Nhật Bản không định gia nhập NATO

Thủ tướng Fumio Kishida cho biết Nhật Bản không có kế hoạch trở thành thành viên của NATO. Tuy nhiên, ông xác nhận khối quân sự do Mỹ đứng đầu đang muốn mở văn phòng liên lạc tại Nhật Bản.

Nhật Bản không định gia nhập NATO ảnh 1
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg bắt tay với Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida. Ảnh: AFP

Ông nói với Quốc hội hôm 24.5 rằng Tokyo sẽ không tham gia khối quân sự do Hoa Kỳ lãnh đạo dưới bất kỳ hình thức nào, theo Reuters.

Đầu tháng này, Đại sứ Nhật Bản tại Mỹ Koji Tomita nói với Nikkei Asia rằng Nhật Bản đang “làm việc” với NATO để cho phép NATO mở một văn phòng liên lạc tại Tokyo, văn phòng này sẽ trở thành văn phòng đầu tiên của khối này ở châu Á.

Cũng tờ báo này trước đó đã đưa tin rằng sứ mệnh này, dự kiến ​​bắt đầu vào năm tới, sẽ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc tham vấn của NATO với Nhật Bản và các đồng minh khác của họ ở châu Á-Thái Bình Dương, chẳng hạn như Australia, New Zealand và Hàn Quốc trước những thách thức địa chính trị ở khu vực.

Liên minh gần đây đã công khai thừa nhận lợi ích của mình ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Tháng 6 năm ngoái, các đồng minh của khối trong khu vực lần đầu tiên tham gia hội nghị thượng đỉnh NATO. Nhật Bản, Austtralia, New Zealand và Hàn Quốc cũng đã được mời tham dự sự kiện năm nay. Hội nghị thượng đỉnh năm 2023 sẽ diễn ra tại Vilnius, Litva vào ngày 11 và 12.7.

Nga, quốc gia phản đối mạnh mẽ việc mở rộng của NATO ở Đông Âu, đã chỉ trích những nỗ lực của khối nhằm mở rộng hoạt động sang châu Á. Vào tháng 3, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết việc Mỹ và các đồng minh thúc đẩy thành lập cái mà ông gọi là “NATO toàn cầu”.

Trung Quốc cũng kêu gọi các nước láng giềng châu Á thực hiện “cảnh giác cao độ” trước các báo cáo về việc NATO có kế hoạch mở văn phòng liên lạc đầu tiên trong khu vực. Một động thái như vậy “chắc chắn sẽ làm suy yếu hòa bình và ổn định khu vực và châm ngòi cho sự đối đầu”, Bắc Kinh cảnh báo, đồng thời nói thêm rằng khu vực châu Á-Thái Bình Dương “không phải là nơi đấu vật để cạnh tranh địa chính trị”.

Thế giới 24h

Mỹ “thảo luận” về kịch bản có thể xảy ra nếu Israel nhằm vào công nghiệp dầu mỏ của Iran
Quốc tế

Mỹ “thảo luận” về kịch bản có thể xảy ra nếu Israel nhằm vào công nghiệp dầu mỏ của Iran

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden cho biết, chính quyền của ông đã "thảo luận" về các khả năng có thể xảy ra trong trường trường hợp Israel định nhằm vào ngành công nghiệp dầu mỏ của Iran để trả đũa cho cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo của Iran hôm 1.10. Bình luận của ông ngay lập tức khiến giá dầu thế giới tăng vọt.

Anh và EU cam kết hàn gắn mối quan hệ rạn nứt do Brexit
Quốc tế

Anh và EU cam kết hàn gắn mối quan hệ rạn nứt do Brexit

Vương quốc Anh và Liên minh châu Âu đã nhất trí hàn gắn mối quan hệ của họ sau những thiệt hại do Brexit gây ra. Hai bên sẽ tổ chức một loạt các cuộc họp, bao gồm cả Hội nghị thượng đỉnh về các vấn đề như tăng trưởng kinh tế, năng lượng, an ninh và di cư.

Công bố chi tiết mới trong vụ án bầu cử của ông Donald Trump
Quốc tế

Công bố chi tiết mới trong vụ án bầu cử của ông Donald Trump

Trong hồ sơ tòa án mới được công bố hôm 2.10 (giờ Mỹ), các công tố viên liên bang cho biết, cựu Tổng thống Hoa Kỳ đã tìm mọi cách lật ngược kết quả bầu cử tổng thống năm 2020 thậm chí trước cả khi thất cử, cố ý bịa đặt rằng có gian lận và “phải dùng tới tội ác” để cố bám giữ quyền lực. Hồ sơ này khẳng định ông không thể được hưởng quyền miễn trừ truy tố vì những lý do trên.

Hệ thống Vòm Sắt của Israel đánh chặn tên lửa từ Iran trong đêm 1.10
Thế giới 24h

Tại sao Mỹ không ủng hộ Israel tấn công vào các địa điểm hạt nhân của Iran?

Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết ông sẽ không ủng hộ một cuộc tấn công của Israel vào các cơ sở hạt nhân của Iran, trong bối cảnh Hoa Kỳ tìm cách kiềm chế phản ứng của Israel trước cuộc tấn công bằng tên lửa của Iran hôm 1.10 và ngăn chặn một cuộc xung đột khu vực đang leo thang nguy hiểm.

Sau vụ tấn công tên lửa của Iran: Israel sẽ lựa chọn thế nào?
Quốc tế

Sau vụ tấn công tên lửa của Iran: Israel sẽ lựa chọn thế nào?

Iran đã tiến hành cuộc tấn công chưa từng có nhằm vào Israel vào tối 1.10. Mặc dù kết thúc tương đối nhanh chóng, cuộc tấn công đã làm tăng thêm mức độ căng thẳng trong thời điểm vốn cực kỳ nhạy cảm này. Các nhà lãnh đạo thế giới từ lâu đã cảnh báo, xung đột giữa Israel và các lực lượng ủy nhiệm của Iran là Hamas ở Gaza và Hezbollah ở Lebanon có thể leo thang thành một cuộc chiến tranh khu vực rộng lớn hơn. Mọi con mắt giờ đây sẽ đổ dồn vào cách Israel phản ứng.

Sau cuộc tấn công bằng tên lửa vào Israel: Iran không muốn leo thang căng thẳng
Quốc tế

Sau cuộc tấn công bằng tên lửa vào Israel: Iran không muốn leo thang căng thẳng

Trong một tuyên bố sáng 2.10, Iran cho biết, cuộc tấn công bằng tên lửa của nước này nhằm vào Israel đã kết thúc, trừ phi nhà nước Do Thái có thêm hành động khiêu khích. Trong khi đó, Israel và Hoa Kỳ đều cảnh báo sẽ có hành động đáp trả, làm gia tăng lo ngại về một cuộc chiến rộng lớn hơn.

Israel bắt đầu chiến dịch quân sự trên bộ ở Lebanon
Thế giới 24h

Israel bắt đầu chiến dịch quân sự trên bộ ở Lebanon: Lo ngại xung đột leo thang

Rạng sáng 1.10 (theo giờ Việt Nam) Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) tuyên bố bắt đầu “chiến dịch quân sự trên bộ có giới hạn” nhằm vào các mục tiêu của Hezbollah ở miền Nam Lebanon. Cuộc tấn công này làm dấy lên nguy cơ về một cuộc xung đột rộng lớn giữa Israel và Hezbollah, cũng như khiến cộng đồng quốc tế lo ngại rằng có thể bùng phát thành chiến tranh toàn diện lan rộng ra toàn khu vực.

Israel bắt đầu chiến dịch quân sự trên bộ ở Lebanon, phản ứng của Beirut
Quốc tế

Israel bắt đầu chiến dịch quân sự trên bộ ở Lebanon, phản ứng của Beirut

Israel cho biết, quân đội nước này đã tiến hành “các cuộc đột kích vào bên trong Lebanon” vào ngày 1.10, không gọi đó là cuộc xâm lược. Chính quyền Lebanon từ trước đến nay vẫn coi cuộc chiến là câu chuyện của Israel và Hezbollah, song mới đây, Thủ tướng nước này tuyên bố, quân đội chính phủ có thể triển khai quân ở miền nam.

Bầu cử Mỹ 2024: Cuộc đối đầu giữa hai phó tướng sẽ khác biệt so với lịch sử
Quốc tế

Bầu cử Mỹ 2024: Cuộc đối đầu giữa hai phó tướng sẽ khác biệt so với lịch sử

Ngày 1.10, ứng cử viên phó tổng thống của Cộng hòa JD Vance và ứng cử viên Dân chủ Tim Walz sẽ gặp nhau trong cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên và duy trong năm bầu cử 2024. Liệu hai vị phó tướng sẽ tận dụng cơ hội này như thế nào và màn đối đầu của họ có định hình lại cục diện chính trị bầu cử hay không? Sau đây là cái nhìn về các cuộc tranh luận giữa các ứng cử viên phó tổng thống trước đây, và vai trò lớn hơn mà cả hai vị phó tướng đang hướng tới.

7 chỉ huy bị tiêu diệt, Hezbollah sẽ làm gì?
Quốc tế

7 chỉ huy bị tiêu diệt, Hezbollah sẽ làm gì?

Những gì diễn ra trong 48 giờ qua ở Trung Đông khi Israel ám sát 7 quan chức cao cấp của Hezbollah trong đó có thủ lĩnh Hassan Nasrallah - một lần nữa làm dấy lên nỗi lo sợ rằng cuộc xung đột có thể leo thang thành giao tranh toàn diện. Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Biden cho biết sẽ “nói chuyện” với đồng minh Israel để tránh kịch bản này.