Nhật ký Đặng Thùy Trâm: Thông điệp về nhân sinh quan và khát vọng hòa bình

Ngày 15.1 vừa qua, Nhật ký Đặng Thùy Trâm bằng tiếng Hàn Quốc chính thức được phát hành tại Hàn Quốc, với tên Đêm qua tôi mơ thấy hòa bình (cùng tên với bản dịch tiếng Anh đã được xuất bản tại Mỹ). Chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn GIÁO SƯ-DỊCH GIẢ AHN KYUNG HWAN- người từng dịch Nhật ký trong tù của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Truyện Kiều của Nguyễn Du sang tiếng Hàn Quốc.

      Trong lời giới thiệu cuốn Nhật ký gồm 288 trang này, Nhà xuất bản E-room viết: Sau 35 năm, cuốn Nhật ký của một nữ bác sỹ vẫn được độc giả Việt Nam đón đọc nồng nhiệt. Điều đó chứng tỏ đây không chỉ là câu chuyện thời chiến tranh, mà nó đã tạo được sự đồng cảm của những thế hệ hậu chiến tranh đối với cuộc sống đầy nhiệt huyết và ý chí của người con gái đó.
      Về Nhật ký Đặng Thùy Trâm, tờ Dongah xuất bản tại Hàn Quốc viết rằng: “Sau 35 năm, nước mắt người Việt Nam lại rơi trước câu chuyện sinh động về tình yêu và nhiệt huyết cách mạng của nữ chiến sỹ 20 tuổi...”

      Xuất phát từ ý tưởng nào khiến Giáo sư quyết định dịch cuốn Nhật ký Đặng Thùy Trâm sang tiếng Hàn Quốc?
      Liệt sỹ Đặng Thùy Trâm cùng tuổi với chị gái thứ hai của tôi. Khi đọc Nhật ký Đặng Thùy Trâm tôi có cảm giác như đang đọc những dòng chữ của chính chị gái tôi viết (chị gái tôi là người đầu tiên đọc bản dịch Nhật ký Đặng Thùy Trâm bằng tiếng Hàn Quốc). Đọc Nhật ký Đặng Thùy Trâm tôi vô cùng xúc động và khâm phục thanh niên Việt Nam, vì họ đã sống có lý tưởng, sẵn sàng hy sinh vì độc lập tự do của đất nước. Tôi nghĩ rằng đọc Nhật ký Đặng Thùy Trâm, người dân Hàn Quốc có thể hiểu rõ hơn về dân tộc Việt Nam, về con người Việt Nam, về cuộc chiến tranh khốc liệt ở Việt Nam. Dân tộc Việt Nam là một dân tộc sống có nghị lực và ý chí mạnh mẽ. Có thể nói đó là một trong những ý tưởng đầu tiên khiến tôi muốn dịch Nhật ký Đặng Thùy Trâm sang tiếng Hàn Quốc.      

04-Thong-diep-2108-300A2.jpg

      Một điều nữa cũng thôi thúc tôi muốn dịch Nhật ký Đặng Thùy Trâm, đó là vì tôi muốn giúp các thế hệ mai sau hiểu thế nào là sự khốc liệt của chiến tranh. Để biết được giá trị đích thực của hòa bình thì phải biết đến chiến tranh là gì. Giống như con người phải trải qua cay đắng mới hiểu hạnh phúc sâu sắc hơn.
      Đức tính nào của liệt sỹ Đặng Thùy Trâm để lại trong Giáo sư ấn tượng nhất?
      Liệt sỹ Đặng Thùy Trâm luôn mang trong mình những khát khao về tình yêu và cuộc sống. Một cô gái yêu đời như thế, khi luôn phải sống cận kề với cái chết trong chiến tranh lại vẫn có thể lạc quan nói về hòa bình, về tình yêu, về tương lai và có thể sống một cách lãng mạng thì quả thật là một việc không đơn giản chút nào. Điều đó làm nên sự vĩ đại của tác phẩm. Đó cũng chính là cuộc sống lạc quan của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi viết tác phẩm Nhật ký trong tù.
      Để hoàn thành bản dịch sang tiếng Hàn Quốc, Giáo sư có gặp khó khăn gì không? 
      Tôi là người hiểu rất rõ về lịch sử đấu tranh giành độc lập của nhân dân Việt Nam, cũng như hoàn cảnh khốc liệt của chiến tranh Việt Nam. Nếu như dịch giả là nữ thì tôi nghĩ rằng việc dịch cho sinh động và sát thực cuốn Nhật ký là một trong những điều khó khăn. Nhưng đối với tôi thì không gặp khó khăn gì đặc biệt. Tôi đã dịch cuốn Nhật ký trong 5 tháng. Tháng 1.2006 tôi hoàn thành bản dịch của mình. Tôi nghĩ rằng mẹ của liệt sỹ Đặng Thùy Trâm sẽ rất vui khi biết tin cuốn Nhật ký của con gái mình đã được xuất bản ở Hàn Quốc. Tôi hy vọng rằng đây là một món quà lớn nhất mà tôi có thể làm để dành tặng Mẹ.

04-Thong-diep-2108-300A1.jpg

      Độc giả Hàn Quốc đón nhận cuốn Nhật ký như thế nào?
      Cuốn sách chính thức được phát hành hôm 15.1 vừa qua nên tôi chỉ có thể dự đoán của cá nhân thôi. Trước khi cuốn Nhật ký được xuất bản, báo chí Hàn Quốc đã viết khá nhiều về cuốn sách này. Tôi nghĩ rằng người dân Hàn Quốc cũng mong muốn đọc cuốn Nhật ký nổi tiếng này.
      Đêm qua tôi mơ thấy hòa bình là âm thanh sống động của cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Đây là một tác phẩm có giá trị văn hóa lớn. Tôi nghĩ, tác phẩm sẽ có ảnh hưởng không nhỏ tới người dân Hàn Quốc. Điều tôi mong muốn hơn cả là thông điệp về nhân sinh quan và khát vọng hòa bình như trong lời tựa rằng: “Cuốn Nhật ký vĩnh viễn là một tác phẩm để đời của những con người nỗ lực cho hòa bình trên thế giới”.
      Vậy kế hoạch trong thời gian tới của Giáo sư là gì? 
      Tôi có rất nhiều việc phải làm. Hiện nay các chuyên gia về Hàn Quốc ở Việt Nam cũng như các chuyên gia về Việt Nam ở Hàn Quốc không có nhiều. Tôi đang tìm hiểu và suy nghĩ về việc làm thế nào để có thể tăng cường hiểu biết văn hóa Việt Nam cho người dân Hàn Quốc một cách có hiệu quả nhất.
      Xin cám ơn Giáo sư!

Tuấn Minh thực hiện

Văn hóa

50 năm văn học, nghệ thuật đồng hành với đất nước
Văn hóa - Thể thao

50 năm văn học, nghệ thuật đồng hành với đất nước

Có lẽ trong mọi điều sâu thẳm và bền bỉ nhất mà một quốc gia có thể gìn giữ suốt hành trình phát triển là văn học, nghệ thuật. Nhìn lại 50 năm đất nước thống nhất, văn học nghệ thuật đã không chỉ song hành, mà còn là lực đẩy tinh thần đặc biệt, nâng bước dân tộc qua những năm tháng đầy biến động.

Kết nối ký ức hào hùng
Văn hóa - Thể thao

Kết nối ký ức hào hùng

Nửa thế kỷ sau ngày đất nước thống nhất, những thước phim truyện khắc họa cuộc kháng chiến cứu nước của quân và dân ta vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử và nghệ thuật, là di sản tinh thần vô giá của dân tộc. Làm tốt công tác bảo tồn, khơi dậy sức sống mạnh mẽ cho di sản này sẽ góp phần lan tỏa những câu chuyện hào hùng đến các thế hệ sau.

Nhà hát Tuổi trẻ hợp tác quốc tế phát triển nhạc kịch
Văn hóa

Nhà hát Tuổi trẻ hợp tác quốc tế phát triển nhạc kịch

Mới đây, tại Nhà hát Nghệ thuật thành phố Guri - Hàn Quốc đã diễn ra buổi diễn đọc kịch bản vở nhạc kịch "Giấc mơ của em" (My dream), kết quả giai đoạn đầu tiên của dự án hợp tác nghệ thuật giữa Nhà hát Tuổi trẻ và Nhà hát Sangsangmaru kéo dài trong hai năm 2025 - 2026.

Bộ đội Trường Sơn đẩy mạnh công tác hậu cần cho chiến trường miền Nam chống Mỹ, cứu nước
Văn hóa - Thể thao

Tác chiến hiệp đồng binh chủng quy mô lớn

Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh, công tác bảo đảm hậu cần đóng vai trò quan trọng; lần đầu tiên trong lịch sử, Quân đội ta huy động lực lượng lớn, hiệp đồng quân, binh chủng tham gia chiến dịch trên 5 hướng tiến công.