Nhanh chóng sửa đổi quy định phù hợp với thực tiễn ngành ô tô

Theo các doanh nghiệp sản xuất ô tô, nếu Việt Nam vẫn giữ những quy định đã không còn phù hợp với thực tiễn của ngành ô tô thế giới thì sẽ không khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ, nhất là trong bối cảnh ngành công nghiệp ô tô đang trong quá trình chuyển giao từ động cơ xăng, dầu sang chạy bằng điện…

Nên áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu linh kiện theo giá trị

Ngày 12.8, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Thông tư số 11/2022/TT-BKHCN (Thông tư 11) bãi bỏ 3 văn bản quy phạm pháp luật quy định về phương pháp xác định và mức độ rời rạc của linh kiện ô tô nhập khẩu, gồm Quyết định số 28/2004/QĐ-BKHCN, Quyết định số 05/2005/QĐ-BKHCN và Thông tư số 05/2012/TT-BKHCN. Tuy nhiên, khi Thông tư 11 sắp có hiệu lực (từ ngày 1.10.2022), Bộ Tài chính lại có Công văn 9049/BTC-CST ngày 12.9.2022, đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ chưa áp dụng thời hạn hiệu lực của thông tư này.

Nhanh chóng sửa đổi quy định phù hợp với thực tiễn ngành ô tô -0
Sản xuất, lắp ráp ô tô tại KCN THACO Chu Lai

Theo lý giải của Bộ Tài chính, việc bỏ quy định nêu trên có thể dẫn tới tình trạng các doanh nghiệp sẽ nhập khẩu linh kiện ô tô đồng bộ nhưng có mức độ rời rạc thấp, không khuyến khích đầu tư dây chuyền, thiết bị để gia tăng tỷ lệ nội địa hóa trong nước. Đồng thời sẽ phát sinh vướng mắc cho quá trình thực hiện vì quy định về mức độ rời rạc của bộ linh kiện cũng đang được quy định tại các nghị định của Chính phủ liên quan đến biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi để làm cơ sở tính thuế và các nghị định này vẫn đang có hiệu lực.

Chính vì vậy, Bộ Tài chính cũng đưa ra 2 phương án. Một là, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ lùi thời hạn có hiệu lực của Thông tư 11 đến sau ngày Nghị định mới của Chính phủ về biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi có hiệu lực thi hành (Bộ Tài chính đang xây dựng để trình vào tháng 10.2022). Hai là lùi thời hạn có hiệu lực việc bãi bỏ quy định về mức độ rời rạc của bộ linh kiện ô tô nhập khẩu đang được quy định tại Thông tư 05/2012/TT-BKHCN đến sau ngày Nghị định của Chính phủ về biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi có hiệu lực thi hành.

Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng đưa gần như y nguyên các quy định về phương pháp xác định mức độ rời rạc của bộ linh kiện từ các văn bản có tuổi đời 10 - 20 năm vào Dự thảo Nghị định biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu mới đang xây dựng.

Theo các chuyên gia về sản xuất ô tô và công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam, thế giới hiện nay xác định hàm lượng sản xuất tại một quốc gia hay khu vực đều theo phương pháp tính giá trị. Mặc dù hiện nay, ngành ô tô Việt Nam đang nhập khẩu về là chính, nhưng sắp tới cũng sẽ có nhiều linh phụ kiện ô tô xuất khẩu. Khi đó, doanh nghiệp Việt Nam cũng phải xác định hàm lượng sản xuất tại Việt Nam thì mới được hưởng ưu đãi thuế ở các thị trường đến.

Trên thực tế, công nghệ sản xuất ô tô thế giới đã liên tục phát triển và có những thay đổi mạnh mẽ thời gian gần đây. Ngành công nghiệp ô tô đang chuyển sang ô tô thông minh, ô tô điện, sử dụng nhiều linh kiện điện tử có hàm lượng công nghệ cao và thân thiện với môi trường.

Bên cạnh đó, có những ô tô không còn bộ ly hợp, không có hộp số; thay vào đó là những linh kiện quan trọng khác như pin, bộ biến áp DC/DC, bộ điều khiển truyền động. Thiết kế và công nghệ vật liệu sản xuất thân vỏ xe cũng đang thay đổi, theo hướng tăng cường tỷ trọng sử dụng các loại vật liệu mới như sợi carbon, titanium, nhôm hợp kim, composite… hay thân vỏ xe ô tô con được sản xuất cấu thành chỉ gồm 2 thành phần chính là khung xe (có thể liền khối) và phần thân vỏ bên ngoài, thay vì nhiều mảng như trước đây… Như vậy, có những thay đổi lớn trong cấu thành xe ô tô so với quan niệm theo mảng, bộ linh kiện CKD, IKD tại 3 văn bản của Bộ Khoa học và Công nghệ trước đây.

Theo các chuyên gia, phát triển công nghiệp ô tô thực chất là phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, với thực tế Việt Nam đã hội nhập rất sâu rộng, tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) với các nước và khu vực, cũng như nằm trong chuỗi giá trị của nhiều thương hiệu lớn, vì thế, các doanh nghiệp tại Việt Nam, ngoài sản xuất, lắp ráp ô tô phục vụ nhu cầu thị trường nội địa, cũng đã tham gia xuất khẩu ô tô sang các nước trong khu vực và thế giới theo sự phân công của các hãng ô tô toàn cầu. Căn cứ vào nhiều yếu tố, hãng ô tô sẽ chỉ định các nhà máy tại mỗi nước thực hiện sản xuất một số linh kiện, phụ tùng dựa trên thế mạnh của mình, nhằm giảm giá thành sản phẩm.

Để ngành công nghiệp ô tô và công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam có cơ hội phát triển, khuyến khích được doanh nghiệp đầu tư thực sự và tham gia vào chuỗi giá trị của các thương hiệu lớn, Bộ Tài chính nên áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu linh kiện theo giá trị, thay vì tính theo danh điểm hay mức độ rời rạc như cách thức của hơn 10 năm trước, hiện không còn nước nào áp dụng.

Doanh nghiệp mong muốn, được hưởng thuế ưu đãi với các bộ linh kiện ô tô, thay vì chịu áp thuế cho sản phẩm nguyên chiếc, thì phải có hồ sơ chứng minh với cơ quan chức năng đạt tỷ lệ quy định về xuất xứ hàng hoá. Bởi việc kê khai về giá trị hàm lượng sản xuất tại Việt Nam và các khu vực liên minh bao nhiêu để hưởng thuế suất nhập khẩu tương ứng là việc của doanh nghiệp. Cơ quan quản lý có thể hậu kiểm trong thời gian 5 năm và các doanh nghiệp làm ăn nghiêm túc chắc chắn sẽ kê khai rõ ràng và chứng minh chi tiết, bởi không doanh nghiệp nào bán xe muốn 5 năm sau bị lật lại và tiến hành truy thu. 

Cần động thái quyết liệt để phát triển sản xuất tại Việt Nam

Là một doanh nghiệp ô tô có hoạt động sản xuất lớn tại Việt Nam, ông Nguyễn Quang Bảo, Tổng giám đốc THACO AUTO cho hay, Thái Lan đã bãi bỏ quy định nội địa hóa từ năm 1997, sau khi gia nhập WTO (1995) và từ đó đã thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài khổng lồ vào công nghiệp phụ trợ, tạo đà cho sự bứt phá của ngành công nghiệp ô tô Thái Lan, vươn lên dẫn đầu khu vực ASEAN. Ô tô hoàn chỉnh được sản xuất, lắp ráp từ hơn 30.000 chi tiết. Tàu hỏa, tàu thủy, tivi, tủ lạnh hay các máy móc thiết bị khác cũng được lắp ráp từ rất nhiều chi tiết, nhưng lại chỉ có duy nhất ô tô được cơ quan chức năng quy định mức độ rời rạc để quản lý khi nhập khẩu về Việt Nam.

Theo ông Nguyễn Quang Bảo, THACO AUTO nhận thấy việc bỏ quy định mức độ rời rạc của linh kiện ô tô nhập khẩu - điều kiện bắt buộc để hưởng Chương trình ưu đãi thuế để sản xuất lắp ráp xe ô tô, không làm giảm nguồn thu ngân sách nhà nước. Ngược lại, sẽ giúp gia tăng sản lượng xe sản xuất lắp ráp trong nước, phát triển được công nghiệp hỗ trợ, qua đó gián tiếp tăng nguồn thu ngân sách nhà nước, tương tự chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ, gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước vừa qua.

Ông Đào Phan Long, Chủ tịch Hội Cơ khí Việt Nam cho rằng, cần có những động thái quyết liệt để động viên sản xuất tại Việt Nam, thay vì nhiều doanh nghiệp sản xuất ô tô sẽ nhập khẩu bộ linh kiện theo kiểu đối phó và chuyển dần sang nhập khẩu nguyên chiếc khi thuế suất ô tô nguyên chiếc đang giảm mạnh về 0% theo các FTA. Khi đó, Việt Nam sẽ trở thành thị trường tiêu thụ ô tô cho các nước khác, đồng thời khó phát triển được công nghiệp hỗ trợ lẫn tạo được nhiều việc làm cho người lao động.

Nhanh chóng sửa đổi quy định phù hợp với thực tiễn ngành ô tô -0
Nhà máy sản xuất ô tô THACO Mazda

Hiện, nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong ngành ô tô tuy có nhà máy sản xuất tại Việt Nam, nhưng lượng xe nguyên chiếc nhập khẩu (CBU) được bán ra chiếm tỷ trọng lớn, thậm chí tới hơn 80% doanh số bán hàng. Tuy vậy, vẫn có những doanh nghiệp nỗ lực đầu tư và gia tăng lượng sản xuất tại Việt Nam. Đơn cử, tại Honda Việt Nam, năm 2019 nhập khẩu 23.400 xe CBU, chiếm 71% doanh số bán xe của hãng tại Việt Nam. Song, năm 2020 chỉ còn nhập khẩu 12.326 xe CBU, chiếm tỷ trọng 50% doanh số bán. Năm 2021 nhập khẩu 6.099 xe CBU, chiếm tỷ trọng 28% và 8 tháng của năm 2022, tỷ trọng này là 23%. THACO AUTO cũng chỉ có lượng xe CBU nhập khẩu quanh mức 5% trong giai đoạn 2019 - 2022. Ở Tập đoàn Thành Công với thương hiệu Huyndai, tỷ trọng nhập khẩu xe CBU chỉ là 0,3% - 0,5% trong giai đoạn 2019 - 2021. Riêng 8 tháng đầu năm 2022, tỷ trọng xe CBU trong doanh số bán hàng có tăng lên với 11%.

Thị trường

Ảnh minh họa
Thị trường

Xuất khẩu dừa và sản phẩm chế biến có thể đạt 1,2 tỷ USD

Ông Cao Bá Đăng Khoa, Tổng Thư ký Hiệp hội Dừa Việt Nam cho biết, kim ngạch xuất khẩu dừa và sản phẩm chế biến năm nay có thể đạt 1,2 tỷ USD, tăng 15 - 20% so với năm 2023. Tuy tăng trưởng mạnh nhưng muốn bền vững, cần bảo đảm nguồn cung ổn định, chất lượng tốt và quan tâm xây dựng thương hiệu cho ngành dừa.

 'Hot tiktoker' Quang Linh Vlog phải xin lỗi khách hàng vì bán hàng "không giống như quảng cáo", chuyên gia khuyến cáo việc livestream
Thị trường

'Hot tiktoker' Quang Linh Vlog phải xin lỗi khách hàng vì bán hàng "không giống như quảng cáo", chuyên gia khuyến cáo việc livestream

Theo ông Phạm Huy Phong, chuyên gia kinh tế, xu thế người nổi tiếng bán hàng trên các nền tảng mạng xã hội đang nở rộ. Tuy nhiên, mỗi người bán hàng cần có trách nhiệm kiểm tra, kiểm nghiệm kỹ trước khi quyết định livestream để đưa ra sản phẩm giới thiệu tới khách hàng.

Khơi thông "điểm nghẽn" tiếp cận vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Thị trường

Khơi thông "điểm nghẽn" tiếp cận vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Cuối năm là thời điểm các doanh nghiệp bước vào giai đoạn "nước rút" cho các kế hoạch sản xuất kinh doanh mùa cao điểm, nhu cầu về vốn vì thế cũng tăng đột biến. Gói ưu đãi lãi suất đặc biệt với tổng hạn mức 6.000 tỷ đồng đã được Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) triển khai từ nay cho đến 31.1.2025 nhằm giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn. 

SHB lần thứ 4 được vinh danh trong TOP 10 doanh nghiệp có Báo cáo thường niên tốt nhất ngành Tài chính
Thị trường

SHB lần thứ 4 được vinh danh trong TOP 10 doanh nghiệp có Báo cáo thường niên tốt nhất ngành Tài chính

SHB nhiều năm liền được vinh danh trong TOP 10 doanh nghiệp có Báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành Tài chính, minh chứng cho những nỗ lực vượt trội của Ngân hàng trong việc minh bạch thông tin và quản trị doanh nghiệp theo thông lệ tốt nhất về phát triển bền vững.

Băn khoăn đánh thuế với nước giải khát có đường
Thị trường

Đánh giá tác động toàn diện thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường

Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) bổ sung mặt hàng nước giải khát theo Tiêu chuẩn Việt Nam có hàm lượng đường trên 5g/100ml vào diện đánh thuế. Nhấn mạnh nguyên tắc đánh thuế là bảo đảm cân bằng, hài hòa lợi ích giữa Nhà nước và người nộp thuế, các chuyên gia khuyến nghị cần đánh giá tác động toàn diện để xây dựng chính sách và quyết định thời điểm áp dụng cho phù hợp.

Kho lạnh NECS chính thức mở rộng dịch vụ kho lạnh ngoại quan
Thị trường

Kho lạnh NECS chính thức mở rộng dịch vụ kho lạnh ngoại quan

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh mẽ của thương mại quốc tế, việc tối ưu hóa quy trình xuất nhập khẩu trở thành yếu tố then chốt để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Kho lạnh NECS tự hào công bố việc đưa dịch vụ Kho lạnh ngoại quan chính thức đi vào hoạt động, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong việc góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động logistics cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Việt Nam.

Xác thực thông tin khách hàng vay trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư: Bước tiến lớn cho các cơ sở cầm đồ
Thị trường

Xác thực thông tin khách hàng vay trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư: Bước tiến lớn cho các cơ sở cầm đồ

Việc xác thực thông tin khách hàng vay cầm cố tài sản dựa trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được xem là một bước tiến lớn đối với các cơ sở cầm đồ, đặc biệt là tại TP. Hồ Chí Minh. Mô hình này đem lại lợi ích cho cả cơ quan quản lý lẫn đơn vị cho vay. 

Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển
Thị trường

"Vốn ngân hàng dành cho ĐBSCL không thiếu"

Đây là khẳng định Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú khẳng định tại hội thảo “Thúc đẩy tín dụng cho ngành hàng nông sản chủ lực, đưa ĐBSCL phát triển nhanh, bền vững” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 18.11 tại Cần Thơ.

Hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp xuất khẩu thành phố Cần Thơ
Thị trường

Hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp xuất khẩu thành phố Cần Thơ

Dù đóng góp 95% sản lượng gạo xuất khẩu và chiếm 60% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của cả nước, nhưng đồng bằng sông Cửu Long gặp khó khăn về khả năng tiếp cận và hấp thu nguồn vốn tín dụng. Theo Phó Giám đốc Sở Công Thương TP. Cần Thơ Huỳnh Thanh Sử, để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của doanh nghiệp xuất khẩu, cần linh hoạt áp dụng các hình thức bảo đảm tiền vay, thời hạn và lãi suất ưu đãi, cải tiến quy trình, thủ tục cho vay.

Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam Trương Đình Hoè.
Thị trường

Cần đa dạng hóa các nguồn tín dụng nông nghiệp hướng đến phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tại Hội thảo "Thúc đẩy tín dụng cho ngành nông sản chủ lực, đưa đồng bằng sông Cửu Long phát triển nhanh, bền vững", Chuyên gia Kinh tế, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - tiền tệ Quốc gia, Tiến sĩ Cấn Văn Lực đã trình bày tổng quan về nguồn vốn dành cho nông nghiệp, nông thôn và đề xuất các giải pháp quan trọng nhằm phát triển bền vững ngành nông nghiệp Việt Nam.

Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam Trương Đình Hoè. Ảnh: Lâm Hiển
Kinh tế

Tín dụng - đòn bẩy cho chuỗi giá trị nông sản bền vững ở ĐBSCL

Tại hội nghị "Thúc đẩy tín dụng cho ngành nông sản chủ lực, đưa đồng bằng sông Cửu Long phát triển nhanh, bền vững," Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) Trương Đình Hòe đã trình bày những nhận định quan trọng về thị trường thủy sản toàn cầu, triển vọng xuất khẩu của Việt Nam và các giải pháp tín dụng cho ngành thủy sản.

Quảng Bình chủ động hỗ trợ doanh nghiệp bắt nhịp chuyển đổi số
Thị trường

Quảng Bình chủ động hỗ trợ doanh nghiệp bắt nhịp chuyển đổi số

Thời gian qua, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh Quảng Bình (Trung tâm) đã chủ động tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn bắt nhịp với xu hướng sản xuất, kinh doanh trên nền tảng số. Để tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn, Trung tâm sẽ triển khai mạnh mẽ hơn nữa các giải pháp để đẩy mạnh chuyển đổi số.

Ảnh minh họa
Thị trường

Cơ hội để xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ

Thương mại thủy sản Việt Nam với Hoa Kỳ ít bị tác động bởi những biến động chính trị. Tuy nhiên, chính sách thương mại đặc thù dưới thời Tổng thống Donald Trump có thể tạo ra cả cơ hội lẫn thách thức cho xuất khẩu thủy sản nước ta, đòi hỏi doanh nghiệp phải tuân thủ các tiêu chuẩn về vệ sinh, an toàn thực phẩm và linh hoạt ứng phó với những thay đổi thuế quan.

Hải Phòng: Ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ
Thị trường

Hải Phòng: Ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ

Theo đại diện Sở Công Thương TP. Hải Phòng, Thành phố đã ban hành nhiều Nghị quyết, quyết định phát triển công nghiệp, trong đó có nhiều Nghị quyết, Quyết định, chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Trong đó, sản xuất công nghiệp tập trung phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn như: Công nghiệp điện tử - tin học; công nghiệp ứng dụng công nghệ cao; công nghiệp cơ khí chế tạo máy móc, thiết bị; công nghiệp hỗ trợ phục vụ các ngành công nghiệp mũi nhọn.