Nhiều mỏ khoáng sản chưa lắp đặt trạm cân, camera giám sát tại Gia Lai

Tình trạng nhiều mỏ khoáng sản tại tỉnh Gia Lai không lắp trạm cân và camera giám sát đang là lỗ hổng dẫn tới nguy cơ thất thoát tài nguyên và thất thu thuế.

Theo Khoản 2, Điều 42, Nghị định 158/2016/NĐ-CP ngày 19/11/2016 của Chính phủ quy định: “Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản, trừ hộ kinh doanh, phải lắp đặt trạm cân tại vị trí đưa khoáng sản nguyên khai ra khỏi khu vực khai thác; lắp đặt camera giám sát tại các kho chứa đểlưu trữ thông tin, số liệu liên quan”, Quy định này nhằm kiểm soát chặt chẽ sản lượng khoáng sản khai thác thực tế của các tổ chức, cá nhân, ngăn chặn tình trạng khai báo sai thực tế sản lượng khoáng sản khai thác thực tế hàng tháng khi kê khai nộp thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường của nhiều tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản trong thời gian qua, chống thất thu ngân sách nhà nước. Việc không lắp đặt trạm cân tại mỏ khoáng sản chính là lỗ hổng dẫn tới nguy cơ thất thoát tài nguyên và thất thu thuế.

Gia Lai : Nhiều mỏ khoáng sản chưa lắp đặt trạm cân, camera giám sát -0
Mỏ đá của Công ty cổ phần khoáng sản Anh Khoa Gia Lai.

Tại xã H Bông, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai, PV ghi nhận mỏ đá bazan của Công ty cổ phần khoáng sản Anh Khoa Gia Lai dù đã tồn tại nhiều năm qua, nhưng cho đến nay vẫn “qua mặt” cơ quan chức năng để không phải lắp trạm cân, camera giám sát.

Tại đây luôn túc trực các phương tiện cơ giới hạng nặng cùng một lượng lớn công nhân chuyên gia công chế biến đá. Chỉ vài tiếng đồng hồ theo dõi PV đã quan sát được một lượng lớn các phương tiện di chuyển tấp nập ra vào mỏ đá này.

Theo đoàn xe vận tải di chuyển trên tuyến quốc lộ 19, PV tìm vào mỏ đá của Công ty TNHH Hưng Cường tại xã Hnol, huyện Đak Đoa. Tại đây có 2 dàn máy công suất lớn cùng nhiều phương tiện chuyên dụng phục vụ cho việc khai thác đá. Số lượng xe vào mỏ mua hàng khá nhiều và mua hàng xong thì di chuyển ra khỏi mỏ mà không qua bất kỳ trạm cân nào.

Gia Lai : Nhiều mỏ khoáng sản chưa lắp đặt trạm cân, camera giám sát -0
Mỏ đá của Công ty TNHH Hưng Cường với nhiều phương tiện và máy móc quy mô.

Nơi lắp thì “có” cũng như “không”
Cũng trên địa bàn huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai, PV tiếp tục ghi nhận mỏ đá tại xã H Bông của công ty cổ phần Thiện Phú có lắp trạm cân thì không vận hành, xe tải sau khi mua đá thì chạy đường vòng ra khỏi mỏ. Quan sát trong nhiều ngày liền lượng đá bán ra khỏi mỏ không qua cân của công ty cổ phần Thiện Phú tương đối lớn.

Vậy số liệu báo cáo về Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Gia Lai có chính xác?
Kiểm tra hiện trạng tại nơi nổ mìn của mỏ đá này, PV ghi nhận được một diện tích rất lớn đá đã được khai thác, liệu Công ty cổ phần Thiện Phú có khai thác vượt quá trữ lượng đăng ký hàng năm hay không?

Gia Lai : Nhiều mỏ khoáng sản chưa lắp đặt trạm cân, camera giám sát -0
Xe chở đá ra khỏi mỏ đá của Công ty cổ phần Thiện Phú chạy đường tránh qua khỏi trạm cân giám sát.

Tiếp tục quan sát mỏ đá của Công ty TNHH Vĩnh Tài tại xã Ia Khươl, huyện Chư Păh, PV ghi nhận được rất nhiều xe vào mua hàng dừng bên cạnh bàn cân để làm phiếu, sau khi được xúc đầy hàng thì di chuyển con đường bên cạnh mỏ để ra ngoài. 

Xác định các điểm mỏ khai thác khoáng sản thường là nơi xuất phát của phương tiện quá khổ, quá tải; thời gian qua, các cấp, ngành đã tích cực tuyên truyền, định hướng lắp đặt camera giám sát, trạm cân khống chế tải trọng. Tuy nhiên, nhiều đơn vị chưa tuân thủ. Một số doanh nghiệp lấy lý do mỏ nằm ở nơi hẻo lánh không có internet, không có 4G nên không lắp camera và trạm cân được. Bên cạnh đó phải thêm nhân lực vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng hằng năm.

Gia Lai : Nhiều mỏ khoáng sản chưa lắp đặt trạm cân, camera giám sát -0
Xe mua hàng thì đứng bên cạnh bàn cân để làm phiếu, mua xong di chuyển bên
cạnh bàn cân để ra khỏi mỏ đá của Công ty TNHH Vĩnh Tài.

Nghị định được ban hành từ năm 2016 tới nay đã 6 năm nhưng các cơ quan quản lý địa phương đã không quyết liệt trong việc triển khai dẫn đến việc các mỏ khoáng sản khai thác vượt quá khối lượng đăng ký hàng năm, gây thất thoát tài nguyên.

Báo điện tử Đại biểu Nhân Dân sẽ tiếp tục giám sát và thông tin kết quả thực thi pháp luật của các cơ quan liên quan đến bạn đọc và cử tri cả nước.

Môi trường

Kinh nghiệm công nghệ cho Việt Nam trong xử lý rác thải
Môi trường

Kinh nghiệm công nghệ cho Việt Nam trong xử lý rác thải

Tại Tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường" do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức vào sáng 18.9, Viện trưởng Viện Công nghệ VinIT GS.TSKH Nguyễn Quốc Sỹ đã chỉ ra 5 nhóm công nghệ chủ chốt thế giới đang dùng để xử lý chất thải rắn, cùng các bài học kinh nghiệm về vấn đề xử lý rác trên thế giới. 

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn
Môi trường

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Luật Bảo vệ môi trường đổi mới phương thức quản lý chất thải rắn, coi chất thải là tài nguyên sau khi được phân loại để góp phần thúc đẩy kinh tế tuần hoàn. Vì vậy, việc đẩy mạnh xã hội hóa và thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân, nước ngoài vào hoạt động thu gom, phân loại chất thải, tái chế, tái sử dụng chất thải, xử lý chất thải là cần thiết, biến rác thải thành nguồn lực cho phát triển bền vững kinh tế - xã hội.

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải
Môi trường

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải

Trong bối cảnh phát triển kinh tế tuần hoàn nhằm góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và mục tiêu phát thải ròng bằng “0” cho đến năm 2050, Nhà nước cần có cơ chế ưu đãi, khuyến khích, tạo động lực cho các doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải.

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác
Xã hội

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác

Nhà nước không thể bao cấp hết trong khi ngân sách nhà nước có hạn, nền kinh tế chưa cho phép, do đó phải xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác. Ngoài ra, phải cân nhắc, lựa chọn công nghệ phù hợp với loại rác cần xử lý và công nghệ đó cần được cải tiến, phù hợp điều kiện của Việt Nam.

Phát sinh khoảng 60.000 tấn rác thải nhưng chỉ tái chế được 15%
Môi trường

Phát sinh khoảng 60.000 tấn rác thải nhưng chỉ tái chế được 15%

Phó Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Cuộc sống Nguyễn Văn Toàn nhận định, hiện tiềm năng phát triển của ngành công nghiệp tái chế là rất lớn. Tuy nhiên, trong khoảng 60.000 tấn rác thải phát sinh thì chúng ta chỉ có 15% được thu gom thái chế, sử dụng.

Hiệu quả xử lý rác đang rất thấp
Xã hội

Hiệu quả xử lý rác đang rất thấp

Tại tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 18.9, ông Nguyễn Quang Huân, Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Chủ tịch HĐQT Công ty Halcom Việt Nam nhấn mạnh hiệu quả xử lý rác trên thực tế hiện đang rất thấp.

Tăng cường quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường
Xã hội

Tăng cường quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường

Đây là nhấn mạnh của ông Nguyễn Hữu Tiến, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Môi trường đô thị và khu công nghiệp Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Môi trường Đô thị Hà Nội Urenco tại Tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường”, do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 18.9.