Nhiều quan điểm mới, đặc sắc trong nghiên cứu và giảng dạy ngôn ngữ

Ngày 30.11, Trường Đại học Phenikaa phối hợp với Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, Ban Đề án Ngoại ngữ Quốc gia (Bộ GD-ĐT) tổ chức Hội thảo Khoa học quốc tế “Ngôn ngữ học đối chiếu và đối chiếu giữa các ngôn ngữ”, với sự tham dự của hàng trăm đại biểu trong và ngoài nước.

z6084322557633-cb33220eec6b7a85930bf007cdbb3cc4.jpg
Hội thảo có sự tham dự của hàng trăm đại biểu trong và ngoài nước

Hơn 225 bài viết của các học giả trong và ngoài nước, viết bằng 6 ngôn ngữ

Phát biểu tại Hội thảo, GS.TS Phạm Thành Huy, Hiệu trưởng Trường Đại học Phenikaa cho biết, hội thảo đã nhận được hơn 225 bài viết của các học giả trong và ngoài nước; được viết bằng 6 ngôn ngữ: tiếng Việt (với số lượng lớn nhất), tiếng Anh, tiếng Hàn, tiếng Hán/Trung Quốc/Hoa, tiếng Nhật, tiếng Pháp.

Các học giả nước ngoài đến từ các quốc gia và vùng lãnh thổ, như: Mỹ, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Lào, Thái Lan... Các học giả trong nước đến từ 81 đơn vị là các trường đại học, cao đẳng, phổ thông và các viện nghiên cứu ở mọi miền tổ quốc.

Nội dung các bài viết góp phần làm sáng tỏ đặc điểm của tiếng Việt - ngôn ngữ quốc gia của Việt Nam và các ngôn ngữ; góp phần vào bổ sung, minh chứng cho các vấn đề lý thuyết của ngôn ngữ học hiện đại. Đồng thời, góp phần vào nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học, đào tạo, dưỡng giảng viên, nghiên cứu viên; tăng cường sự hợp tác trong nước và quốc tế trong giảng dạy và nghiên cứu ngôn ngữ học; giải quyết các vấn đề của công nghệ thông tin cần đến dữ liệu của ngôn ngữ.

anh-6-1061.jpg
GS.TS Phạm Thành Huy, Hiệu trưởng Trường Đại học Phenikaa

GS.TS Phạm Thành Huy nhấn mạnh, Hội thảo Khoa học quốc tế “Ngôn ngữ học đối chiếu và đối chiếu giữa các ngôn ngữ” là sự kết nối giữa người làm ngôn ngữ học, giữa các thế hệ nghiên cứu ngôn ngữ, giữa các đơn vị, cơ sở đào tạo, nghiên cứu ngôn ngữ trong nước và quốc tế.

Theo TSKH Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, tiếng Việt là ngôn ngữ quốc gia đang từng bước được nhiều người, ở nhiều nước trên thế giới biết đến. Hiện nay, chúng ta có cộng đồng gần 6 triệu người Việt Nam sinh sống và làm việc trên thế giới. Ngày càng có nhiều bạn bè quốc tế học tiếng Việt, nghiên cứu tiếng Việt.

Ngôn ngữ tiếng Việt cũng đã góp phần vào kho tàng quý báu ngôn ngữ thế giới thêm phong phú và đa dạng, bởi chúng ta có ngôn ngữ của 53 dân tộc ít người. Đây là tài sản vô hình rất quý giá của Việt Nam và của nhân loại nói chung.

z6084322945413-951757b19fdbab293a98e23845bdbb67.jpg
TSKH Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam

TSKH Phan Xuân Dũng nhìn nhận, việc tổ chức Hội thảo về ngôn ngữ học đối chiếu và đối chiếu giữa các ngôn ngữ là rất quan trọng, không chỉ có ý nghĩa ở nội dung khoa học mà còn có ý nghĩa chính trị xã hội, góp phần đoàn kết các dân tộc, giao lưu, hội nhập quốc tế. Bên cạnh đó, xây dựng cơ sở khoa học để góp phần hoàn thiện chính sách ngôn ngữ, chính sách dân tộc, góp phần xây dựng, phát triển khoa học nước nhà, phát triển kinh tế xã hội, nâng cao địa vị, vị thế quốc gia.

“Một vấn đề quan trọng khác là Hội thảo này sẽ góp phần tạo tiền đề để đến một lúc nào đó khi đất nước ta đã được sánh vai với các cường quốc năm châu như Bác Hồ kính yêu hằng mong muốn thì tiếng Việt của chúng ta sẽ là ngôn ngữ được quốc tế hóa”, TSKH Phan Xuân Dũng bày tỏ.

Nhiệm vụ quan trọng trong triển khai Đề án dạy và học ngoại ngữ

Chia sẻ tại Hội thảo, TS Nguyễn Thị Mai Hữu, Trưởng ban quản lý Đề án Ngoại ngữ quốc gia, Bộ GD-ĐT nhấn mạnh, thế giới vừa trải qua đại dịch Covid-19 đầy thách thức, khó khăn nhưng cũng mở ra cơ hội mới, thách thức mới cho giáo viên, giảng viên, cho học sinh, sinh viên và đặc biệt là cho các nhà quản lý giáo dục. Cơ hội và thách thức đó là làm sao tái thiết được nền giáo dục để ứng đáp tốt nhất với các vấn đề có thể xảy ra, chuẩn bị nguồn nhân lực sẵn sàng cho những thay đổi, phát triển vượt trội đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ… của thế giới.

z6084322703333-7be7da0eecf02f7b2c44d61f24aecbd5.jpg
TS Nguyễn Thị Mai Hữu, Trưởng ban quản lý Đề án Ngoại ngữ quốc gia, Bộ GD-ĐT

Trong bối cảnh đó, đối với các quốc gia như Việt Nam, ngôn ngữ học đóng vai trò vô cùng quan trọng. Ngôn ngữ là phương tiện lưu trữ tri thức khổng lồ của nhân loại, là công cụ không thể thiếu trong học tập, nghiên cứu và làm việc, trong đời sống xã hội, đặc biệt trong bối cảnh công nghệ ngày càng phát triển nhanh và hiện đại. Việc biết nhiều ngôn ngữ thật sự tạo ưu thế vượt trội cho người sử dụng trong cuộc sống, học tập và công tác.

Theo TS Nguyễn Thị Mai Hữu, Bộ GD-ĐT luôn coi trọng việc nâng cao chất lượng nghiên cứu và giảng dạy ngôn ngữ, ủng hộ việc tổ chức một hội thảo quốc tế giá trị, một diễn đàn học thuật chuyên môn sâu cho các nhà nghiên cứu, giáo viên, giảng viên, nhà quản lý để cùng nhau chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm mới nhất trong lĩnh vực nghiên cứu và giảng dạy ngôn ngữ ở Việt Nam và trên thế giới.

Năm 2024, việc tổ chức Hội thảo quốc tế về ngôn ngữ là nhiệm vụ quan trọng trong triển khai Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân.

“Hội thảo này là một trong những hoạt động chuyên môn hàng đầu trong dạy học ngôn ngữ được tổ chức tại Việt Nam, là diễn đàn chuyên môn uy tín, nơi các nhà chuyên môn, các chuyên gia, các thầy cô giáo và các em sinh viên giao lưu, trao đổi kết quả nghiên cứu, ý tưởng, phương pháp… liên quan đến công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập ngôn ngữ.

Tôi tin rằng Hội thảo sẽ làm tốt vai trò kết nối các nhà nghiên cứu, những người hoạt động trong lĩnh vực giáo dục trong và ngoài nước thuộc lĩnh vực nghiên cứu và giảng dạy ngôn ngữ, hướng tới xây dựng và phát triển một cộng đồng nghiên cứu và giảng dạy ngôn ngữ bền chặt không chỉ trong nước mà sẽ là của khu vực và thế giới”, TS Nguyễn Thị Mai Hữu cho hay.

z6084322799001-1b05e8d591413e62ed18e5a88f018fb6.jpg
PGS.TS Nguyễn Lân Trung, Chủ tịch Hội Ngôn ngữ Việt Nam

PGS.TS Nguyễn Lân Trung, Chủ tịch Hội Ngôn ngữ Việt Nam thông tin, Hội thảo khoa học quốc tế “Ngôn ngữ học đối chiếu và đối chiếu giữa các ngôn ngữ” được tổ chức nhằm tạo điều kiện cho các nhà nghiên cứu, các chuyên gia và cộng đồng ngôn ngữ học, giáo dục ngôn ngữ và dịch thuật có cơ hội trao đổi, học hỏi và chia sẻ kiến thức trong các lĩnh vực này. Hội thảo đã tạo ra được một Diễn đàn học thuật nghiêm túc, chất lượng và rộng mở, thu hút được sự quan tâm của giới nghiên cứu trong mái nhà chung Ngôn ngữ học.

Ông bày tỏ tin tưởng, nhiều trí tuệ và cảm xúc, nhiều hiểu biết và kinh nghiệm sẽ được chia sẻ tại diễn đàn này, mở ra các hướng tiếp cận mới, những sự phối hợp, liên kết mới trong học thuật giữa các cá nhân và các cơ sở nghiên cứu, giảng dạy.

Trong khuôn khổ Hội thảo đã diễn ra phiên toàn thể và phiên song song với 5 tiểu ban cùng thảo luận các đề tài.

Tại phiên toàn thể, 3 nội dung tham luận được báo cáo gồm: “Tổng quan nghiên cứu đối chiếu về từ tượng thanh trong tiếng Nhật và tiếng Việt: tập trung khảo sát các tài liệu trên cơ sở dữ liệu học thuật CiNii” của GS.TS Kamimura, Đại học Soka, Nhật Bản; “Làm thế nào để dạy và học thanh điệu tiếng Việt từ góc nhìn của người nói tiếng Đài Loan và Trung Quốc” của GS.TS Tưởng Vi Văn, Đại học Thành Công, Đài Loan và “Đối chiếu hệ thống từ vựng giữa tiếng Mường và tiếng Việt: Phác thảo một hướng tiếp cận” của GS.TS Nguyễn Văn Khang, Trường Đại học Phenikaa.

z6084322411193-f277c2ae531c0b555165615ef4d23a10.jpg
GS.TS Tưởng Vi Văn, Đại học Thành Công, Đài Loan báo cáo tại phiên toàn thể
z6084322459940-30031b954e7b4aade7cbdca9029d3046.jpg
GS.TS Kamimura, Đại học Soka, Nhật Bản báo cáo tại phiên toàn thể
z6084322606135-071573f35d1fdc6495899a29f707ee4d.jpg
GS.TS Phạm Thành Huy, Hiệu trưởng Trường Đại học Phenikaa cùng GS.TS Trần Trí Dõi - chủ trì phiên toàn thể và các báo cáo viên

Phiên song song diễn ra với hoạt động thảo luận của 5 tiểu ban: Tiểu ban 1: Ngôn ngữ học đối chiếu; Tiểu ban 2: Ngôn ngữ học đối chiếu - dịch thuật; Tiểu ban 3: Ngôn ngữ - Văn hóa; Tiểu ban 4: Giáo dục ngôn ngữ; Tiểu ban 5: Ngôn ngữ học với tiếng Việt và các ngôn ngữ dân tộc thiểu số Việt Nam.

Trong khuôn khổ hội thảo cũng diễn ra phiên đối thoại với phần chia sẻ của các chuyên gia ngôn ngữ học hàng đầu với chủ đề “Ngôn ngữ học Việt Nam: Từ hiện tại nhìn về tương lai”.

Theo các chuyên gia, Hội thảo đã đưa đến nhiều quan điểm mới, đặc sắc trong nghiên cứu và giảng dạy ngôn ngữ qua các phiên báo cáo của những chuyên gia hàng đầu Việt Nam và thế giới.

Các bài trình bày toàn thể, các phiên báo cáo song song tại Hội thảo mang đến các nội dung chuyên môn chất lượng, trực tiếp và gián tiếp mang lại tác động tích cực tới công tác nghiên cứu, dạy học.

Giáo dục

7 vị trí công tác trong lĩnh vực giáo dục phải thay đổi định kỳ sau 3-5 năm
Giáo dục

7 vị trí công tác trong lĩnh vực giáo dục phải thay đổi định kỳ sau 3-5 năm

Các vị trí "tuyển sinh, đào tạo; phân bổ chỉ tiêu, quản lý tuyển sinh; thẩm định, phê duyệt chương trình đào tạo; thẩm định tài liệu giáo dục địa phương; Thẩm định hồ sơ thành lập cơ sở giáo dục; quản lý đề án, dự án; phân bổ, thẩm định đề tài nghiên cứu khoa học"... sẽ cần phải thay đổi định kỳ theo quy định mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Hơn 15.000 sinh viên Trường Đại học Phenikaa "bùng nổ" cảm xúc trong đêm Đại nhạc hội Into the Colorverse
Giáo dục

Hơn 15.000 sinh viên Trường Đại học Phenikaa "bùng nổ" cảm xúc trong đêm Đại nhạc hội Into the Colorverse

Với sân khấu hoành tráng, quy tụ dàn khách mời nổi tiếng như MONO, Captain Boy,... Into the Colorverse - Đại nhạc hội chào tân sinh viên K18 Trường Đại học Phenikaa tối 8.12 đã đem đến những phần trình diễn đầy cảm xúc, để lại dấu ấn khó quên trong lòng khán giả và thu hút 15.000 sinh viên tham dự.

TP. Hồ Chí Minh đầu tư quỹ đất phát triển các dự án giáo dục
Giáo dục

TP. Hồ Chí Minh đầu tư quỹ đất phát triển các dự án giáo dục

Tại hội nghị triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất đối với các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo và giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo cho biết, TP. Hồ Chí Minh có 69 quỹ đất giáo dục để đầu tư phát triển các dự án giáo dục đào tạo.

70% sinh viên công nghệ thông tin cần đào tạo lại kỹ năng thực hành sau khi tốt nghiệp
Giáo dục

70% sinh viên công nghệ thông tin cần đào tạo lại kỹ năng thực hành sau khi tốt nghiệp

Mỗi năm, Việt Nam đào tạo thêm khoảng 50.000 nhân lực công nghệ thông tin, nhưng trong số này chỉ có khoảng 30% sẵn sàng làm việc được ngay khi ra trường, còn lại 70% vẫn phải thông qua quá trình đào tạo, các khóa học để rèn giũa các kỹ năng thực hành trước khi tham gia vào dự án thực tế.

Đại học Bách khoa Hà Nội tạo cơ hội cho sinh viên bộc lộ tài năng trước nhà tuyển dụng
Giáo dục

Đại học Bách khoa Hà Nội tạo cơ hội cho sinh viên bộc lộ tài năng trước nhà tuyển dụng

Phó Giám đốc Đại học Bách khoa Hà Nội, PGS. TS. Huỳnh Đăng Chính nhấn mạnh, Ngày hội hướng nghiệp - Career day 2024 đặt mục tiêu tạo ra môi trường cho các nhà tuyển dụng tiếp cận với nguồn nhân lực chất lượng cao. Đồng thời, sinh viên năm đầu được tiếp xúc, tìm hiểu các hoạt động và nhu cầu tuyển dụng nhân lực của doanh nghiệp để lên kế hoạch học tập, rèn luyện để đáp ứng tốt nhất yêu cầu của doanh nghiệp sau khi tốt nghiệp.

Mở đơn đăng ký xét duyệt học bổng khuyến học thanh niên Thanh Hóa phía Nam năm 2024 do Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền tài trợ
Giáo dục

Mở đơn đăng ký học bổng khuyến học Thanh Hóa phía Nam năm 2024

Nhằm hỗ trợ học sinh, sinh viên người Thanh Hoá gặp hoàn cảnh khó khăn có thêm động lực để vươn lên trong học tập và rèn luyện, Câu lạc bộ Thanh niên Thanh Hóa phía Nam (STYC) tổ chức mở đơn đăng ký xét duyệt học bổng khuyến khích học tập năm 2024 cho học sinh, sinh viên vượt khó, do Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền tài trợ.

Nhiều trường đại học đề nghị bỏ hình thức xét tuyển sớm để tuyển sinh công bằng
Giáo dục

Nhiều trường đại học đề nghị bỏ hình thức xét tuyển sớm để tuyển sinh công bằng

Tại Toạ đàm về dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non do Bộ GD-ĐT tổ chức ngày 6.12, nhiều lãnh đạo cơ sở giáo dục đại học đề xuất cần mạnh dạn bỏ hình thức xét tuyển sớm, siết chặt lại các quy định để công tác tuyển sinh công bằng và hiệu quả hơn.

Thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Vì sao tổ hợp tự nhiên bị "lép vế" với tổ hợp xã hội?
Giáo dục

Thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Vì sao tổ hợp tự nhiên bị "lép vế" với tổ hợp xã hội?

Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cho rằng, nhiều tổ hợp môn lựa chọn do trường THPT xây dựng có thể không phù hợp với năng lực, sở trường và định hướng nghề nghiệp của học sinh. Số lượng tổ hợp tự nhiên đang bị "lép vế" với tổ hợp xã hội, khiến nguồn đầu vào các ngành khoa học tự nhiên sụt giảm, không đáp ứng nhu cầu phát triển nhân lực của đất nước.

Phát huy hơn nữa “dư địa” của giáo dục thường xuyên
Giáo dục

Phát huy hơn nữa “dư địa” của giáo dục thường xuyên

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh giáo dục thường xuyên phải tự nhận thức được vai trò của mình. Từ đó, phát huy hơn nữa “dư địa”, hiệu quả của giáo dục thường xuyên với phát triển giáo dục và đào tạo và xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời.