Nhật Bản đứng trước áp lực thiếu hụt gạo

Mối lo ngại về tình trạng thiếu gạo đang gia tăng ở Nhật Bản do nhu cầu tăng cao nhưng các kệ hàng trống xuất hiện ngày càng nhiều ở các siêu thị và cửa hàng. Thêm vào đó, người tiêu dùng đang cố gắng tích trữ gạo do lo ngại nguy cơ xảy ra siêu động đất hay một loạt các cơn bão xuất hiện ngoài khơi Thái Bình Dương.

Lượng gạo dự trữ của Nhật Bản ghi nhận trong tháng 6 đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 1999. Ðại diện chi nhánh của chuỗi siêu thị Fresco cho biết, lượng gạo có thể nhập mùa hè năm nay chỉ bằng một nửa so với mức bình thường hằng năm, trong khi số lượng bao gạo đều nhanh chóng được bán hết.

Nguyên nhân dẫn đến thiếu hụt nguồn cung còn được cho là do sản lượng lúa gạo thấp hơn vì thời tiết nóng và khô hạn, cũng như nhu cầu tăng cao bất thường khi lượng du khách nước ngoài đến Nhật Bản tăng vọt. Bộ trưởng Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Sakamoto Tetsushi kêu gọi người dân chỉ mua lượng gạo cần thiết, đồng thời nhấn mạnh Chính phủ Nhật Bản đang nỗ lực để tình trạng thiếu hụt nguồn cung dần được giải quyết.

Nhật Bản đứng trước áp lực thiếu hụt gạo -0
Ảnh: Getty Images

Theo Kyodo News, giá gạo tháng 7 tại Nhật Bản đã tăng 18% so với năm 2023 - mức tăng lớn nhất trong hai thập niên qua. Mức tăng này được cho là do nhu cầu cao hơn từ khách du lịch, khi tổng số người nước ngoài đến thăm Nhật Bản năm 2024 dự kiến sẽ đạt mức kỷ lục 35 triệu khách.

Ðợt nắng nóng kéo dài mùa hè năm ngoái cũng được cho là một yếu tố khiến năng suất lúa thấp hơn, sản lượng chỉ đạt khoảng 6,6 triệu tấn. Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Nhật Bản chỉ ra rằng, tỷ lệ gạo loại 1 của năm 2023 đã giảm xuống mức thấp kỷ lục là 59,6%. Cùng với đó, lượng gạo dự trữ khu vực tư nhân vào cuối tháng 6 ghi nhận mức thấp nhất 1,56 triệu tấn, giảm khoảng 20% so với cùng kỳ năm trước.

Một cho chuyên gia cho rằng, sự bùng nổ của du lịch trong nước không phải là yếu tố chính dẫn đến thiếu gạo. Ngay cả khi có khoảng 3 triệu du khách lưu trú một tuần tại Nhật Bản mỗi tháng và ăn cơm vào bữa sáng, bữa trưa và bữa tối như nhiều người Nhật khác, thì con số này vẫn chỉ chiếm khoảng 0,5% tổng lượng tiêu thụ. Nhật Bản thiếu gạo chủ yếu là do chính sách giảm diện tích đất canh tác và chính phủ trợ cấp cho những người nông dân trồng lúa chuyển sang các loại cây trồng khác như lúa mì hoặc đậu nành... 

Trong bối cảnh nhiều người dân tiếp tục đổ xô đi mua gạo với lo ngại nguồn cung sẽ tiếp tục thiếu hụt, Chính phủ Nhật Bản mới đây đã kêu gọi người dân bình tĩnh và khẳng định lượng gạo dự trữ là vẫn đủ. Theo Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Nhật Bản, vụ thu hoạch mới đã bắt đầu và đến cuối tháng 9, quốc gia này có thể thu hoạch được 40% diện tích lúa, góp phần giảm tải áp lực nguồn cung gạo cho thị trường nội địa.

Thế giới 24h

Nhà Trắng cân nhắc cắt giảm thuế đối với Trung Quốc: Dấu hiệu hạ nhiệt căng thẳng
Quốc tế

Nhà Trắng cân nhắc cắt giảm thuế đối với Trung Quốc: Dấu hiệu hạ nhiệt căng thẳng

Chính quyền Tổng thống Donald Trump đang cân nhắc giảm thuế đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc để giảm căng thẳng thương mại. Bản thân Tổng thống Trump đánh tiếng thuế quan có thể được cắt giảm hơn một nửa. Mặc dù con số này vẫn ở mức rất cao và không có ý nghĩa về mặt thương mại, nhưng đã cho thấy thiện chí của hai cường quốc sẵn sàng “xuống thang”.

Mỹ cân nhắc thưởng tiền để khuyến khích phụ nữ sinh con
Thế giới 24h

Mỹ cân nhắc thưởng tiền để khuyến khích phụ nữ sinh con

Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang xem xét hàng loạt biện pháp khuyến khích người dân lập gia đình và sinh con, khi tỷ lệ sinh ở nước này liên tục giảm và hiện tiệm cận mức thấp kỷ lục. Một trong những biện pháp được đề xuất là thưởng tiền mặt trị giá 5.000 USD (khoảng 130 triệu đồng) cho mỗi phụ nữ Mỹ sau khi sinh con.

Thổ Nhĩ Kỳ rung chuyển vì động đất
Thế giới 24h

Thổ Nhĩ Kỳ rung chuyển vì động đất

Theo Cơ quan Quản lý thảm họa và tình trạng khẩn cấp của Thổ Nhĩ Kỳ (AFAD), trận động đất mạnh 6,2 độ Richter xảy ra ở Biển Marmara gần Silivri, nằm cách Thủ đô Istanbul khoảng 70km về phía Tây, các cơn dư chấn vẫn đang tiếp diễn.

Mỹ công bố kế hoạch loại bỏ toàn bộ phẩm màu nhân tạo
Thế giới 24h

Mỹ công bố kế hoạch loại bỏ toàn bộ phẩm màu nhân tạo

Chính quyền của Tổng thống Donald Trump chính thức công bố lộ trình loại bỏ phẩm màu nhân tạo trong thực phẩm trước năm 2027. Đây được xem là một phần trong nỗ lực cải tổ hệ thống thực phẩm quốc gia vì sức khỏe cộng đồng, hướng tới mục tiêu "Đưa nước Mỹ khoẻ mạnh trở lại". 

"Không khí mùa Đông" bao trùm cuộc họp mùa Xuân của WB và IMF
Quốc tế

"Không khí mùa Đông" bao trùm cuộc họp mùa Xuân của WB và IMF

Hàng trăm nhà lãnh đạo tài chính toàn cầu đã có mặt ở Washington để tham dự cuộc họp mùa Xuân của Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế từ ngày 22 - 27.4, nhưng tâm trạng của họ đã rất khác so với khi họ đến diễn đàn này vào mùa Thu năm ngoái. Các chương trình nghị sự đa phương trước đây về phối hợp chính sách công nghiệp, biến đổi khí hậu, đầu tư nước ngoài, hỗ trợ dự án hay xóa nợ với các nước nghèo hơn dường như sẽ nhường chỗ cho một mối quan tâm lớn nhất đang bao trùm cả thế giới: thuế quan.

Nguy cơ gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu
Thế giới 24h

Nguy cơ gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu

Trung Quốc vừa tuyên bố áp hạn chế xuất khẩu thêm lên 7 loại nguyên tố đất hiếm và nam châm quan trọng… Các chuyên gia nhận định, các biện pháp hạn chế mới có nguy cơ dẫn tới cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng diện rộng, đặc biệt trong các lĩnh vực then chốt như ô tô, hàng không vũ trụ, bán dẫn và quốc phòng.

Nhà Trắng đang tìm kiếm chủ nhân mới cho Lầu Năm Góc?
Thế giới 24h

Nhà Trắng đang tìm kiếm chủ nhân mới cho Lầu Năm Góc?

Nhà Trắng đã bắt đầu quá trình tìm kiếm một vị chủ nhân mới tại Lầu Năm Góc để thay thế ông Pete Hegseth, theo một quan chức Mỹ yêu cầu giấu tên. Điều này xảy ra khi Bộ trưởng Quốc phòng Hegseth một lần nữa vướng vào những tranh cãi về việc chia sẻ thông tin chi tiết về hoạt động quân sự trong một cuộc trò chuyện nhóm.

Khi “hầm trú ẩn” không còn an toàn
Thế giới 24h

Khi “hầm trú ẩn” không còn an toàn

Vị thế “hầm trú ẩn an toàn” của đồng đô la Mỹ (USD) đã bị lung lay và vai trò là đồng tiền dự trữ toàn cầu đang ngày càng trở nên không chắc chắn. Nếu các nhà đầu tư tiếp tục bán tài sản của Mỹ, một số phận nghiệt ngã đang chờ đợi nền kinh tế thế giới.

Kỷ nguyên “đi lại tự do” dần khép lại?
Quốc tế

Kỷ nguyên “đi lại tự do” dần khép lại?

Brussels đang nhanh chóng hoàn thiện các quy định mới, cho phép Liên minh châu Âu (EU) dễ dàng hơn trong việc đình chỉ chế độ miễn thị thực đối với công dân của 61 quốc gia hiện đang được hưởng quyền này. Giới quan sát nhận định, động thái này không chỉ phản ánh sự cứng rắn hơn trong vấn đề di cư bất hợp pháp mà còn cho thấy EU đã sẵn sàng sử dụng chính sách thị thực như một đòn bẩy chính trị mạnh mẽ hơn.

Cộng hòa Czech tuyên bố lần đầu tiên độc lập hoàn toàn khỏi nguồn cung dầu từ Nga
Thế giới 24h

Cộng hòa Czech tuyên bố lần đầu tiên độc lập hoàn toàn khỏi nguồn cung dầu từ Nga

Chính phủ Cộng hòa Czech chính thức công bố nước này đã chấm dứt hoàn toàn sự phụ thuộc vào nguồn cung dầu mỏ từ Nga. Thủ tướng Petr Fiala cho biết việc nâng cấp hoàn tất tuyến đường ống Transalpine (TAL) từ Tây Âu đã cho phép Czech tiếp nhận toàn bộ nguồn dầu từ các nước phương Tây, thay vì phải phụ thuộc vào đường ống Druzhba do Nga vận hành như trước đây.