Nhiều bảo tàng, di tích mở cửa xuyên Tết

Nhiều bảo tàng, di tích tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh mở cửa xuyên Tết để phục vụ nhu cầu tham quan, vui chơi, giải trí của người dân và du khách.

Tết không nghỉ -1
Khách tham quan Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam

“Xuân Giáp Thìn năm nay, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam sẽ mở cửa xuyên Tết đón khách tới tham quan cũng như chia sẻ niềm hạnh phúc, hân hoan chào đón năm mới ở Hà Nội”. Dòng thông báo được Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam đưa ra từ trước Tết 10 ngày và liên tục được nhắc nhớ trên trang mạng xã hội của Bảo tàng. Bên cạnh các câu chuyện liên quan đến hiện vật, Bảo tàng còn cập nhật các hoạt động chuẩn bị "Vườn hoa ngày xuân", tạo cảnh quan và các điểm check-in tràn ngập không khi xuân mới.

Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò cũng thông báo: Di tích vẫn mở cửa bình thường trong dịp Tết, từ 8h - 17h (không nghỉ trưa). “Chúng tôi không phải thợ mộc, vì chúng tôi không bao giờ đóng cửa”. Sau những dòng thông báo này là hàng chục nghìn tương tác và bình luận hỏi về giá vé cũng như thông tin các chương trình, trưng bày tại di tích này.

Tết không nghỉ -0
Di tích Nhà tù Hỏa Lò thông báo không đóng cửa dịp Tết

Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám chỉ đóng cửa từ 12h chiều 30 Tết và mở cửa trở lại từ 7h30 sáng mùng 1 Tết. Đặc biệt là hoạt động cho chữ ngày xuân với các lều chữ được bố trí xung quanh hồ Văn sẵn sàng đón tiếp du khách có mong muốn xin chữ với những ước nguyện tốt lành.

Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam mở cửa trở lại ngay mùng 2 Tết. Triển lãm "Đấu xảo - Nơi tinh hoa hội tụ" của Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I đón khách tham quan đến chơi Tết từ mùng 3...

Theo Sở Du lịch Hà Nội, thành phố có hơn 30 sự kiện, lễ hội nhằm thu hút du khách dịp Tết Giáp Thìn 2024. Các hoạt động được tổ chức trên tinh thần giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, được diễn ra tại các điểm du lịch đông khách tham quan. Trong đó, các hoạt động xuyên Tết như trang trí không gian Tết truyền thống, lễ rước truyền thống, dâng lễ cửa Đình, nghi lễ Cáo yết hoàng Thành, cúng tổ nghề ở đình Kim Ngân; sắp đặt và tổ chức giới thiệu không gian sinh hoạt, đón Tết của một gia đình Hà Nội xưa ở Ngôi nhà Di sản; trưng bày giới thiệu sản phẩm Bát Tràng chủ đề Gốm Rồng, trình diễn thư pháp Việt tại Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật…

Tết không nghỉ -0
Thông báo mở cửa xuyên Tết của Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh

Tại TP. Hồ Chí Minh, Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh mở cửa xuyên Tết với khung giờ không thay đổi, được miễn phí tham quan đến mùng 3 Tết. Tương tự, Bảo tàng Lịch sử TP. Hồ Chí Minh miễn phí vé tham quan cho người dân địa phương và học sinh các cấp trên địa bàn thành phố vào các ngày mùng 1, 2 và 3 Tết.

Khu di tích địa đạo Củ Chi giữ mức vé ổn định như ngày thường. Ngoài các dịch vụ chính như trải nghiệm hầm chui, tái hiện vùng giải phóng, dịp Tết này Khu di tích đưa vào hoạt động hàng loạt trò chơi cảm giác mạnh, bắn súng sơn, trò chơi dân gian, viết thư pháp...

Tết không nghỉ -0

Quần thể di tích cố đô Huế mở cửa miễn phí 3 ngày Tết đối với du khách là người Việt Nam. Đại Nội Huế tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ và trò chơi dân gian tại Quảng trường Ngọ Môn để thu hút người dân và du khách. Đồng thời đón du khách đến tham quan hai ngôi điện mới phục hồi và trùng tu là Điện Thái Hòa và Điện Kiến Trung.

Các hoạt động tái hiện nghi lễ cung đình: Lễ đổi gác; trò chơi cung đình; trình tấu nhã nhạc cung đình, ca Huế, trải nghiệm đọc sách và ẩm thực diễn ra xuyên suốt 3 ngày tết tại các điểm trong hoàng cung: không gian văn hóa Tứ Phương Vô Sự lầu, Hai bên hiên Điện Kiến Trung, khuôn viên Phủ Nội Vụ.

Văn hóa

Chiêm ngưỡng “Bộ sưu tập mũi khoan đá Thác Hai” - bảo vật quốc gia đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk
Văn hóa - Thể thao

Chiêm ngưỡng “Bộ sưu tập mũi khoan đá Thác Hai” - bảo vật quốc gia đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk

Sáng 22.11, tại Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk, UBND tỉnh khai mạc triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22.11.1904 - 22.11.2024); 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22.12.1944 - 22.12.2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22.12.1989 - 22.12.2024).

Hình ảnh tại triển lãm 3D. ảnh: TTLTI
Văn hóa - Thể thao

Lịch sử Kiên Giang qua hình ảnh và tài liệu lưu trữ

Với hơn 200 tài liệu, bản đồ lần đầu tiên được công bố, triển lãm 3D trực tuyến “Giới thiệu hình ảnh, tài liệu lưu trữ về địa giới hành chính tỉnh Kiên Giang xưa và nay” nhằm lan tỏa giá trị của tài liệu lưu trữ, tạo thuận lợi cho người xem dễ dàng tiếp cận thông tin về địa giới hành chính Kiên Giang qua các thời kỳ.

Khi sắc màu và cảm xúc thăng hoa
Văn hóa - Thể thao

Khi sắc màu và cảm xúc thăng hoa

Triển lãm "Colors in Bloom - Sắc màu bừng nở" quy tụ các nghệ sĩ: Nguyễn Phương, Minh Đàm, Thanh Hà, Đình Đức, Phương Thảo và Đức Tiến. Đây là không gian để công chúng chiêm ngưỡng vẻ đẹp tinh tế và độc đáo của nghệ thuật màu nước.

Xây dựng nền “văn hóa Hòa Bình” mãi trường tồn, lan tỏa
Địa phương

Xây dựng nền “văn hóa Hòa Bình” mãi trường tồn, lan tỏa

Nhằm phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống, nhất là các di tích thuộc nền “Văn hóa Hòa Bình”, tỉnh Hòa Bình xác định, phát triển văn hóa sẽ là một trong 5 đột phá chiến lược và sẽ tiếp tục triển khai hiệu quả các giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch, giúp di sản mãi trường tồn và lan tỏa. Từ đó, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Chuyện làng, chuyện phố
Văn hóa

Chuyện làng, chuyện phố

Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024 với chủ đề Chuyện làng, chuyện phố sẽ được Bảo tàng Đà Nẵng tổ chức vào ngày 22 - 23.11.

Kết nối và mở rộng mạng lưới mỹ thuật
Văn hóa - Thể thao

Kết nối và mở rộng mạng lưới mỹ thuật

Hoạt động sáng tạo của nghệ sĩ thiên về tính cá nhân nhưng cũng rất cần môi trường để cập nhật thông tin, giao lưu sáng tác... Các sự kiện kết nối quốc tế không chỉ tạo cơ hội cho nghệ sĩ trong và ngoài nước được gặp gỡ, học hỏi mà còn góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển mỹ thuật Việt Nam.

Tôn vinh truyền thống hiếu học, nuôi dưỡng khát vọng lớn lao
Văn hóa

Tôn vinh truyền thống hiếu học, nuôi dưỡng khát vọng lớn lao

Mỗi dịp 20.11, ngày Nhà giáo Việt Nam, ký ức tuổi thơ của tôi lại tràn về với hình ảnh của bố tôi - một người thầy được học trò yêu quý và kính trọng. Những bó hoa tươi thắm, những món quà nhỏ tuy giản dị nhưng đong đầy tình cảm học trò dành tặng thầy, cùng không khí rộn rã của lớp học với lũ học trò "nhất quỷ nhì ma" in sâu trong tâm trí của tôi. Bố tôi vẫn thường nói, nghề giáo không chỉ là dạy chữ, mà là vun đắp tâm hồn, truyền đạt những giá trị làm người, và kết nối với học trò ở những cảm xúc sâu sắc nhất; tôi rất xúc động khi thấy, sau 30 - 40 năm, vẫn có những học trò vượt hàng trăm cây số, quay lại thăm thầy cũ để hàn huyên đủ chuyện - từ gia đình, công việc cho đến những hoài niệm về thời đi học. Những cuộc trò chuyện như thế vượt lên trên mối quan hệ thầy trò thông thường, gắn bó như cha với con, tạo nên một tình nghĩa khó phai mờ.

Vượt qua rào cản khi sáng tạo với di sản
Văn hóa - Thể thao

Vượt qua rào cản khi sáng tạo với di sản

Di sản văn hóa phi vật thể đang góp phần quan trọng làm nên những sản phẩm độc đáo của công nghiệp văn hóa. Nhiều ý kiến cho rằng, không chỉ cần sự sáng tạo mà còn phải hiểu biết thấu đáo về truyền thống để giữ bản sắc nhưng vẫn mang lại nguồn lợi kinh tế.