Nhiều cơ hội phát triển nhân lực ngành bán dẫn

Theo dự báo của Bộ Thông tin và Truyền thông, đến năm 2030, quy mô của ngành bán dẫn tại Việt Nam ước đạt 20 - 30 tỷ USD. Nhằm giải quyết "cơn khát" nhân lực của ngành, từ doanh nghiệp đến các trường đại học tại Việt Nam đều đang đẩy mạnh đầu tư đào tạo và nâng cao năng lực cho đội ngũ

kỹ sư trong ngành trong những năm tới. Việc các doanh nghiệp Việt và cả FDI tham gia vào công tác đào tạo được xem như cơ hội phát triển tốt cho lao động Việt Nam ở ngành công nghiệp này.

35 trường đào tạo công nghiệp bán dẫn

Việt Nam đặt mục tiêu trở thành trung tâm thiết kế vi mạch của khu vực và thế giới, lọt top 5 thế giới vào năm 2030 với nhu cầu nhân lực cho ngành này khoảng 50.000 kĩ sư; riêng TP. Hồ Chí Minh cần đào tạo nâng cao kỹ năng cho khoảng 40.000 kĩ sư từ nay đến năm 2030, tức khoảng 6.000 kĩ sư/năm. Hiện nay, các sở, ngành cũng đang tham mưu đề xuất cơ chế, chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực một cách hiệu quả, chất lượng để xây dựng chính sách riêng cho lĩnh vực đầy tiềm năng và triển vọng này...

Theo đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, hiện nay, có 35 cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam đang trực tiếp đào tạo lĩnh vực này, hoặc gần với ngành công nghệ bán dẫn. Dự báo trong 5 năm tới, mỗi năm cần khoảng 20.000 kĩ sư và 10 năm tới, mỗi năm cần khoảng 50.000 nhân lực có trình độ đại học trở lên. Chính vì vậy, để đón đầu nhu cầu thị trường, nhiều trường đại học đã mở thêm ngành học mới, tăng quy mô tuyển sinh, nâng cao chất lượng đào tạo ngành này.

Ông Nguyễn Đức Minh, Trưởng khoa Điện tử, Đại học Bách khoa Hà Nội chia sẻ, hiện trường có 2 chuyên ngành đào tạo trực tiếp và 7 ngành đào tạo gần về thiết kế, sản xuất, đóng gói và kiểm thử, hỗ trợ ứng dụng chip bán dẫn. Lộ trình đào tạo các cử nhân, kĩ sư trong lĩnh vực này của trường tại doanh nghiệp đã được rút ngắn từ 6 - 9 tháng xuống 3 - 6 tháng. Hàng năm, có khoảng 300 sinh viên tốt nghiệp có thể làm thiết kế sản xuất vi mạch; nhiều sinh viên sau khi ra trường được tuyển dụng trong các công ty vi mạch lớn tại Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh và ở Đài Loan (Trung Quốc), Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản.

Lao động ngành bán dẫn vẫn còn thiếu và yếu (ITN)
Lao động ngành bán dẫn vẫn còn thiếu và yếu. Ảnh: ITN

Trong năm học 2024 - 2025, Trường Đại học Phenikaa cũng công bố tuyển sinh mới hai chương trình đào tạo thuộc lĩnh vực vi mạch bán dẫn gồm: "Thiết kế vi mạch bán dẫn", "Chip bán dẫn và công nghệ đóng gói".

Theo như Tập đoàn FPT, mức lương của kĩ sư trong ngành bán dẫn tương đối cao, khởi điểm thường dao động từ 15 - 20 triệu đồng/tháng và có thể tăng lên 50 - 70 triệu đồng/tháng sau 5 - 10 năm kinh nghiệm.

Nhiều doanh nghiệp tham gia đào tạo

Thời gian qua, để đào tạo nhân lực đạt chuẩn kỹ năng quốc tế, Việt Nam đã tăng cường hợp tác với các công ty công nghệ toàn cầu như Tập đoàn Synopsys, Intel, Cadence...

Theo đó, tháng 6 vừa qua, Trường Đại học Phenikaa phối hợp cùng Synopsys tổ chức khai giảng khóa đào tạo "Train the Trainers" về thiết kế vi mạch bán dẫn dành cho giảng viên đại học, kĩ sư và sinh viên. Trong tháng 3, Tập đoàn Synopsys cũng đã ký kết hợp tác với Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh phát triển nhân lực lĩnh vực thiết kế vi mạch.

Ngoài ra, Tập đoàn Intel cũng cam kết hỗ trợ Trung tâm nghiên cứu, đào tạo thiết kế vi mạch và trí tuệ nhân tạo Đà Nẵng (DSAC) tổ chức các lớp đào tạo giảng viên trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo.

Chuỗi cung ứng vi mạch bán dẫn trên thế giới có thể được chia thành 4 nhóm: Thiết kế vi mạch, sản xuất vi mạch, đóng gói - kiểm tra vi mạch và chế tạo thiết bị. Ở Việt Nam, các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh lĩnh vực bán dẫn vẫn đang phụ thuộc 100% vào nguồn cung chip bán dẫn từ nước ngoài. Hiện mới chỉ có Tổng Công ty công nghiệp Công nghệ cao Viettel và Công ty CP Bán dẫn FPT tham gia công đoạn thiết kế chip bán dẫn. Các công ty có vốn đầu tư nước ngoài đa phần thực hiện các công đoạn gia công thiết kế vi mạch, lắp ráp, kiểm định vi mạch và chế tạo thiết bị. Điều này đồng nghĩa, nhân lực ngành bán dẫn hiện có ở Việt Nam chủ yếu tập trung vào thiết kế vi mạch, còn lại ở các công đoạn khác còn rất thiếu.

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt cho biết, với quyết tâm tham gia sâu vào chuỗi bán dẫn toàn cầu, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã và đang đầu tư nguồn lực. Thực tế cho thấy, Việt Nam có nhiều cơ hội lớn trong hợp tác phát triển các lĩnh vực công nghệ cao nhưng khi triển khai lại gặp không ít thách thức do sự thiếu hụt nguồn nhân lực, cả về số lượng và chất lượng. Nhân lực ngành bán dẫn tại Việt Nam vẫn đang nằm trong mức "báo động đỏ" dù đã đón nhận những bước tiến lớn trong công tác kêu gọi, thu hút vốn đầu tư, chuyển giao khoa học và công nghệ. Nguyên nhân chủ yếu nằm ở bất cập giữa hệ thống giáo dục đào tạo và thị trường lao động.

Điều này đòi hỏi sự nỗ lực đồng bộ, từ Nhà nước đến nhà đầu tư, nhà trường, nhà sản xuất. Bên cạnh sự định hướng rõ ràng về cơ chế, chính sách, các nguồn lực hỗ trợ hiệu quả của Nhà nước, rất cần sự chủ động vào cuộc, liên kết hành động của các cơ sở giáo dục đại học khi tập trung vào việc xây dựng chương trình đào tạo chuẩn, kết hợp cùng các doanh nghiệp, nhằm liên kết đào tạo nhân lực chất lượng cao, làm tiền đề cho việc thu hút đầu tư, phát triển thị trường lao động. 

Xã hội

Tăng cường bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng
Xã hội

Tăng cường bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Trong bối cảnh các công nghệ số đang phát triển mạnh mẽ và trở thành công cụ làm việc giải trí không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của mỗi người thì những nguy cơ rủi ro về sự an toàn, bảo mật thông tin, về bảo đảm quyền riêng tư cũng đang càng gia tăng. Đặc biệt, trẻ em đang đối diện hàng loạt các mối đe doạ trên không gian mạng như tiếp cận thông tin không phù hợp, bắt nạt trực tuyến, nghiện game, nghiện mạng xã hội…

Giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em
Xã hội

Thái Nguyên thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết với phụ nữ, trẻ em

Sau 2 năm thực hiện Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, các nội dung do Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Thái Nguyên triển khai đã mang lại nhiều kết quả tích cực cho cộng đồng, đặc biệt trong công tác truyền thông.

Đắk Lắk: Doanh nghiệp chặn suối nuôi cá tầm, dân than nguồn nước ô nhiễm
Xã hội

Đắk Lắk: Doanh nghiệp chặn suối nuôi cá tầm, dân than nguồn nước ô nhiễm

Một doanh nghiệp chặn con suối đầu nguồn để nuôi cá tầm và hứa khoan giếng nước sạch cho người dân, nhưng nhiều năm trôi qua, giếng chẳng thấy đâu, trong khi nguồn nước suối ngày càng bị ô nhiễm. Sự việc được người dân tại buôn Hằng Năm, xã Yang Mao, huyện Krông Bông (Đắk Lắk) phản ánh đến Báo Đại biểu Nhân dân.

Phát triển, phục hồi diện tích trồng rừng - điều kiện tiên quyết để tăng trưởng tín chỉ carbon
Xã hội

Phát triển, phục hồi diện tích trồng rừng - điều kiện tiên quyết để tăng trưởng tín chỉ carbon

Những năm qua, nhiều địa phương đã triển khai tích cực, hiệu quả chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng của Chính phủ. Nhờ đó, không chỉ rừng được bảo vệ, phát triển mà đời sống của bà con – những người đang đóng góp công sức bảo vệ rừng cũng được cải thiện hơn.

Tháo vướng mắc để hàng không phục hồi
Giao thông

Tháo vướng mắc để hàng không phục hồi

Dự báo của Cục Hàng không Việt Nam cho thấy, nằm trong xu thế phục hồi chung của khu vực châu Á - Thái Bình Dương, thị trường hàng không Việt Nam sẽ đạt mức phục hồi hoàn toàn như trước đại dịch Covid-19 vào cuối năm 2024, với tốc độ tăng trưởng được dự báo ở mức bình quân 5 - 6%/năm; theo đó, đến năm 2035, thị trường hàng không Việt Nam đạt khoảng 150 triệu khách, xấp xỉ 1,9 lần so với quy mô năm 2019 và đạt 200 triệu khách vào năm 2040, tăng 2,4 lần.

Đẩy mạnh phòng, chống tác hại của thuốc lá
Đời sống

Đẩy mạnh phòng, chống tác hại của thuốc lá

Thực hiện Kế hoạch số 80/KH-UBND của UBND thành phố Hà Nội về phòng, chống tác hại của thuốc lá trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2023 - 2024, Sở Y tế thành phố đã phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức các lớp tập huấn về Phòng, chống tác hại của thuốc lá trên địa bàn 30 quận, huyện, thị xã.

Tín dụng chính sách lôi cuốn cả hệ thống chính trị vào cuộc.
Đời sống

Bài 1: Khi có Đảng dẫn đường

Chỉ thị số 40/CT-TW (Chỉ thị 40) của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách ra đời, đi vào cuộc sống đã làm thay đổi toàn bộ diện mạo của nhiều vùng quê, trong đó có Thái Nguyên; tuy nhiên, cái được lớn nhất sau 10 năm thực hiện Chỉ thị 40, đó chính là sự thay đổi về nhận thức trong lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy chính quyền và của toàn xã hội đối với công tác giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội cho những người yếu thế...

Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Lương Quốc Đoàn và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy đồng chủ trì Diễn đàn Lắng nghe nông dân nói
Môi trường

Diễn đàn Lắng nghe nông dân nói

Sáng 24.11, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế 11 Lê Hồng Phong, Hà Nội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam – Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói”.

UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Tập đoàn VinGroup ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh
Xã hội

UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Tập đoàn VinGroup ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh

Ngày 23.11, nhằm thúc đẩy các kế hoạch phát triển kinh tế và cải thiện chỉ số xanh cấp tỉnh (PGI), UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Tập đoàn Vingroup đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh. Lễ ký kết diễn ra trong khuôn khổ Hội nghị “Chuyển đổi xanh - nhận thức và hành động vì một tương lai Vĩnh Phúc phát triển bền vững”, hướng tới mục tiêu khai thác tối đa thế mạnh mỗi bên để thúc đẩy chuyển đổi xanh và phát triển bền vững tại địa phương, góp phần giảm phát thải ròng về 0 (Net Zero).

Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ Tết Ất Tỵ 2025
Xã hội

Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ Tết Ất Tỵ 2025

Nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại dịp Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025, Vietnam Airlines Group - gồm các hãng Vietnam Airlines, Pacific Airlines và VASCO sẽ cung ứng thêm hơn 650.000 ghế, tương đương hơn 3.000 chuyến bay trên các chặng bay nội địa Việt Nam trong giai đoạn từ 13.1.2025 đến 12.2.2025 (tức 15 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến 15 tháng Giêng năm Ất Tỵ).