Nhiều bang của Mỹ cấm điện thoại thông minh trong trường học

Ngày càng có nhiều bang, thành phố và học khu ở Mỹ đưa ra quy định kiểm soát nghiêm ngặt hoặc cấm học sinh sử dụng điện thoại di động trong trường học, giữa lúc có những nỗi lo về tác động tiêu cực của việc sử dụng điện thoại và internet thường xuyên đối với thanh thiếu niên.

Lệnh cấm và hạn chế được áp dụng ở nhiều nơi

Theo tờ The Washington Post, trong số 20 học khu lớn nhất nước Mỹ, ít nhất 7 học khu đã cấm học sinh sử dụng điện thoại di động trong ngày học hoặc có kế hoạch áp dụng lệnh cấm trong thời gian sắp tới.

Ngoài ra, ít nhất 7 học khu áp đặt một số hạn chế như cấm sử dụng trong giờ học nhưng cho phép dùng vào giờ ăn trưa hoặc nghỉ giữa tiết. Có nơi yêu cầu học sinh tắt nguồn điện thoại, để chế độ im lặng và bỏ vào túi xách hoặc túi có khóa chuyên dụng; hoặc để vào nơi quy định của lớp học.

Nhiều bang của Mỹ cấm điện thoại thông minh trong trường học -0
Ảnh: NewYork Post

Theo quy định tại học khu hạt Clark của bang Nevada, học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông phải cất điện thoại trong túi vào ban ngày, bắt đầu từ mùa thu năm nay.

Một số bang, trong đó có Indiana, Louisiana, Nam Carolina, Florida… đã ban hành quy định hạn chế học sinh sử dụng điện thoại di động trong năm học. Thống đốc của ít nhất 3 bang khác cũng kêu gọi các trường hạn chế hoặc cấm thiết bị này.

Một cuộc khảo sát toàn quốc vào năm 2021 cho thấy 43% trường trung học phổ thông và 77% trường trung học cơ sở tại Mỹ cấm sử dụng điện thoại di động cho các mục đích không liên quan đến học tập trong giờ học. Theo các chuyên gia, tỉ lệ này đang gia tăng đáng kể.

Lệnh cấm trên ngày một lan rộng sau khi Học khu Los Angeles, bang California thông qua một nghị quyết cấm điện thoại di động hoàn toàn trong trường học, bao gồm trong khuôn viên trường, giờ giải lao và giờ ăn trưa do lo ngại thiết bị này đang ngày càng ảnh hưởng đến việc học tập sức khỏe tâm thần của học sinh.

Báo động chứng “nghiện điện thoại” của học sinh

Thành viên Hội đồng quản trị của Học khu Los Angeles Nick Melvoin, người đi đầu trong việc ủng hộ Nghị quyết cho biết: “Học sinh của chúng tôi dán mắt vào điện thoại di động. Chúng thậm chí không nói chuyện với nhau hay chơi đùa vào giờ ăn trưa hoặc giờ giải lao vì còn mải xem điện thoại di động”. Ông cho biết điện thoại di động đã trở thành vấn đề tại trường học từ năm 2011 khi các quy định cho phép học sinh sử dụng điện thoại di động để phục vụ các mục đích giáo dục. Ông cho rằng hiện nay là thời điểm thích hợp để cấm học sinh sử dụng điện thoại thông minh tại trường học - điều mà nhiều giáo viên, quản trị viên và phụ huynh đang hết sức lo ngại.

Chủ tịch Hội đồng Jackie Goldberg, người đồng tài trợ cho Nghị quyết này, kể lại chuyến thăm gần đây của bà tới một trường trung học, nơi bà ngồi ăn cùng các học sinh trong bữa trưa.

Bà Goldberg kể lại: “Tôi đã nghĩ mọi người sẽ có một cuộc nói chuyện thân mật, nhưng ngạc nhiên là tất cả học sinh đều lấy điện thoại di động ra”. Nhưng điều khiến bà ngạc nhiên hơn cả là những học sinh này không phải sử dụng điện thoại để liên lạc với những người khác, mà là để nói chuyện với chính những người đang ngồi chung bàn ăn. “Chúng nói chuyện với nhau bằng điện thoại di động thay vì bằng giọng nói một cách trực tiếp. Đây là một chứng nghiện nghiêm trọng và nguy hiểm”, bà Goldberg bày tỏ.

Một nghiên cứu năm 2022 tại Viện Công nghệ New York cho thấy việc học mà không có điện thoại di động giúp sinh viên có mức độ lo lắng thấp hơn, hiểu bài tốt hơn và tập trung cao hơn.

Một nghiên cứu của JAMA cũng cho thấy thanh thiếu niên dành hơn 3 giờ mỗi ngày trên mạng xã hội có thể có nguy cơ mắc bệnh tâm thần cao hơn, đồng thời đề cập đến một cuộc thăm dò của Gallup cho thấy trung bình một thiếu niên dành 4,8 giờ mỗi ngày trên mạng xã hội.

Bảo vệ trẻ em trên không gian mạng

Bên cạnh nỗ lực hạn chế tình trạng nghiện smartphone của học sinh, giới chức Mỹ cũng đang tăng cường các công cụ lập pháp để bảo vệ trẻ em trên không gian mạng. Mới đây, hồi đầu tháng 8, Quốc hội Mỹ đã thông qua Dự luật An toàn trực tuyến cho trẻ em (KOSA) và dự luật Bảo vệ trẻ em trực tuyến (KOPA) quy định rõ nghĩa vụ của các công ty mạng xã hội khi trẻ em sử dụng sản phẩm của họ, tập trung vào việc thiết kế các nền tảng và quản lý những công ty này. Đây là nỗ lực lớn đầu tiên của Quốc hội Mỹ trong nhiều thập kỷ nhằm buộc các công ty công nghệ phải chịu trách nhiệm nhiều hơn về các tác hại mà họ gây ra.

Nội dung 2 dự luật yêu cầu các nền tảng mạng xã hội cho phép trẻ em thực hiện các lựa chọn để bảo vệ thông tin cá nhân, vô hiệu hóa các tính năng gây nghiện của sản phẩm, từ chối các đề xuất thuật toán được cá nhân hóa. Điều này là nhằm ngăn chặn và giảm thiểu các mối nguy hiểm đối với trẻ nhỏ như bắt nạt và bạo lực, thúc đẩy tự tử, tình trạng rối loạn ăn uống, lạm dụng chất gây nghiện, bóc lột tình dục và quảng cáo các sản phẩm bất hợp pháp.

Các nền tảng cũng sẽ được yêu cầu hạn chế người dùng khác giao tiếp với trẻ em và hạn chế các tính năng "tăng, duy trì hoặc mở rộng việc sử dụng nền tảng", chẳng hạn như tự động phát video hoặc tặng quà và phát thưởng trên nền tảng.

Giáo dục

ĐH Bách khoa Hà Nội xử lý vụ sinh viên ăn cơm canh thừa: Thầy cô ăn cùng sinh viên, mở mã QR nhận phản ánh
Giáo dục

ĐH Bách khoa Hà Nội xử lý vụ sinh viên ăn cơm canh thừa: Thầy cô ăn cùng sinh viên, mở mã QR nhận phản ánh

Sau sự việc phản ánh, sinh viên ăn cơm canh thừa, Ban lãnh đạo Đại học Bách khoa Hà Nội đã triển khai ngay việc chỉ đạo tất cả thầy cô của Khoa Giáo dục quốc phòng và an ninh ăn cùng sinh viên trong các bữa ăn. Bên cạnh đó, nhà trường đã dán các QR code tại các khu ở của sinh viên để các em có thể trực tiếp phản ánh về các vấn đề trong trường.

Đại học Bách khoa Hà Nội xin lỗi sau vụ sinh viên phải ăn cơm canh thừa, có dị vật
Giáo dục

Đại học Bách khoa Hà Nội xin lỗi sau vụ sinh viên phải ăn cơm canh thừa, có dị vật

Phóng sự về việc sinh viên Đại học Bách Khoa Hà Nội trong 2 tuần học giáo dục quốc phòng phải ăn cơm canh thừa bữa trước, nhiều dị vật bất thường, lên sóng chương trình Chuyển động 24h đã gây xôn xao dư luận. Đa số ý kiến bày tỏ sự bức xúc, xót xa và yêu cầu cơ quan chức năng sớm có giải pháp xử lý thật nghiêm.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới GS. Klaus Schwab giao lưu với sinh viên
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới GS. Klaus Schwab giao lưu với sinh viên

Ngày 7.10, tại Đại học Quốc gia Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) Giáo sư Klaus Schwab giao lưu với sinh viên về chủ đề: “Định vị Việt Nam trong kỷ nguyên thông minh - Tầm nhìn cho thế hệ trẻ”.

Mong chờ đề thi minh họa thực sự của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025
Giáo dục

Mong chờ đề thi minh họa thực sự của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Ngày 29.12.2023, Bộ GD-ĐT công bố đề thi minh họa theo cấu trúc định dạng đề thi Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025. Tuy nhiên, các đề thi minh họa của các môn học đều có tiêu đề là “Đề kiểm tra lớp 10” của môn học đó. Do vậy, học sinh và giáo viên cũng như phụ huynh học sinh đang mong chờ đề minh họa thực sự của kì thi tốt nghiệp THPT của năm 2025.

Bốc thăm môn thi thứ 3 vào lớp 10: Chưa phù hợp với Chương trình GDPT 2018, gây áp lực tới học sinh
Giáo dục

Bốc thăm môn thi thứ 3 vào lớp 10: Chưa phù hợp với Chương trình GDPT 2018, gây áp lực tới học sinh

Ngày 4.10, Bộ GD-ĐT công bố dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT thay thế Thông tư 11 hiện hành, trong đó dự kiến quy định thi 3 môn vào lớp 10 với 2 môn thi bắt buộc là môn Toán và môn Ngữ văn, môn thi thứ 3 tổ chức bốc thăm ngẫu nhiên. Nội dung này đang gây nhiều ý kiến tranh luận.