Nhiều trường đại học đưa môn Tin học vào tổ hợp xét tuyển năm 2025

Năm 2025 là lần đầu tiên môn Tin học và Công nghệ được đưa vào danh sách các môn tự chọn của kỳ thi tốt nghiệp THPT. Nhiều cơ sở giáo dục đại học đã điều chỉnh tổ hợp xét tuyển có môn Tin học để tạo ra các cơ hội phát triển mới, phù hợp với xu hướng phát triển của thời đại.

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội là một trong những cơ sở giáo dục đại học tiên phong áp dụng xét tuyển tổ hợp có môn Tin học và Công nghệ. Cụ thể, trong mùa tuyển sinh 2025, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội dự kiến triển khai các tổ hợp mới có môn Công nghệ, Tin học gồm: Toán, Vật lý, Công nghệ (A0C); Toán, Vật lý, Tin học (A0T); Toán, Hóa học, Công nghệ (B0C); Toán, Tiếng Anh, Công nghệ (D0C).

Đây sẽ là một trong các tổ hợp được sử dụng để xét tuyển vào 35 ngành/chương trình đào tạo như Công nghệ thông tin, Kỹ thuật phần mềm, Khoa học máy tính, Công nghệ kỹ thuật máy tính và An toàn thông tin...

Tổng chỉ tiêu xét tuyển của 35 ngành/chương trình đào tạo này là 4.690 (trên tổng số 7.990 chỉ tiêu). Trong đó, tỷ lệ chỉ tiêu xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT lên tới 80%.

Trưởng phòng đào tạo Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, TS Thân Thanh Sơn cho biết, mục tiêu chương trình GDPT 2018 là giúp học sinh làm chủ kiến thức phổ thông, vận dụng hiệu quả kiến thức, kỹ năng đã học vào đời sống và tự học suốt đời; có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp thông qua việc lựa chọn môn học theo định hướng nghề nghiệp của bản thân.

Môn Tin học và Công nghệ cùng với các môn Toán, Vật lý, Hoá học, Sinh học,… đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy giáo dục STEM. Việc đưa các môn này vào tổ hợp xét tuyển là phù hợp với yêu cầu của một số lĩnh vực đào tạo chính của Nhà trường như Công nghệ, Kỹ thuật, Máy tính và Công nghệ thông tin.

473182103-1015494717277377-1263654644382829274-n.jpg
Sinh viên Trường Đại học Công Thương TP. Hồ Chí Minh (Ảnh: HUIT)

Trường Đại học Công Thương TP. Hồ Chí Minh công bố phương án tuyển sinh đại học dự kiến với nhiều phương thức xét tuyển linh hoạt và tổ hợp môn đa dạng, tạo cơ hội rộng mở cho thí sinh.

Một trong những điểm nổi bật là việc bổ sung tổ hợp xét tuyển khối C vào danh mục xét tuyển, bao gồm C00 (Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý), C01 (Ngữ văn, Toán học, Vật lý), C02 (Ngữ văn, Toán học, Hóa học), C03 (Ngữ văn, Toán học, Lịch sử) và C14 (Toán học, Ngữ văn, Giáo dục kinh tế và pháp luật) cho một số ngành học, giúp mở rộng khả năng lựa chọn cho thí sinh có thế mạnh về các môn khoa học xã hội.

Bên cạnh đó, để đảm bảo sự phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới, Nhà trường bổ sung các môn Toán học, Anh văn, Tin học, Giáo dục kinh tế và pháp luật vào một số tổ hợp xét tuyển.

Trường Đại học Công nghệ Thông tin (Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh) công bố phương án tuyển sinh năm 2025-2026 với 3 phương thức cụ thể bao gồm Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển; Xét tuyển dựa trên điểm Kỳ thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh tổ chức năm 2025; Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.

Ngoài các tổ hợp xét tuyển giữ ổn định như năm 2024, Nhà trường bổ sung thêm một số tổ hợp mới có môn Tin học như Toán – Tiếng Anh – Tin học, Toán – Vật lý – Tin học để phù hợp với chương trình THPT mới của Bộ GD - ĐT.

Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh dự kiến điều chỉnh phương án tuyển sinh để phù hợp với chương trình GDPT 2018. Đồng thời duy trì các tổ hợp xét tuyển cũ cho các phương thức sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT, giúp thí sinh dự thi với những môn quen thuộc.

Tuy vậy, trường sẽ loại bỏ các tổ hợp Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội do không còn phù hợp với cấu trúc môn thi mới. Đồng thời, trường bổ sung tổ hợp có môn Tin học và Công nghệ để mở rộng cơ hội cho thí sinh, đặc biệt là những người theo đuổi các ngành học liên quan đến công nghệ và chuyển đổi số, nhằm chuẩn bị tốt hơn cho quá trình học tập đại học.

Giáo dục

Thực hiện Nghị quyết 57: Cần xây dựng cơ chế tài chính ổn định để tạo niềm tin cho các nhà khoa học
Giáo dục

Thực hiện Nghị quyết 57: Cần xây dựng cơ chế tài chính ổn định để tạo niềm tin cho các nhà khoa học

Ngày 27.3, tại chương trình đối thoại chính sách khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo lần thứ nhất của Đại học Quốc gia Hà Nội, các nhà khoa học kiến nghị cần xây dựng cơ chế tài chính ổn định để tạo niềm tin và điều kiện cho việc lập kế hoạch nghiên cứu dài hạn. Việc thu hút nhà khoa học giỏi vẫn vướng mắc do hạn chế nguồn lực, trong khi mức học phí hiện hành chưa đủ đảm bảo cho đào tạo chất lượng cao và thuê chuyên gia quốc tế.

 “Phủ Xanh Trường học" giúp học sinh hiểu và sống xanh
Giáo dục

“Phủ Xanh Trường học" giúp học sinh hiểu và sống xanh

Dưới góc nhìn của các thầy cô giáo, chuỗi sự kiện “Phủ Xanh Trường học” do VinFast tổ chức mang ý nghĩa to lớn khi giúp học sinh hiểu được ý nghĩa của việc sống xanh ngay từ những bước đi đầu đời, từ đó định hình hành động trong tương lai của thế hệ trẻ theo hướng bền vững hơn.

Lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường từ khuôn viên xanh Trường Đại học Lâm nghiệp
Giáo dục

Lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường từ khuôn viên xanh Trường Đại học Lâm nghiệp

Ngày 26.3, Trường Đại học Lâm nghiệp phối hợp cùng ActionAid Quốc tế tại Việt Nam và Quỹ Hỗ trợ Chương trình Dự án An sinh Xã hội Việt Nam (AFV) đã tổ chức sự kiện “Đi bộ vì Con người và Hành tinh”, với hơn 1.200 sinh viên, học sinh, giảng viên, chuyên gia, nhà quản lý đến từ nhiều tổ chức trong và ngoài nước tham dự.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ phát động phong trào và ra mắt nền tảng “Bình dân học vụ số”

Chiều 26.3, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (Ban Chỉ đạo) đã tổ chức Lễ phát động phong trào và ra mắt nền tảng “Bình dân học vụ số”. Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Phó Trưởng Ban Chỉ đạo, dự và phát biểu chỉ đạo.

Tìm giải pháp hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp trong khu vực công sau tinh giản biên chế
Giáo dục

Tìm giải pháp hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp trong khu vực công sau tinh giản biên chế

Ngày mai (27.3), tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ diễn ra Hội thảo khoa học và thực tiễn “Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động ở khu vực công sau tinh giản biên chế”, quy tụ nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu và đại diện doanh nghiệp.

Thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ: Các trường đại học cần nâng cao năng lực quản trị
Giáo dục

Thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ: Các trường đại học cần nâng cao năng lực quản trị

Nhấn mạnh tầm quan trọng của phát triển khoa học công nghệ trong kỷ nguyên mới, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc cho rằng, các cơ sở giáo dục đại học cần chuẩn bị rốt ráo ngay từ bây giờ, nâng cao năng lực quản trị, quản lý nhằm triển khai các kết quả nghiên cứu và ứng dụng hiệu quả vào thực tiễn.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu
Chính trị

Đánh giá kỹ lưỡng câu chuyện dạy thêm, học thêm

Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7, các ý kiến đề nghị tiếp tục nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng câu chuyện dạy thêm, học thêm, đặc biệt là triển khai Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm để quy định nội dung này trong dự thảo Luật Nhà giáo.

Dự án giải nhất khoa học kỹ thuật quốc gia bị tố giống sản phẩm nước ngoài: Bộ GD-ĐT nói gì?
Giáo dục

Dự án giải nhất khoa học kỹ thuật quốc gia bị tố giống sản phẩm nước ngoài: Bộ GD-ĐT nói gì?

Theo thông tin được đăng tải trên một số diễn đàn, dự án của nhóm học sinh Trường THPT Nguyễn Siêu, Hưng Yên rất giống sản phẩm được Samuel Alexander, chuyên gia Indonesia đã công bố trên cộng đồng Hackaday.io - một nền tảng trực tuyến dành cho những người yêu công nghệ từ trước đó.