Nhiều ô tô đâm liên hoàn, lỗi thuộc về xe nào?

Tôi đang điều khiển ô tô con lưu thông trên cao tốc thì gặp chướng ngại vật trước mặt. Khi tôi phanh xe để giảm tốc độ, bật xi nhan để đánh lái vào lề đường bên phải thì có một ô tô đi phía sau đâm vào đuôi xe, làm ô tô của tôi hỏng nặng. Sau đó liên tiếp 3 ô tô khác cũng đâm vào đuôi xe nhau. Các bên không thỏa thuận được phương án bồi thường thiệt hại. Xin hỏi, trong trường hợp này, lỗi thuộc về xe nào và cách giải quyết ra sao? – Câu hỏi của bạn Đức Việt (Phú Thọ).

Nhiều ô tô đâm liên hoàn thì lỗi thuộc về xe nào? -0
Ảnh minh họa/ITN

Luật sư Hoàng Văn Chiển, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội tư vấn như sau:

Khi xảy ra tai nạn liên hoàn như bạn đề cập, cần giữ nguyên hiện trường rồi gọi cảnh sát giao thông nơi gần nhất đến giải quyết. Để xác định cụ thể lỗi thuộc bề ai, lực lượng cảnh sát giao thông sẽ tiến hành đo đạc, khám nghiệm hiện trường để tìm ra nguyên nhân vụ tai nạn.

Sau khi khám nghiệm hiện trường, nếu đúng như bạn trình bày: ô tô đầu tiên của bạn gặp chướng ngại vật, bạn đã phanh giảm tốc độ để tránh thì khi đó phần lỗi thuộc về tất cả hoặc một trong số các xe ô tô đi phía sau (ngay phía sau xe ô tô của bạn).

Căn cứ Điều 4, Thông tư số 31/2019/TT-BGTVT ngày 29/08/2019 của Bộ giao thông vận tại quy định về nguyên tắc chấp hành quy định về tốc độ và khoảng cách khi điều khiển phương tiện trên đường bộ như sau:

Điều 4. Nguyên tắc chấp hành quy định về tốc độ và khoảng cách khi điều khiển phương tiện trên đường bộ

1. Khi tham gia giao thông trên đường bộ, người điều khiển phương tiện phải nghiêm chỉnh chấp hành quy định về tốc độ, khoảng cách an toàn tối thiểu giữa hai xe (thuộc chủng loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng) được ghi trên biển báo hiệu đường bộ.

2. Tại những đoạn đường không bố trí biển báo hạn chế tốc độ, không bố trí biển báo khoảng cách an toàn tối thiểu giữa hai xe, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông phải thực hiện theo các quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9 và Điều 11 của Thông tư này.

3. Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải điều khiển xe chạy với tốc độ phù hợp điều kiện của cầu, đường, mật độ giao thông, địa hình, thời tiết và các yếu tố ảnh hưởng khác để bảo đảm an toàn giao thông.

Từ quy định pháp luật nêu trên, cho thấy, khi tham gia giao thông trên đường bộ, người điều khiển phương tiện phải nghiêm chỉnh chấp hành quy định về tốc độ, khoảng cách an toàn tối thiểu giữa hai xe (thuộc chủng loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng) được ghi trên biển báo hiệu đường bộ và theo quy định của pháp luật hiện hành.

Theo đó, căn cứ khoản 1, Điều 9, Thông tư số 31/2019/TT-BGTVT có quy định về tốc độ đối với các loại xe cơ giới trên đường cao tốc như sau:

Điều 9. Tốc độ của các loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc

1. Tốc độ tối đa cho phép khai thác trên đường; cao tốc không vượt quá 120 km/h.

Như vậy, theo quy định pháp luật tốc độ tối đa cho phép đối với các loại xe cơ giới trên đường cao tốc là 120km/h. Đối chiếu khoản 2, Điều 11, Thông tư này thì với tốc độ lưu hành là 120km/h khoảng cách an toàn tối thiểu giữa hai xe phải là 100m.

Từ những phân tích nêu trên, trường hợp sau khi khám nghiệm hiện trường cho thấy tất cả các xe sau đều vi phạm quy định về giữ khoảng cách an toàn khi tham gia giao thông theo quy định pháp luật hiện hành thì những xe phía sau sẽ có lỗi, khi đó xe sau sẽ đền cho xe trước và cứ thế đến xe đầu tiên.

Trường hợp, có xe ở giữa dù đã đảm bảo quy định về khoảng cách, đã dừng ngay khi xe trước mình xảy ra sự cố nhưng bị xe phía sau đẩy về phía trước gây va chạm. Trường hợp này, xe giữa không có lỗi và việc xảy ra va chạm do tác động của xe phía sau, do đó, chủ xe giữa không phải bồi thường thiệt hại cho xe mình đâm vào và xe có lỗi sẽ phải bồi thường cho tất cả các xe phía trước.

Giải đáp pháp luật

Kịp thời, thống nhất và hiệu quả
Pháp luật

Kịp thời, thống nhất và hiệu quả

Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp số 38/2024/QH15 đã được Quốc hội thông qua vào ngày 27.6.2024, có hiệu lực từ ngày 1.7.2025. Nhằm bảo đảm việc triển khai thi hành Luật kịp thời, thống nhất và hiệu quả; các văn bản hướng dẫn Luật đang được gấp rút xây dựng và hoàn thiện.