Nhiều người mắc cúm A có diễn biến nặng từ các bệnh lý nền, bác sĩ cảnh báo

Thời gian gần đây, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 xuất hiện nhiều người mắc cúm bị diễn biến nặng, thậm chí nguy kịch. Đặc biệt, đa số là người có bệnh nền, không kiểm soát tốt bệnh nền.

ThS.BS Nguyễn Đình Luân – Khoa Bệnh lây đường hô hấp, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết, những bệnh nhân cúm có bệnh lý nền thường gây ra những triệu chứng nặng hơn so với những bệnh nhân cùng độ tuổi nhưng không có bệnh lý nền.

Người bệnh không những cần phải điều trị cúm và các biến chứng của nó: viêm phổi, suy hô hấp, viêm cơ tim, viêm não.., mà còn phải kiểm soát các bệnh lý nền tốt. Bởi khi nhiễm cúm thường làm cho những bệnh lý nền như: COPD, hen phế quản, đái tháo đường, bệnh lý tim mạch… mất kiểm soát dẫn đến đợt cấp của bệnh.

229040511930a76efe21-171916-130225-69.jpg
Bác sĩ thăm khám và điều trị cho bệnh nhân (Ảnh: BVCC)

Điển hình, trường hợp nam bệnh nhân (83 tuổi, Hà Nội) có tiền sử tăng huyết áp và đái tháo đường type 2. Người bệnh nhập viện trong tình trạng sốt cao liên tục 39-39,5 độ C, ho, đau ngực và khó thở. Dù được điều trị bằng thuốc kháng virus và kiểm soát bệnh nền, tình trạng viêm phổi, suy hô hấp của bệnh nhân vẫn tiến triển nặng, buộc phải thở máy tại khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.

ThS.BS Nguyễn Đình Luân thông tin, cúm mùa thường bùng phát mạnh vào các thời điểm lạnh ẩm như tháng 1-2 hoặc 6-7. Theo Bộ Y tế, số ca mắc cúm hiện nay đang tăng nhẹ, chủ yếu do virus cúm A/H3N2, H1N1 và cúm B. Dù phần lớn các ca bệnh ở mức độ nhẹ, các bác sĩ vẫn cảnh báo nhóm nguy cơ cao như trẻ nhỏ, người cao tuổi và người mắc bệnh nền cần đặc biệt thận trọng.

Triệu chứng bệnh cúm thường xuất hiện đột ngột, bao gồm sốt, đau nhức cơ thể, mệt mỏi, ho khan, đau họng, nghẹt mũi, đau đầu. Đối với người khỏe mạnh, các triệu chứng này thường tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, ở những người có bệnh nền hoặc sức đề kháng suy giảm, cúm có thể gây viêm phổi bội nhiễm, suy hô hấp, suy đa tạng, thậm chí tử vong nếu không được can thiệp kịp thời.

Một số trường hợp nặng cần áp dụng các phương pháp điều trị chuyên sâu như hỗ trợ hô hấp, tuần hoàn bằng máy hoặc ECMO (hệ thống oxy hóa qua màng ngoài cơ thể). Đặc biệt, bệnh có thể tiến triển nhanh chóng ở người cao tuổi, bệnh nhân đái tháo đường, suy tim, suy thận hoặc ung thư, nguy cơ tử vong.

Bác sĩ khuyến cáo, cần tiêm phòng cúm hàng năm đối với người già, trẻ nhỏ, người mắc những bệnh lý mạn tính. Ăn uống đầy đủ chất, bổ sung đủ nước, tăng cường thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể phòng tránh bệnh, hạn chế tiếp xúc với người đang bị bệnh. Đồng thời, vệ sinh mũi miệng, cũng như giữ gìn vệ sinh môi trường, thực hiện đeo khẩu trang khi ra ngoài.

Sức khỏe

Mục sở thị quy trình "vẽ bệnh" nhạy cảm, moi tiền bệnh nhân ngay giữa trung tâm TP Bắc Ninh
Xã hội

Mục sở thị quy trình "vẽ bệnh" nhạy cảm, moi tiền bệnh nhân ngay giữa trung tâm TP Bắc Ninh

Bác sĩ không đeo bảng tên, lấy máu không đeo găng tay y tế, sổ khám bệnh không có chữ ký của bác sỹ, hù doạ bệnh nhân để moi tiền… là những thông tin nhóm phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân thu thập được tại Phòng khám đa khoa đa khoa quốc tế Việt Sing, số 169 đường Hoàng Hoa Thám (phường Võ Cường, TP. Bắc Ninh).

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn nhấn mạnh: “Chấm dứt bệnh lao là mục tiêu cao cả”
Sức khỏe

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn nhấn mạnh: “Chấm dứt bệnh lao là mục tiêu cao cả”

Ngày 24.3, tại Lễ kỷ niệm Ngày Thế giới phòng chống Lao 24.3.2025 và Hội nghị tổng kết công tác phòng chống Lao năm 2024, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết, Việt Nam đã đạt tỷ lệ điều trị thành công bệnh lao trên 90% trong năm 2024, vượt mức trung bình toàn cầu là 88%.

Tỷ lệ điều trị bệnh lao thành công đạt 89%
Sức khỏe

Tỷ lệ điều trị bệnh lao thành công đạt 89%

Đó là thông tin được đưa ra tại chương trình kỷ niệm Ngày Thế giới phòng chống lao 24.3 do Chương trình Chống lao quốc gia tổ chức hôm nay tại Hà Nội, với mục tiêu nâng cao nhận thức của cộng đồng về những ảnh hưởng của bệnh lao tới sức khỏe con người và xã hội.

Lưu ý khi đưa trẻ uống vaccine Rota
Sức khỏe

Lưu ý khi đưa trẻ uống vaccine Rota

Để đảm bảo vaccine phát huy tối đa hiệu quả và an toàn, cha mẹ và người chăm sóc trẻ cần chuẩn bị chu đáo và tuân thủ các hướng dẫn quan trọng sau đây của Bộ Y tế và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc - UNICEF Việt Nam

Hưởng ứng ngày Thế giới phòng, chống lao 24.3: Chẩn đoán sớm, điều trị đúng
Sống khỏe

Hưởng ứng ngày Thế giới phòng, chống lao 24.3: Chẩn đoán sớm, điều trị đúng

Hưởng ứng ngày Thế giới phòng, chống lao 24.3, ngành y tế đang đẩy mạnh sàng lọc chủ động, phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh lao trong cộng đồng. Với khẩu hiệu "Việt Nam cam kết, đầu tư, hành động để chấm dứt bệnh lao", công tác phòng, chống lao được triển khai đồng bộ từ tuyến thành phố đến tận xã, phường, đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận, góp phần kiểm soát hiệu quả căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm này.