Nhiều sinh viên Trường Quản trị và Kinh doanh, ĐHQGHN được trực tiếp tuyển dụng trong lễ tốt nghiệp

Ngày 22.9, Trường Quản trị và Kinh doanh, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức lễ tốt nghiệp cho 134 tân cử nhân các chuyên ngành Quản trị Doanh nghiệp và Công nghệ (MET), Marketing và Truyền thông (MAC).

Lễ tốt nghiệp năm nay ghi nhận thành tích của khóa sinh viên đầu tiên chuyên ngành Marketing và Truyền thông, Trường Quản trị và Kinh doanh. Đây là chương trình nhiều tính thực tiễn, liên ngành, được giảng dạy bằng tiếng Anh theo tiêu chuẩn quốc tế do ACQUIN kiểm định.

Các tân cử nhân ngành Marketing và Truyền thông được trang bị và cập nhật kiến thức chuyên môn và kỹ năng cần thiết để sẵn sàng đảm nhận các vị trí công việc liên quan đến marketing và truyền thông tại các tổ chức công và doanh nghiệp.

Với chuyên ngành Quản trị Doanh nghiệp và Công nghệ (MET), tân cử nhân đều thành thạo sử dụng tiếng Anh trong kinh doanh, sẵn sàng thực hiện các công việc đàm phán và soạn thảo hợp đồng, lập trình, phân tích công nghệ; quản trị kinh doanh và có thể sẵn sàng đảm nhận các vị trí công việc phân tích dữ liệu, logistics, phần mềm, quản trị dự án,...

z5857474376943_8fe87900871030c3ce474edaea204d5a.jpg
PGS.TS Hoàng Đình Phi, Hiệu trưởng Trường Quản trị và Kinh doanh tại lễ tốt nghiệp
z5857474365831_c28261d6641a61d5592f8bd35564a388.jpg
PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng Ban đào tạo Đại học Quốc gia Hà Nội cùng PGS.TS Hoàng Đình Phi, Hiệu trưởng Trường Quản trị và Kinh doanh trao bằng khen cho Thủ khoa tốt nghiệp Trần Hoàng An

Nhiều sinh viên đã gặt hái thành công trước khi nhận bằng tốt nghiệp, khi được tuyển dụng vào các công ty, tập đoàn lớn như FPT, Ngân hàng Techcombank, Ngân hàng ACB,...

Trong số 134 tân cử nhân tốt nghiệp đợt này, có 1 em tốt nghiệp loại xuất sắc, 30 em tốt nghiệp loại giỏi, còn lại tốt nghiệp loại khá.

Thủ khoa tốt nghiệp là em Trần Hoàng An, cử nhân ngành Marketing và Truyền thông (MAC), tốt nghiệp loại xuất sắc với GPA 3.72/4. Hoàng An đạt nhiều thành tích xuất sắc trong học tập và các hoạt động ngoại khóa như đạt giải sáng kiến ESG phát triển bền vững tại Diễn đàn lãnh đạo trẻ châu Á năm 2023; lãnh đạo trẻ thuộc tổ chức Plan International và Quỹ Liên Hợp Quốc, Sinh viên tiêu biểu Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2022, 2023,...

Chia sẻ bên lề buổi lễ tốt nghiệp, PGS.TS Hoàng Đình Phi, Hiệu trưởng Trường Quản trị và Kinh doanh cho biết, ngay từ khi thiết kế chương trình đào tạo, nhà trường đã hướng tới sáng tạo các chương trình cử nhân theo hướng liên ngành. Bên cạnh đó, tất cả đều theo khung chương trình, đề cương, bài giảng chuẩn châu Âu, tới nay đã được kiểm định.

Việc tuyển sinh đầu vào theo 3 vòng khắt khe: vòng sơ tuyển hồ sơ, vòng phỏng vấn bằng tiếng Anh để đánh giá trí tuệ cảm xúc (EQ), sau đó mới xét theo kết quả của các phương thức xét tuyển. Từng học phần đều có chuẩn đầu ra bao gồm cả mặt kiến thức, kỹ năng, thái độ và gắn với chuẩn đầu ra của chương trình. Tất cả chương trình đào tạo cử nhân chính quy của nhà trường, từ năm thứ hai sẽ được giảng dạy bằng tiếng Anh. 100% sinh viên để được học tiếp ở năm thứ hai phải đạt IELTS 5.5 hoặc chứng chỉ B2 trở lên.

Khi tốt nghiệp, ngoài chuẩn về năng lực ngoại ngữ, sinh viên cần đáp ứng những điều kiện về kỹ năng mềm (như quản trị thời gian cá nhân, giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng tìm kiếm thông tin,...) và các kỹ năng nghề nghiệp, tùy từng chương trình đào tạo.

z5857474358055_58752875e1b42b732b9e8dfb265fdce8.jpg
Lãnh đạo Trường Quản trị và Kinh doanh cùng các tân cử nhân trong lễ tốt nghiệp

Đơn cử, sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Quản trị Doanh nghiệp và Công nghệ (MET) bắt buộc đáp ứng 5 kỹ năng nghề nghiệp. Thứ nhất, sử dụng tiếng Anh học thuật theo đúng chuyên ngành. Thứ hai, kỹ năng sử dụng luật pháp để đàm phán và biên soạn hợp đồng kinh tế, xuất nhập khẩu, kinh doanh bằng tiếng Việt, tiếng Anh. Thứ ba, chuẩn lập trình cơ bản và ứng dụng.

Thứ tư, kỹ năng quản trị kinh doanh, có thể cùng tham gia xây dựng các chiến lược, kế hoạch kinh doanh từ chiến lược chung đến chiến lược phát triển công nghệ, chiến lược phát triển nguồn nhân lực, chiến lược tài chính, chiến lược marketing, chiến lược bán hàng, văn hóa doanh nghiệp,... Thứ năm, kỹ năng tham gia vào tổ chức các nhóm để thực hiện các thay đổi, đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp.

“Khi tốt nghiệp, các tân cử nhân đã được trang bị đủ kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm thực tế, có thể tự tin tìm kiếm cơ hội việc làm và phấn đấu phát triển sự nghiệp tại các đơn vị sự nghiệp công hoặc tại doanh nghiệp, tập đoàn lớn”, PGS.TS Hoàng Đình Phi cho hay.

Theo Hiệu trưởng Trường Quản trị và Kinh doanh, khả năng trí tuệ cảm xúc (EQ) được nhà trường chú trọng ngay từ khâu tuyển sinh đầu vào và tiếp tục phát triển trong xuyên suốt chương trình đào tạo sẽ giúp ích cho sinh viên rất nhiều khi làm việc trong môi trường thực tế.

“Trí tuệ cảm xúc sẽ giúp các em giao tiếp tốt; biết đánh giá được về chất lượng của đối tác, đối thủ cạnh tranh; cũng như biết ứng xử một cách thông minh trong trường hợp cần sự khéo léo. Quan trọng nhất, các em học được cách kiềm chế cảm xúc, điều chỉnh chính mình trong các mối quan hệ xã hội sau này và tránh được các vấn đề tâm lý khi làm việc”, PGS.TS Hoàng Đình Phi chia sẻ.

Tham dự buổi lễ tốt nghiệp, đại diện ban chấp hành Câu lạc bộ cựu sinh viên Trường Quản trị và Kinh doanh (AC-HSB), đồng thời cũng là những lãnh đạo của các tập đoàn, công ty uy tín đã trực tiếp tuyển dụng và tiếp nhận thực tập sinh viên HSB.

Hiện nay, Trường Quản trị và Kinh doanh có mạng lưới hơn 13.000 cựu sinh viên, học viên cũng là đối tác của nhà trường. Mạng lưới này đã mang lại cho sinh viên HSB điều kiện thực tập, trải nghiệm áp dụng kiến thức vào thực tế cũng như nhiều cơ hội việc làm sau khi ra trường.

Trường Quản trị và Kinh doanh là một đơn vị thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội, được sáng lập bởi cố giáo sư, viện sĩ Nguyễn Văn Đạo. Hiện nay, trường đã xây dựng được uy tín tại Việt Nam và trên thế giới về đào tạo và nghiên cứu liên ngành kết hợp 3 trụ cột học thuật là Quản trị, Công nghệ và An ninh.

Trường Quản trị và Kinh doanh hiện có 8 chương trình đào tạo cử nhân, thạc sĩ và tiến gồm: Cử nhân Quản trị Doanh nghiệp và Công nghệ (MET), Cử nhân Quản trị và An ninh (MAS), Cử nhân Marketing và Truyền thông (MAC), Cử nhân Quản trị Nhân lực và Nhân tài (HAT), Thạc sĩ Quản trị và Kinh doanh (HSB - MBA), Thạc sĩ Quản trị An ninh phi truyền thống (MNS), Thạc sĩ Quản trị Công nghệ và Phát triển doanh nghiệp (MOTE), Tiến sĩ Quản trị và Phát triển bền vững (DMS).

Giáo dục

Phát hành sách về phòng, chống ma túy trong trường học
Giáo dục

Phát hành sách về phòng, chống ma túy trong trường học

Thực hiện Chương trình phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật phòng, chống ma túy trong các cơ sở giáo dục giai đoạn 2024-2030, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C04), Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Vụ Giáo dục chính trị và Công tác học sinh, sinh viên (Bộ Giáo dục và Đào tạo) vừa phát hành cuốn tài liệu tuyên truyền “Phòng, chống ma túy trong các cơ sở giáo dục, trường học”.

Phát huy vai trò của thanh niên trong bảo vệ an ninh tư tưởng của Đảng
Giáo dục

Phát huy vai trò của thanh niên trong bảo vệ an ninh tư tưởng của Đảng

Internet và các phương tiện thông tin - truyền thông phát triển mạnh mẽ tạo cơ hội cho thế lực thù địch, phản động xâm nhập vào Việt Nam. Thế hệ thanh niên, sinh viên cần là lực lượng xung kích, kịp thời ngăn chặn, phản bác các quan điểm sai trái của thế lực cực đoan, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

Xã hội hóa sách giáo khoa: Có môn học tới 10 cuốn sách giáo khoa
Giáo dục

Xã hội hóa sách giáo khoa: Có môn học tới 10 cuốn sách giáo khoa

Triển khai công tác xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa, tính đến nay có 7 nhà xuất bản và 12 công ty cổ phần tham gia biên soạn và liên kết biên soạn sách giáo khoa. Theo đó, môn học có ít nhất là 1 sách giáo khoa, môn học có nhiều nhất là 10 sách giáo khoa, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của người học.

Trường đại học chỉ “căng mình” với KPI thì không thể có khoa học cơ bản
Giáo dục

Trường đại học chỉ “căng mình” với KPI thì không thể có khoa học cơ bản

GS.TS Phạm Hồng Tung, nguyên Trưởng ban Khoa học Công nghệ Đại học Quốc gia Hà Nội, nguyên Viện trưởng Viện Việt Nam học & Khoa học phát triển cho rằng, nếu các trường đại học đào tạo khoa học cơ bản chỉ “căng mình” với KPI, ISI/ Scopus rồi những định mức chi tiêu tính trên đầu sinh viên, giảng viên thì không thể có khoa học cơ bản Việt Nam.

Hai trường đại học Việt Nam thiết lập quan hệ hợp tác với Trường Đại học Giao thông Thượng Hải
Giáo dục

Hai trường đại học Việt Nam thiết lập quan hệ hợp tác với Trường Đại học Giao thông Thượng Hải

Trong khuôn khổ chuyến công tác tại Trung Quốc, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn đã tới thăm và làm việc với Trường Đại học Giao thông Thượng Hải. Bộ trưởng mong muốn 2 trường đại học của Việt Nam sẽ thiết lập được quan hệ hợp tác với Trường Đại học Giao thông Thượng Hải trong việc đào tạo và nghiên cứu khoa học, đặc biệt là đào tạo về đường sắt cao tốc và đường sắt đô thị.

Tổ hợp tự nhiên bị "lép vế" với tổ hợp xã hội: Do công tác hướng nghiệp còn nhiều hạn chế
Giáo dục

Tổ hợp tự nhiên bị "lép vế" với tổ hợp xã hội: Do công tác hướng nghiệp còn nhiều hạn chế

Để giảm thiểu chênh lệch tỷ lệ chọn môn Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội tại kỳ thi tốt nghiệp THPT, các chuyên gia giáo dục cho biết, quan trọng nhất vẫn là làm tốt công tác hướng nghiệp, định hướng ở các cấp học, giúp học sinh thoát khỏi tâm lý "Học ứng thí - Học để thi".

Sẽ thí điểm giáo dục tài chính cho học sinh
Giáo dục

Sẽ thí điểm giáo dục tài chính cho học sinh

Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao hiểu biết tài chính, trong khuôn khổ hợp tác giữa UNICEF và Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam giai đoạn 2024-2025, một hợp phần về "Thích ứng bộ tài liệu giáo dục tài chính cho học sinh Việt Nam" đã được xây dựng. Bộ tài liệu này sẽ được triển khai thí điểm tại một số tỉnh đại diện cho 6 vùng kinh tế - xã hội của Việt Nam.

Bảo đảm ngân sách cho công tác dinh dưỡng học đường
Chính trị

Bảo đảm ngân sách cho công tác dinh dưỡng học đường

Từ thực tiễn địa phương, tỉnh Lào Cai kiến nghị Chính phủ quan tâm, tiếp tục bố trí ngân sách cho hoạt động dinh dưỡng học đường trong các chương trình mục tiêu quốc gia; sửa đổi các quy định liên quan như Nghị định số 105/2020/NĐ-CP, Nghị định số 116/2016/NĐ-CP, tăng mức hỗ trợ tiền ăn cho học sinh bán trú…