo chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2018. Trong đó, phần nội dung kiến thức chiếm 70-80% là chương trình lớp 12, còn lại là chương trình lớp 10 và 11.

Để xét tuyển, thí sinh cần thi tối thiểu 2 môn theo tổ hợp do trường quy định ở từng ngành. Điểm xét tuyển gồm một môn chính nhân hệ số 2 cộng với điểm môn còn lại trong tổ hợp.

Tương tự, từ năm 2025, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh cũng xác định giảm còn 3 phương thức tuyển sinh đại học, gồm: xét tuyển thẳng, xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh tổ chức, xét tuyển dựa trên kết quả thi THPT. Đồng thời, khuyến khích các đơn vị xây dựng phương thức xét tuyển kết hợp. Điều này đồng nghĩa với một số phương thức đánh giá kết quả điểm học bạ THPT của học sinh sẽ không còn được sử dụng.

Trường đại học Công thương TP. Hồ Chí Minh cũng dự kiến tiếp tục dành 50-60% chỉ tiêu cho xét tuyển bằng điểm tốt nghiệp THPT năm 2025. Đáng chú ý, trường sẽ giảm chỉ tiêu cho xét điểm học bạ THPT lớp 10, 11 và học kỳ 1 của lớp 12 xuống còn 15-20%. Số chỉ tiêu còn lại sẽ dành cho xét tuyển thẳng, xét điểm đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, xét tuyển điểm đánh giá năng lực chuyên biệt của Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.

Một số trường đại học lớn ở khu vực phía Bắc cũng dự kiến không còn xét điểm học bạ như: Trường đại học Y Hà Nội, Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường đại học Kinh tế Quốc dân…

Về lý do bỏ sử dụng điểm học bạ trong xét tuyển đại học từ năm 2025, theo các chuyên gia sử dụng điểm học bạ trong tuyển sinh theo đánh giá từ Bộ Giáo dục và Đào tạo là phương thức chưa bảo đảm chất lượng. Qua thống kê năm 2023, thí sinh trúng tuyển đại học bằng điểm học bạ có kết quả thi tốt nghiệp THPT cũng thấp hơn nhiều so với trúng tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT.

Chưa kể, thực tế ở nhiều trường những năm gần đây đã có tình trạng “làm đẹp” điểm học bạ khi các trường đại học tăng chỉ tiêu cho xét điểm học bạ, hoặc cách đánh giá học bạ không có sự đồng nhất giữa các trường, giữa các địa phương nên chưa bảo đảm công bằng cho thí sinh ở các phương thức.

Giáo dục

Lộ diện tân giáo sư trẻ nhất năm 2024
Giáo dục

Lộ diện tân giáo sư trẻ nhất năm 2024

Theo danh sách ứng viên đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 do Hội đồng Giáo sư Nhà nước công bố, ông Hoàng Lê Trường, 40 tuổi, ứng viên giáo sư ngành Toán học là người trẻ nhất đạt chuẩn chức danh giáo sư năm nay.

Các đại biểu Quốc hội thảo luận về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước. Ảnh: Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy giáo dục đại học và dạy nghề

Đánh giá về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 tại phiên thảo luận sáng nay, 4.11, một số đại biểu Quốc hội cho rằng, trong thời gian tới, cần triển khai một số giải pháp để tháo gỡ các vướng mắc, thúc đẩy giáo dục đại học và dạy nghề phát triển, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của nước ta.

Thi tốt nghiệp THPT 2025: Đánh giá đúng năng lực học sinh để đại học có cơ sở tuyển sinh
Giáo dục

Thi tốt nghiệp THPT 2025: Đánh giá đúng năng lực học sinh để đại học có cơ sở tuyển sinh

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng yêu cầu Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, đánh giá đúng năng lực học sinh, lấy kết quả thi để xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông; làm căn cứ đánh giá quá trình dạy và học ở các nhà trường, các địa phương; cung cấp dữ liệu tin cậy, trung thực để các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp sử dụng trong công tác tuyển sinh.

Tiếng Anh - hành trang quan trọng cho sinh viên khởi nghiệp
Giáo dục

Tiếng Anh - hành trang quan trọng cho sinh viên khởi nghiệp

Nhằm tạo điều kiện cho sinh viên chuẩn bị hành trang vững chắc trong lĩnh vực khởi nghiệp, ngày 3.11, Khoa Quan hệ Công chúng - Truyền thông (Trường Đại học Văn Lang) tổ chức Workshop “Khởi nghiệp - Khởi đầu địa phương, Tư duy toàn cầu”. Chương trình thu hút hàng nghìn sinh viên tham dự.

Hà Nội: Phòng GD-ĐT quận Hai Bà Trưng bác bỏ thông tin lộ đề thi học sinh giỏi lớp 9
Giáo dục

Hà Nội: Phòng GD-ĐT quận Hai Bà Trưng bác bỏ thông tin lộ đề thi học sinh giỏi lớp 9

Liên quan đến nghi vấn lộ đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn toán khi có thông tin phản ánh giống đề ôn tập của học sinh ở quận khác, ngày 1.11, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hai Bà Trưng đã khẩn trương kiểm tra, xác minh và đã công bố kết quả rà soát thông tin này. Đơn vị khẳng định không có việc lộ đề thi.

Tìm giải pháp phù hợp thực hiện đổi mới giáo dục và đào tạo theo Kết luận số 91 - KL/TW của Bộ Chính trị
Giáo dục

Tìm giải pháp phù hợp thực hiện đổi mới giáo dục và đào tạo theo Kết luận số 91 - KL/TW của Bộ Chính trị

Chiều 2.11, tại trụ sở Chính phủ diễn ra phiên họp của Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Chủ tịch Uỷ ban chủ trì. Phiên họp nhằm cho ý kiến về “Định hướng giải pháp thực hiện đổi mới giáo dục và đào tạo theo Kết luận số 91 - KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW khoá XII ”.