Hòa Bình

Nhiều giải pháp giảm nghèo bền vững

Thời gian qua, tỉnh Hòa Bình luôn xác định việc ưu tiên, lồng ghép, triển khai hiệu quả các chương trình, giải pháp nhằm kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn. Hiện nay, địa phương này đang tập trung rà soát, yêu cầu các đơn vị xây dựng kế hoạch cụ thể, phấn đấu giải ngân hết nguồn vốn Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững được phân bổ và hoàn thành mục tiêu giảm từ 2,3 - 2,5% tỷ lệ hộ nghèo đã đề ra trong năm 2024.

Nỗ lực của huyện nghèo Đà Bắc

Là địa phương nằm trong nhóm 22 huyện nghèo thuộc 17 tỉnh của cả nước giai đoạn 2021 - 2025, huyện Đà Bắc xác định triển khai hiệu quả Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững là động lực quan trọng nhằm đẩy nhanh công cuộc xóa đói, giảm nghèo. Theo báo cáo của UBND huyện, trong giai đoạn 2021 - 2024, nguồn ngân sách Trung ương phân bổ cho huyện thực hiện Chương trình trên 389 tỷ đồng, nguồn vốn huy động hợp pháp khác gần 1,9 tỷ đồng.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình Nguyễn Văn Toàn

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình Nguyễn Văn Toàn

Thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục thực hiện điều tra, rà soát, phân loại hộ nghèo, hộ cận nghèo bảo đảm chính xác, công bằng, không bỏ sót đối tượng. Đồng thời, tăng cường kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện tại địa phương, cơ sở để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các biểu hiện, vụ việc vi phạm, trục lợi chính sách, nguồn lực đầu tư cho giảm nghèo…

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình Nguyễn Văn Toàn

Trong 2 năm vừa qua, huyện đã thực hiện giải ngân hơn 169,6 tỷ đồng để thực hiện Dự án 1 về hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội; triển khai thực hiện 11 dự án đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo, gồm: 4 mô hình chăn nuôi bò sinh sản, 4 mô hình chăn nuôi dê sinh sản, 3 mô hình trồng cây gai xanh. Qua đó, hỗ trợ 215 hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo trên địa bàn huyện.

Từ sự hỗ trợ của địa phương, gia đình ông Bùi Văn Bưng và 2 hộ nghèo khác trong xóm Lanh, xã Cao Sơn được cấp 12 con dê để nuôi chung từ dự án đa dạng hóa sinh kế. Sau khi được tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, hỗ trợ vật tư làm chuồng trại, thức ăn ban đầu, đến nay, đàn dê của gia đình đã tăng lên 30 con. Ông Bưng và các hộ trong nhóm đã bán bớt cho người dân trong thôn để nhân giống và tăng thu nhập. Vui mừng vì tìm thấy cơ hội thoát nghèo, ông Bưng bày tỏ, "Gia đình tôi chỉ trông chờ có mấy sào ruộng và chỉ đi làm thuê nên cuộc sống khó khăn. Nhờ được Nhà nước cấp dê để nuôi cải thiện đời sống, gia đình đã vươn lên thoát nghèo và có điều kiện để sắm tivi, xe máy đi lại".

Đại diện UBND xã Cao Sơn cho biết, ngoài thành công với mô hình nuôi dê, ông Bưng còn giúp một số hộ dân khác trong xã về con giống, kỹ thuật, giúp mô hình nuôi dê ngày càng được nhân rộng. Hiện nay, đầu ra mô hình nuôi dê khá ổn định do nhu cầu của thị trường khá nhiều, nhờ vậy thu nhập của nhiều hộ nông dân được nâng cao hơn. Để có thể tiếp sức, trợ lực giúp các hộ có hoàn cảnh khó khăn, năm nay, UBND xã Cao Sơn tiếp tục xây dựng mô hình giảm nghèo "chăn nuôi dê tập trung" nhằm khơi dậy động lực thoát nghèo cho hàng trăm hộ dân trên địa bàn.

Nhờ triển khai thực hiện hiệu quả các dự án, tiểu dự án trong Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững nên tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện đã giảm từ 4% trở lên, đến năm 2023, thu nhập bình quân đầu người đạt 41,3 triệu đồng/năm. Đây là nền tảng để huyện Đà Bắc phấn đấu thoát khỏi tình trạng huyện nghèo đặc biệt khó khăn vào năm 2025.

Bảo đảm tiến độ giải ngân các nguồn vốn

Đại diện Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh cho biết, trong năm 2024, tỉnh Hòa Bình đặt mục tiêu phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh là 2,3 - 2,5%; bảo đảm 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo có nhu cầu, đủ điều kiện được vay vốn tín dụng ưu đãi. Đồng thời, bảo đảm 100% người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ tham gia bảo hiểm y tế. Tổng nguồn vốn thực hiện chương trình trên địa bàn tỉnh được ngân sách trung ương phân bổ trên 290 tỷ đồng, trong đó gần 110 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển, còn lại là vốn sự nghiệp; nguồn vốn đối ứng từ ngân sách địa phương trên 29 tỷ đồng.

Tỉnh luôn quan tâm hỗ trợ bà con sinh kế để giảm nghèo

Tỉnh luôn quan tâm hỗ trợ bà con sinh kế để giảm nghèo

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Toàn, để góp phần hoàn thành mục tiêu giảm nghèo bền vững, thực hiện các nhiệm vụ của chương trình năm 2024 bảo đảm tiến độ; các sở, ban, ngành được phân công phụ trách cần tích cực theo dõi, đôn đốc, nắm tình hình, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong tổ chức thực hiện. Bên cạnh đó, các đơn vị thụ hưởng kinh phí chương trình cần xây dựng kế hoạch cụ thể để đẩy nhanh tiến độ giải ngân thực hiện các công trình, dự án nguồn vốn ngân sách tỉnh đã giao vốn chi tiết. Phấn đấu bảo đảm tiến độ giải ngân đến hết tháng 1.2025 đạt 100% kế hoạch vốn được giao; ưu tiên bố trí đầy đủ vốn đối ứng từ ngân sách địa phương để thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2024.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Toàn cũng yêu cầu, các địa phương tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các dự án thành phần của Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2024; đẩy mạnh tuyên truyền mục tiêu giảm nghèo sâu rộng đến các cấp, ngành, tầng lớp nhân dân và người nghèo nhằm thay đổi nhận thức trong giảm nghèo; khơi dậy ý chí chủ động, vươn lên của người nghèo, tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả chính sách và nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước, cộng đồng để thoát nghèo, vươn lên khá giả.

Đời sống

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Ổn định phúc lợi cho người lao động
Đời sống

Ổn định phúc lợi cho người lao động

Theo đánh giá của các ĐBQH, việc duy trì kinh phí công đoàn là một yếu tố quan trọng không chỉ giúp tổ chức công đoàn hoạt động hiệu quả mà còn bảo đảm nguồn lực để công đoàn khẳng định được trách nhiệm, vai trò của mình để tiếp tục chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý
Xã hội

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý

Mục tiêu chính của thuế tiêu thụ đặc biệt là điều chỉnh hành vi tiêu dùng, không phải tăng thu ngân sách. Đối với thuốc lá, đây là sản phẩm có hại cho sức khỏe, nhưng chính sách thuế cần có lộ trình phù hợp, phải khuyến khích thay đổi hành vi theo hướng lành mạnh hơn, thay vì tạo cơ hội cho việc sử dụng các sản phẩm thay thế không đảm bảo chất lượng, hay buôn lậu.

Đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh Điện Biên kiểm tra mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất trồng cây quế, sắn tại xã Nà Khoa, huyện Nậm Pồ
Đời sống

Thực hiện thông suốt, đồng bộ và hiệu quả

Chương trình giảm nghèo bền vững là 1 trong 3 chương trình mục tiêu quốc gia phản ánh rõ nét những chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Thời gian qua, tỉnh Điện Biên đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt trong lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện chương trình này một cách hiệu quả, góp phần giảm nghèo và nâng cao đời sống người dân.

Nhiều nguồn lực ủng hộ người dân trên địa bàn tỉnh Cà Mau xóa nhà dột, nhà tạm
Xã hội

Khẳng định vai trò tự quản của cộng đồng dân cư

Với chủ đề: "Xây dựng khu dân cư tự quản, đoàn kết, ấm no, hạnh phúc, lập thành tích chào mừng thành công Ðại hội Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam các cấp”, Ngày hội Ðại đoàn kết (ÐÐK) toàn dân tộc năm 2024, đang tác động tích cực nhiều mặt trong đời sống chính trị, xã hội, cũng như cổ vũ, động viên tinh thần của Nhân dân trên địa bàn tỉnh.