Nhiều trường đại học đề nghị bỏ hình thức xét tuyển sớm để tuyển sinh công bằng
Báo Đại biểu Nhân dân
Tại Toạ đàm về dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non do Bộ GD-ĐT tổ chức ngày 6.12, nhiều lãnh đạo cơ sở giáo dục đại học đề xuất cần mạnh dạn bỏ hình thức xét tuyển sớm, siết chặt lại các quy định để công tác tuyển sinh công bằng và hiệu quả hơn.
Tham dự Tọa đàm có lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ GD-ĐT, các chuyên gia, lãnh đạo một số Sở GD-ĐT, cơ sở giáo dục đại học và Ban soạn thảo.
Dành quá nhiều thời gian, nguồn lực cho xét tuyển sớm sẽ tác động ngược trở lại giáo dục phổ thông
Phát biểu tại Tọa đàm, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh, Bộ GD-ĐT luôn cầu thị, lắng nghe vì mục tiêu tốt hơn cho cả hệ thống. Những năm qua, những lần sửa đổi Thông tư dù lớn hay nhỏ đều xin ý kiến rộng rãi từ các chuyên gia, thầy cô trực tiếp đào tạo, quản lý nhiều năm có kinh nghiệm để bàn bạc, đưa ra những gì tối ưu nhất.
Trong bối cảnh thay đổi nhanh chóng của xã hội với nhiều ràng buộc, Thứ trưởng cho rằng, công tác tuyển sinh vẫn cần thay đổi, hạn chế các bất cập bởi có tác động lớn trực tiếp đến các trường và thí sinh, nhất là trong bối cảnh tự chủ hiện nay.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn phát biểu tại Tọa đàm (Ảnh: Trần Hiệp)
Một trong những điểm sửa đổi, bổ sung trong dự thảo Quy chế là chỉ tiêu xét tuyển sớm do cơ sở đào tạo quy định nhưng không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành, nhóm ngành đào tạo. Theo Thứ trưởng, việc nhìn nhận và có điều chỉnh về “xét tuyển sớm” là rất cần thiết để đảm bảo công bằng cho tất cả các thí sinh.
Về vấn đề điểm xét, điểm trúng tuyển của các phương thức, tổ hợp môn sử dụng để xét tuyển phải được quy đổi tương đương về một thang điểm chung, thống nhất đối với từng chương trình, ngành, nhóm ngành đào tạo, Thứ trưởng cho rằng cần quy về thước đo chung này. Đương nhiên quy đổi được là điều không dễ, nhưng vẫn cần phải bàn.
Thứ trưởng khẳng định, tuyển sinh của đại học, cao đẳng tác động rất lớn tới quá trình học ở giáo dục phổ thông. Việc có quy định chặt chẽ hơn về xét tuyển học bạ, nếu sử dụng học bạ để xét tuyển thì cần có kết quả học tập của cả năm lớp 12 cũng là hướng tới bảo đảm công bằng cho các thí sinh ứng tuyển. Nếu chỉ xét đến 5 học kỳ ở cấp THPT mà bỏ qua học kỳ hai của lớp 12 sẽ khiến cho nhiều em chủ quan và không tập trung học tốt đều các môn. Điều này sẽ rất khó khăn cho các em sau này khi vào đại học.
“Ngoài ra, chúng ta cần đo được năng lực, khả năng học tập của thí sinh phải phù hợp và đáp ứng yêu cầu của từng ngành/chương trình đào tạo. Chúng ta cần xác định quan điểm làm thế nào để công tác tuyển sinh đơn giản hóa, thuận lợi nhất cho các trường nhưng không được vi phạm những nguyên tắc chung của giáo dục, đó là công bằng, bình đẳng, chất lượng”, Thứ trưởng yêu cầu.
Toàn cảnh Tọa đàm (Ảnh: Trần Hiệp)
Theo Thứ trưởng, Dự thảo chưa phải là cuối cùng nhưng có những điểm mới nhằm khắc phục một số bất cập. Việc dành quá nhiều thời gian và nguồn lực cho xét tuyển sớm sẽ tác động ngược trở lại giáo dục phổ thông. Giờ đây, dù có khó khăn vẫn phải làm, nhận cái khó về mình, làm sao để các trường và các thí sinh được thuận lợi nhất.
Đề xuất các trường chỉ thông báo kết quả trúng tuyển sớm sau kỳ thi tốt nghiệp THPT
Chia sẻ ý kiến tại tọa đàm, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội Vương Hương Giang bày tỏ đồng thuận với quy định chỉ tiêu xét tuyển sớm của các trường đại học và quy định điểm chuẩn trúng tuyển xét tuyển sớm (sau khi quy đổi tương đương) không thấp hơn điểm chuẩn trúng tuyển của đợt xét tuyển theo kế hoạch chung.
Theo bà Vương Hương Giang, trong những năm qua khi triển khai hỗ trợ thí sinh tham gia xét tuyển sớm, Sở GD-ĐT Hà Nội thấy bộc lộ một số tồn tại. Đơn cử, do mong muốn trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng bằng chỉ tiêu xét tuyển sớm nên thí sinh đã làm nhiều hồ sơ đăng ký vào nhiều cơ sở đào tạo, dẫn đến các trường THPT mất rất nhiều thời gian, công sức để sao in học bạ, xác nhận hồ sơ cho thí sinh trong khi đây là thời gian cao điểm của kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Hơn nữa, sau khi có kết quả trúng tuyển, nhiều thí sinh không có tâm lý tiếp tục ôn tập, vì chỉ cần đạt được tốt nghiệp THPT, ảnh hưởng đến chất lượng kỳ thi và ảnh hưởng đến tâm lý ôn tập của các thí sinh khác. Vì thế, bà Hương Giang cho rằng, việc quy định chỉ tiêu xét tuyển sớm và quy định điểm chuẩn trúng tuyển đảm bảo được sự công bằng giữa các thí sinh trong các đợt xét tuyển và giảm được được các tồn tại nêu trên.
Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội cũng đồng tình với quy định xét học bạ phải dùng kết quả học tập cả năm lớp 12 của thí sinh, vì như vậy đảm bảo đánh giá kiến thức của thí sinh trong toàn cấp THPT và tránh được hiện tượng học lệch, hoặc bỏ không học một số môn ở học kỳ 2 năm lớp 12, chỉ học các môn để thi tốt nghiệp.
TS Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường Đại học FPT cho rằng, những điều Bộ GD-ĐT đã thực hiện, trong đó có việc sửa đổi quy chế tuyển sinh những năm qua là vì mục đích nâng cao chất lượng, không chỉ chất lượng tuyển sinh mà còn là chất lượng giáo dục phổ thông, đảm bảo công bằng cho các thí sinh, góp phần xử lý thí sinh ảo giúp các trường tuyển sinh theo kế hoạch, đơn giản hóa tối đa cho thí sinh, cho các trường, nhận “cái khó” về hệ thống.
Theo ông, vấn đề cần bàn hiện nay là nhìn nhận lại hệ thống tuyển sinh và xem xét những sửa đổi làm sao cho khả thi và phù hợp. Đối với việc xét tuyển sớm, các trường cần quy định rõ, chỉ được thông báo trúng tuyển sớm sau kỳ thi tốt nghiệp THPT để đảm bảo không gây xáo trộn quá trình học tập, không ảnh hưởng đến kết quả kỳ thi THPT.
Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT (Ảnh: Trần Hiệp)
Một số ý kiến đề nghị cần mạnh dạn bỏ hình thức xét tuyển sớm
Theo PGS.TS Nguyễn Đào Tùng, Giám đốc Học viện Tài chính, khi tất cả các trường đều xét tuyển sớm sẽ làm các trường phổ thông vất vả, khối lượng xác nhận nhiều, các em không quan tâm đến học kỳ 2 năm lớp 12. Có trường chỉ xét kết quả học tập của học sinh ở lớp 10, 11 và học kỳ 1 của lớp 12 nên có câu chuyện học sinh ăn Tết xong vào học kỳ 2 không tập trung học nữa.
"Do vậy, chúng tôi ủng hộ điểm mới trong dự thảo quy chế là nếu xét tuyển bằng học bạ THPT phải có đủ 6 học kỳ, để thí sinh tập trung học tập nghiêm túc đến cuối năm học. Đồng thời, cần có cơ chế giám sát để các đơn vị thực hiện nghiêm quy chế; tăng cường chế tài về công tác thanh tra, hậu kiểm để công tác tuyển sinh đi vào nền nếp, hiệu quả", PGS.TS Nguyễn Đào Tùng nhấn mạnh.
PGS.TS Nguyễn Đào Tùng, Giám đốc Học viện Tài chính (Ảnh: Trần Hiệp)
Giám đốc Học viện Tài chính đề nghị, cần mạnh dạn bỏ hình thức xét tuyển sớm, bởi con số 20% dành cho xét tuyển sớm không mang nhiều ý nghĩa. Đồng thời, đẩy sớm thời gian xét tuyển đợt 1 để đợt 2 các trường tiếp tục tuyển sinh những em có nguyện vọng thực sự.
Đồng quan điểm trên, TS Võ Thanh Hải, Phó Hiệu trưởng Đại học Duy Tân cho rằng, việc học sinh lơ là, không tập trung học ở thời điểm cuối năm lớp 12, hay các em chỉ tập trung học những môn học để thi ở THPT cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng, làm mất cân bằng đến quá trình các em học đại học sau này.
TS Võ Thanh Hải ủng hộ việc bỏ hình thức xét tuyển sớm, cần siết chặt lại các quy định, để công tác tuyển sinh công bằng và hiệu quả hơn.
TS Võ Thanh Hải, Phó Hiệu trưởng Đại học Duy Tân (Ảnh: Trần Hiệp)
PGS.TS Nguyễn Đức Sơn, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cho rằng, việc xét học bạ THPT phải dùng kết quả học tập của cả năm lớp 12 sẽ đảm bảo đánh giá toàn diện kiến thức của học sinh ở cấp THPT, tránh hiện tượng học lệch hay bỏ một số môn ở học kỳ 2 lớp 12.
PGS.TS Lê Thành Bắc, Phó Giám đốc Đại học Đà Nẵng chia sẻ, ngành giáo dục và đặc biệt là công tác tuyển sinh luôn có áp lực xã hội lớn. Chúng ta xác định đầu vào quan trọng, nhưng cả quá trình đào tạo trong trường đại học mới quan trọng hơn cả, lãng phí về con người mới nguy hiểm hơn nhiều về vật chất. Do vậy, những thay đổi của Bộ GD-ĐT để phù hợp hơn với tình hình mới là cần thiết và cần làm ngay, bởi chất lượng đào tạo mới là đáng quý, điều này chính là thể hiện trách nhiệm với xã hội của các trường.
Tại Tọa đàm, các đại biểu cũng kiến nghị với các trường có tổ chức Kỳ thi đánh giá năng lực cần sớm đưa điểm thi lên hệ thống chung để thuận tiện cho tất cả các trường trong quá trình tuyển sinh. Việc sửa đổi quy chế cũng cần nhìn vào yếu tố kỹ thuật, hạ tầng để tránh vất vả cho hệ thống.
Phát biểu tại Tọa đàm, PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD-ĐT cho biết, công tác tuyển sinh tác động đến quá nhiều đối tượng liên quan, vì vậy việc Dự thảo nhận được nhiều ý kiến đồng thuận là điều đáng mừng.
Đây cũng là thời điểm Bộ GD-ĐT mong muốn các trường đại học cần lên tiếng nhiều hơn, để cùng với Bộ GD-ĐT, các Sở GD-ĐT, các cơ sở giáo dục phổ thông, để thống nhất cho Dự thảo thông tư lần này trước khi ban hành chính thức trong thời gian tới.
PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD-ĐT (Ảnh: Trần Hiệp)
Nhấn mạnh Ban soạn thảo sẽ tiếp thu tối đa ý kiến của các đại biểu, Vụ trưởng Nguyễn Thu Thủy cho rằng, làm sao tất cả vì lợi ích của thí sinh đặt lên hàng đầu, đảm bảo sự công bằng, minh bạch, đồng thời nâng cao chất lượng đào tạo ở cả giáo dục phổ thông lẫn đầu vào đại học, hướng tới đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước.
Phát biểu tại hội thảo khoa học “Góp ý Dự thảo Luật Khoa học công nghệ và Đổi mới sáng tạo”, PGS.TS Nguyễn Ngọc Hà, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Sáng tạo, Trường Đại học Ngoại thương đề xuất xem xét quy định miễn trách nhiệm hình sự của tổ chức, cá nhân trước các rủi ro trong hoạt động nghiên cứu khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo với những điều kiện cụ thể.
Bộ GD-ĐT yêu cầu quy tắc quy đổi tương đương ngưỡng đầu vào và điểm trúng tuyển cần có căn cứ khoa học và thực tiễn, đơn giản, dễ hiểu và thuận lợi cho việc áp dụng.
Mặc dù có các chính sách đãi ngộ đối với giảng viên, đặc biệt giảng viên trình độ cao, nhưng đến nay, Trường Đại học Y - Dược, Đại học Thái Nguyên, chưa tuyển được cán bộ lĩnh vực sức khỏe có trình độ cao về công tác.
Phó Giám đốc Đại học Bách khoa Hà Nội, PGS.TS Nguyễn Phong Điền cho biết, năm nay, nhà trường áp dụng thêm một tổ hợp mới gồm toán, ngữ văn và một trong các môn lý, hóa, sinh, tin học cho phương thức xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT. Công thức điểm xét sẽ áp dụng theo quy tắc điểm toán nhân hệ số 3, điểm ngữ văn hệ số 1 và một trong các môn lý, hóa, sinh, tin sẽ có hệ số 2.
Ngày 30.3, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông tin kết quả Kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế và khu vực năm 2025. Có 37 học sinh được chọn vào 5 đội tuyển thi Olympic khu vực và quốc tế năm nay, sau hai vòng thi quốc gia.
Vừa qua, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã công bố chi tiết kế hoạch tuyển sinh của 30 quận, huyện, thị xã trên địa bàn thủ đô. Trong đó, thông tin cụ thể phương thức tuyển sinh, chỉ tiêu, tuyến tuyển sinh và thời gian đăng ký đối các lớp đầu cấp.
"Ngày hội tuyển sinh - Con đường ra biển lớn năm 2025” của Trường Đại học Ngoại thương đã thu hút sự tham gia của hơn 3.000 học sinh trên cả nước để tìm hiểu về các chương trình đào tạo, môi trường học tập tại Nhà trường.
Công ty Cổ phần Quốc tế Haseca Mekong liên quan đến vụ việc 33 học sinh bị nghi ngờ ngộ độc thực phẩm sau bữa ăn tại 2 cơ sở ở TP. Thủ Đức của hệ thống trường Tuệ Đức hiện cung cấp suất ăn học sinh nhiều trường; đáng chú ý, công ty này từng trượt thầu vì hồ sơ vi phạm điều cấm của Luật An toàn thực phẩm.
Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế vừa có công văn gửi Sở An toàn thực phẩm TP. Hồ Chí Minh đề nghị khẩn trương, tích cực điều tra, xử lý vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại hệ thống trường Tuệ Đức.
21 mô hình giáo dục xuất sắc, tập trung vào bốn lĩnh vực trọng tâm gồm: Trải nghiệm & hướng nghiệp gắn với thực tiễn; Giáo dục vì sự phát triển bền vững; Ứng dụng AI trong giáo dục; Khai thác nguồn lực địa phương độc đáo cho giáo dục.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn yêu cầu các đơn vị thuộc Bộ, các Sở GD-ĐT, các đại học, cao đẳng khẩn trương cùng phối hợp chặt chẽ, trách nhiệm, hiệu quả, với tinh thần "những gì khó khăn, Bộ GD-ĐT và các trường sẽ khắc phục tốt nhất cho thí sinh", để các em yên tâm học tập và thi tốt, đảm bảo công bằng trong tuyển sinh.
Ngày 29.3, tại Quảng Ninh, đã khai mạc Hội thảo “Thắp Lửa Cùng Tiến Lên 2025” với sự tham dự của hơn 240 đại biểu là nhà quản lý giáo dục, các chuyên gia giáo dục trên khắp cả nước với một điểm chung là: “làm sao để giáo dục Việt Nam tiến lên – mạnh mẽ hơn, sâu sắc hơn và nhân văn hơn”.
Ngày 29.3, tại Trường THPT Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội), Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với các trường đại học, cao đẳng tổ chức chương trình Đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp học sinh THPT năm 2025.
Vượt qua hơn 42.000 thí sinh tại vòng thi trực tuyến, 100 thí sinh xuất sắc nhất đã bước vào vòng thi trực tiếp cấp tỉnh cuộc thi "Em yêu biển, đảo quê hương" năm học 2025-2026 tại Bà Rịa - Vũng Tàu.
Ngày 29.3, tại Hải Phòng, Mạng lưới Tự kỷ Việt Nam (VAN), dưới sự chỉ đạo của Liên hiệp Hội về Người khuyết tật Việt Nam đã khai mạc sự kiện Ngày Việt Nam nhận thức về tự kỷ và Đại hội Thể thao thân thiện lần thứ 7.
Ngày 29.3, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội tổ chức Ngày hội việc làm năm 2025, với sự tham gia của gần 70 doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực như thiết kế vi mạch bán dẫn, gia công cơ khí chính xác, hạ tầng viễn thông và xây dựng dân dụng, sản xuất linh kiện ô tô, dệt, nhuộm vải,…
Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội vừa ký quyết định về việc thành lập Viện Bán dẫn và Vật liệu tiên tiến trực thuộc Công viên Công nghệ cao và Đổi mới sáng tạo.
Trường ĐH Trà Vinh vừa có thêm 4 chương trình đạt chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục quốc tế FIBAA, nâng tổng số ngành được chứng nhận kiểm định quốc tế lên 23 ngành.
Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng, trong thời gian tới, cần nâng cao chất lượng giáo dục và tiếp tục tuyên truyền về Thông tư 29 trên tinh thần không khuyến khích học thêm, dạy thêm bằng mọi giải pháp.