Nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, là “cuộc cách mạng” trong đổi mới tổ chức, bộ máy Quốc hội


Nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, là “cuộc cách mạng” trong đổi mới tổ chức, bộ máy Quốc hội


Với quyết tâm chính trị cao nhất, với sự chủ động, gương mẫu, gần 3 tháng qua, các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã quyết liệt thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị về tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW và rà soát, xây dựng phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Quốc hội. Đây cũng là nhiệm vụ được Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn xác định là “đặc biệt quan trọng, là cuộc cách mạng trong đổi mới tổ chức bộ máy Quốc hội”.


Nhiệm vụ đặc biệt quan trọng


Tinh gọn bộ máy của cả hệ thống chính trị là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, mang tầm chiến lược, tạo động lực mạnh mẽ để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Với Quốc hội, việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội đặt trong tổng thể đổi mới mô hình tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới cũng được xác định là “nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, là cuộc cách mạng trong đổi mới tổ chức bộ máy Quốc hội”.

“Xây dựng tổ chức bộ máy hiệu lực hiệu quả là công việc khó khăn, phức tạp, đòi hỏi sự đoàn kết, thống nhất, dũng cảm, sự hy sinh của từng cán bộ, đảng viên cùng với quyết tâm rất cao của toàn Đảng, cả hệ thống chính trị, trước hết là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp, tất cả vì một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh, sớm sánh vai với các cường quốc năm châu”.

Tổng Bí thư Tô Lâm

Ngay sau khi Ban Chỉ đạo Trung ương có chủ trương tổng kết Nghị quyết số 18, Đảng đoàn Quốc hội đã lãnh đạo, chỉ đạo Ủy ban Thường vụ Quốc hội thành lập Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết số 18 tại các cơ quan của Quốc hội với 21 thành viên do Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm Trưởng Ban Chỉ đạo, các Phó Chủ tịch Quốc hội làm Phó Trưởng Ban Chỉ đạo, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp là thành viên Ban Chỉ đạo.

Trên cơ sở đó, Ban Chỉ đạo đã ban hành Quyết định thành lập Tổ Biên tập, Quy chế hoạt động; phân công nhiệm vụ thành viên Ban Chỉ đạo; Kế hoạch thực hiện việc tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW; hướng dẫn các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội tiến hành tổng kết trước ngày 5.12.2024, báo cáo Ban Chỉ đạo tổng hợp báo cáo Ban Chỉ đạo Trung ương trước ngày 31.12.2024, bảo đảm đúng tiến độ và chất lượng.

Thực hiện yêu cầu của Trung ương, chỉ trong chưa đầy 2 tháng sau khi Ban Chỉ đạo được thành lập, các cơ quan liên quan đã chủ động triển khai việc tổng kết Nghị quyết số 18 với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc, dân chủ, khoa học, đánh giá thẳng thắn, khách quan về ưu điểm, khuyết điểm, hạn chế, vướng mắc, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm. Các Phó Chủ tịch Quốc hội đã chủ trì làm việc với các cơ quan trong khối phụ trách để quán triệt và định hướng đề xuất việc đổi mới, tinh gọn tổ chức bộ máy để tạo sự thống nhất chung.

“Chúng ta phải tiến hành song song ba nhiệm vụ trọng tâm. Đó là: tổng kết Nghị quyết số 18 đồng thời với việc chủ động nghiên cứu, hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội; đổi mới tổ chức bộ máy nhưng không gián đoạn công việc, phải có sự nối tiếp, liên tục, thông suốt, bộ máy mới phải đi vào hoạt động ngay; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu phải đủ phẩm chất, năng lực, uy tín ngang tầm nhiệm vụ trong điều kiện mới”.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

Dự kiến, sau khi sáp nhập, tinh gọn, số đầu mối các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các vụ, đơn vị của Văn phòng Quốc hội sẽ giảm trên 40%. Đây là quyết tâm rất lớn của Đảng Đoàn Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội bởi khối lượng công việc của Quốc hội trong những năm gần đây là vô cùng lớn và ngày càng gia tăng. Đơn cử như năm 2024, chỉ trong một năm, Quốc hội đã tiến hành 6 kỳ họp; Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành 33 phiên họp - là số lượng kỳ họp, phiên họp nhiều nhất trong một năm kể từ đầu nhiệm kỳ Khóa XV đến nay và có lẽ cũng là nhiều nhất trong một năm trong lịch sử gần 80 năm của Quốc hội. Cũng chỉ trong một năm, chỉ tính riêng trong lĩnh vực lập pháp, Quốc hội đã thông qua tới 31 luật và 64 nghị quyết, cho ý kiến về 21 dự án luật khác, chiếm hơn 50% tổng số nhiệm vụ lập pháp của Quốc hội kể từ đầu nhiệm kỳ đến nay. Trong đó, có rất nhiều vấn đề khó, phức tạp, mới, chưa có tiền lệ nhưng thực tiễn phát triển của đất nước đòi hỏi Quốc hội phải cùng với Chính phủ xem xét, quyết định ngay.

Như vậy để thấy rằng, với nguồn nhân lực hiện có – cả về đại biểu Quốc hội chuyên trách ở Trung ương và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của các Ban thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Văn phòng Quốc hội – để hoàn thành được khối lượng công việc vô cùng lớn đó đã là sự nỗ lực vượt bậc. Qua đó càng thấy rõ hơn sự tiên phong, gương mẫu đi đầu của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội khi quyết tâm đề xuất cắt giảm, tinh gọn tới hơn 40% so với tổ chức bộ máy hiện tại.

ctqh-chu-tri-phien-hop-thu-nhat-ban-chi-dao.jpg
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW tại các cơ quan của Quốc hội. Ảnh: Lâm Hiển

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng cho biết, các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội sẽ xây dựng mô hình tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; phân công, phân nhiệm cụ thể, rõ ràng; có sự liên thông, phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, bảo đảm không trùng lặp, chồng chéo, giao thoa về chức năng, nhiệm vụ, không phân tán nguồn lực, thực hiện nguyên tắc một đơn vị, một cá nhân có thể đảm nhận nhiều việc, nhưng một việc chỉ giao cho một tổ chức, một cá nhân chủ trì, chịu trách nhiệm chính, các tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm phối hợp thực hiện.

Theo đó, phương án đổi mới, sắp xếp với các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội là: sáp nhập 6 Ủy ban thành 3 Ủy ban gồm: Ủy ban Pháp luật và Tư pháp, Ủy ban Kinh tế và Tài chính, Ủy ban Văn hóa và Xã hội; kết thúc hoạt động của Ủy ban Đối ngoại, đổi tên Ủy ban Quốc phòng và An ninh thành Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại; kết thúc hoạt động của Viện Nghiên cứu lập pháp và chuyển 2 Ban thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội thành 2 Ủy ban của Quốc hội.

Đối với Văn phòng Quốc hội, phương án đổi mới, sắp xếp theo hướng: chuyển các Vụ chuyên môn của Văn phòng Quốc hội về trực thuộc các cơ quan của Quốc hội, các Ban thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội; kết thúc hoạt động của Truyền hình Quốc hội Việt Nam; hợp nhất, sáp nhập các vụ, đơn vị có chức năng tương đồng để giảm chồng chéo, tiết kiệm nguồn lực; tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị, giảm thiểu các đơn vị trung gian không cần thiết.

Toàn cảnh phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW tại các cơ quan của Quốc hội. Ảnh: Lâm Hiển

Toàn cảnh phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW tại các cơ quan của Quốc hội. Ảnh: Lâm Hiển

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã chỉ đạo các cơ quan tích cực rà soát, nghiên cứu, đề xuất các nội dung sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội…; đồng thời chỉ đạo các cơ quan tiếp tục triển khai công việc, đảm bảo không gián đoạn.

Văn phòng Quốc hội đã hoàn thành việc tổng kết Nghị quyết số 18 – NQ/TW, nghiên cứu xây dựng và ban hành Đề án số 3204/ĐA – VPQH ngày 21.12.2024 sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy và biên chế của Văn phòng Quốc hội bảo đảm đúng tiến độ.

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng

“Trong quá trình triển khai, Văn phòng Quốc hội đã bám sát chỉ đạo của Bộ Chính trị, của Đảng Đoàn Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tiến hành rà soát, phân tích khách quan về chức năng, nhiệm vụ của từng vụ, đơn vị trực thuộc Văn phòng Quốc hội, xây dựng các giải pháp tinh gọn phù hợp với thực tiễn và nhu cầu phát triển hiện nay”, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội khẳng định.

Không chỉ rà soát, sắp xếp tổ chức bộ máy của mình mà Quốc hội còn có nhiệm vụ đặc biệt hệ trọng là sửa đổi, bổ sung các luật, nghị quyết để tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của các cơ quan khác trong hệ thống chính trị. Theo đó, ngay từ đầu tháng 1.2025, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội đã tập trung chuẩn bị các nội dung trình Quốc hội xem xét, quyết định tại Kỳ họp bất thường vào cuối tháng 2 tới để thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, trong đó có sửa đổi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương và gần 300 luật liên quan đến chuyên ngành, liên quan đến tổ chức.

Tại phiên họp của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết số 18 vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm ghi nhận, đánh giá cao việc “Quốc hội đã chủ động, khẩn trương rà soát, rút gọn quy trình, thủ tục cùng các cơ quan nghiên cứu, chuẩn bị nội dung để kịp thời trình cấp có thẩm quyền xem xét, bổ sung, điều chỉnh các luật, văn bản quy phạm pháp luật nhằm đồng bộ, tạo thuận lợi trong thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy theo quy định”.

211020240901-z5951476285101-78e4f38c215e02bb081ee7f31d29581e-5174.jpg
Phiên họp toàn thể của Quốc hội

Tập trung cao độ hoàn thành nhiệm vụ sắp xếp cơ quan của Quốc hội


Những kết quả đã đạt được trong gần 3 tháng qua là hết sức quan trọng, nhưng mới chỉ là kết quả bước đầu. Tinh gọn bộ máy của Quốc hội không chỉ là gọn về số lượng đầu mối, mà quan trọng hơn là phải tạo ra sự thay đổi về chất trong tổ chức hoạt động của Quốc hội. Nhiệm vụ tới đây vẫn còn rất nặng nề, đòi hỏi sự tập trung, thống nhất và quyết tâm cao độ cả trong nhận thức và hành động của toàn thể các cấp ủy, tổ chức Đảng, các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, trước hết là cán bộ lãnh đạo, người đứng đầu tiếp tục gương mẫu, chủ động trong thực hiện nhiệm vụ được giao.

211020240948-z5951419648340-99d4ec536437089f55426f2d4634c74a-7143.jpg
Phiên họp toàn thể của Quốc hội. Ảnh: Hồ Long

Trong đó, như Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã nêu rõ, ngay trong những ngày đầu năm mới 2025, cần tập trung chuẩn bị kỹ lưỡng để tổ chức thành công Kỳ họp bất thường của Quốc hội vào cuối tháng 2; khẩn trương chuẩn bị, trình Quốc hội xem xét, sửa đổi, bổ sung các Luật liên quan nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc đổi mới, sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, bảo đảm chủ trương của Đảng được triển khai nhanh nhất sau khi được Ban Chấp hành Trung ương thông qua, bảo đảm chặt chẽ, hài hòa trong quy trình quản trị quốc gia để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển đất nước trong giai đoạn mới. Ủy ban Thường vụ Quốc hội có thể họp nhiều phiên để xem xét kỹ lưỡng, thấu đáo việc sửa đổi, bổ sung các luật này.

Với các cơ quan của Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu tập trung hoàn thành rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung Nội quy Kỳ họp, Quy chế hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các quy chế, quy định khác căn cứ trên phương án sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả tại các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội. Đặc biệt, hoàn thành việc sắp xếp tinh gọn các Ủy ban của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các vụ, đơn vị, tổ chức trực thuộc Văn phòng Quốc hội trước ngày 15.3.2025.

211020240939-z5951475835193-e7c6c1fabfd012ab042409e8e775533b-4818.jpg
Phiên họp của Quốc hội. Ảnh: Hồ Long

Trong quá trình đó, Chủ tịch Quốc hội lưu ý, phải “gắn chặt công tác tư tưởng với công tác tổ chức, cán bộ; nâng cao ý thức, trách nhiệm trong cán bộ, đảng viên, người lao động, trước hết là sự nêu gương của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức; nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Quốc hội, coi đây là một trong những yếu tố then chốt của then chốt để đổi mới hoạt động của Quốc hội”. Đồng thời, “phải tiếp tục nghiên cứu cải tiến, đổi mới, phát huy tính dân chủ, pháp quyền, hiện đại, chuyên nghiệp, khoa học, công khai, minh bạch để nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội, vận hành thông suốt, đồng bộ 2 cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủDân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Ý kiến bạn đọc

Chính trị

Bài 3: Chọn người xứng đáng - cần minh bạch, công bằng
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bài 3: Chọn người xứng đáng - cần minh bạch, công bằng

“Tôi không tiếc vì không còn chức vụ, chỉ tiếc những sáng kiến phải bỏ lại giữa đường”. Câu nói ấy - từ một cán bộ trẻ từng dấn thân - như một mũi tên găm vào lặng thinh. Sau đánh giá công bằng là một câu hỏi lớn hơn: làm sao giữ được người đã chứng minh giá trị? Trong một cuộc cải cách chưa từng có, chọn đúng người không thể theo cảm tính và cũng không thể chờ lòng tốt. Muốn chọn đúng người, cần minh bạch để người dám làm không bị loại vì thiếu “điểm cứng”; đủ công bằng để không ai bị gạt ra chỉ vì “không hợp cơ cấu”; và đủ kịp thời để cơ hội không trôi đi cùng nhiệt huyết.

Sớm đồng bộ, đoàn kết, đồng lòng vì sự phát triển của đất nước
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Sớm đồng bộ, đoàn kết, đồng lòng vì sự phát triển của đất nước

Thông tin tại Hội nghị phổ biến, quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XIII do Văn phòng Quốc hội tổ chức vừa qua, Vụ trưởng Vụ Lý luận chính trị, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Đoàn Văn Báu nhấn mạnh, từ kinh nghiệm của Ban Dân vận và Ban Tuyên giáo cho thấy, những đơn vị thuộc diện sắp xếp cần sớm đồng bộ, sớm về một nhà, đoàn kết, đồng lòng, không có tâm lý "tỉnh anh, tỉnh tôi" mà phải vì sự nghiệp chung, đưa nước ta bước vào kỷ nguyên mới.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu bế mạc Hội nghị
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Phối hợp chặt chẽ, đồng hành, chia sẻ cao nhất để hoàn thành trọng trách lịch sử với đất nước

Tại hội nghị diễn ra chiều nay, 22.4, Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội và Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ đã cơ bản đồng thuận, thống nhất cao về các nhóm vấn đề trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ Chín tới. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị hai bên và các cơ quan liên quan tiếp tục phối hợp chặt chẽ, đồng hành, chia sẻ cao nhất để hoàn thành trọng trách lịch sử với đất nước. 

Đại hội Chi bộ Ban Điện tử nhiệm kỳ 2025 - 2027
Chính trị

Đại hội Chi bộ Ban Điện tử nhiệm kỳ 2025 - 2027

Chiều 22.4, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội, 35 Ngô Quyền, Hà Nội, Chi bộ Ban Điện tử trực thuộc Đảng bộ cơ sở Báo Đại biểu Nhân dân đã tiến hành Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2025 - 2027. Bí thư Đảng ủy, Tổng Biên tập Báo Đại biểu Nhân dân Phạm Thị Thanh Huyền dự và chỉ đạo Đại hội.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc Hội nghị
Chính trị

Hội nghị Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội với Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ về Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV

* Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đồng chủ trì

Chiều 22.4, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đồng chủ trì Hội nghị Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội với Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ về Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cùng các đại biểu chụp ảnh lưu niệm
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh gặp mặt Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Mê Linh

Sáng 22.4, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đã gặp mặt Đoàn đại biểu Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Mê Linh nhân dịp Đoàn tổ chức về nguồn, vào viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và thăm Nhà Quốc hội, hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 – 30.4.2025). Cùng dự buổi gặp mặt có: Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Phạm Thúy Chinh; Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Thu Hà.

Chủ tịch nước Lương Cường: Lắng nghe nguyện vọng của người dân để tạo đồng thuận
Chính trị

Chủ tịch nước Lương Cường: Lắng nghe nguyện vọng của người dân để tạo đồng thuận

Sáng 22.4, Chủ tịch nước Lương Cường và Tổ đại biểu Quốc hội đơn vị 10, Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hồ Chí Minh đã dự Hội nghị tiếp xúc cử tri tại các huyện Củ Chi và Hóc Môn để ghi nhận, tiếp thu ý kiến cử tri trước thềm Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV. Hội nghị được tổ chức trực tuyến tại hai điểm cầu huyện Củ Chi và huyện Hóc Môn.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành Phiên thảo luận
Chính trị

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về đánh giá bổ sung kết quả kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước

Sáng 22.4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 44, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về Báo cáo của Chính phủ về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2024; tình hình triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2025.

Bài 2: Lý lịch tĩnh - hay giá trị sống động?
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bài 2: Lý lịch tĩnh - hay giá trị sống động?

Mọi cuộc cải cách đều bắt đầu từ con người. Nhưng muốn chọn đúng người - phải đánh giá đúng. Khi còn chọn người theo “lý lịch tĩnh” thay vì dữ liệu sống, theo “đủ điều kiện” thay vì làm được việc, thì nguy cơ lớn nhất là lỡ mất người có thể giữ nhịp sống cải cách. Giữ người tài - không thể bằng cảm tính hay hô hào mà phải bằng một hệ thống đánh giá thực chất, công bằng, đo được và đủ sức truyền cảm hứng.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định Ảnh: Lâm Hiển
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định ký ban hành 2 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đã ký ban hành Nghị quyết số 1592/NQ-UBTVQH15 ngày 9.4.2025 về phê chuẩn cho thôi giữ chức vụ Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội khóa XV tỉnh Quảng Ninh; Nghị quyết số 1593/NQ-UBTVQH15 ngày 9.4.2025 về việc phê chuẩn kết quả bầu Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Khóa XV tỉnh Quảng Ninh.