Nhân lực chất lượng cao là yếu tố quyết định

Con người là trung tâm, chủ thể của tăng năng suất lao động (NSLĐ). Tham luận tại Diễn đàn “Nâng cao năng suất lao động quốc gia năm 2024”, nhiều đại biểu chung quan điểm: phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao mang ý nghĩa quyết định đến việc thúc đẩy, nâng cao NSLĐ. Vì vậy, cần chú trọng đầu tư đồng bộ, mở các ngành, nghề mới theo hướng công nghệ cao, công nghiệp mũi nhọn 4.0; bố trí kinh phí cho đào tạo, nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, đặc biệt đối với các nghề mới, công nghệ cao…

Tạo đột phá phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

Phát triển nguồn nhân lực được coi là một trong ba khâu đột phá trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nước ta. Những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao với các chủ trương, chính sách, thể chế được quy định trong nghị quyết của Đảng, văn bản pháp luật của Nhà nước. Đặc biệt là Chỉ thị số 21-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, nhằm tạo đột phá về phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, có kỹ năng nghề đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

Sinh viên Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội được học nghề và trải nghiệm trên dây chuyền công nghệ hiện đại Ảnh: Trần Oanh
Sinh viên Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội được học nghề và trải nghiệm trên dây chuyền công nghệ hiện đại. Ảnh: Trần Oanh

Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) luôn duy trì NSLĐ cao, năm 2023, NSLĐ theo doanh thu của toàn Tập đoàn là hơn 4,1 tỷ đồng/người/năm. Trong đó, tại 1 số đơn vị viễn thông, công nghệ số thì con số này là hơn 9 tỷ đồng/người/năm, tương đương với các doanh nghiệp tiên tiến trên thế giới cùng lĩnh vực. Chia sẻ một số giải pháp thúc đẩy NSLĐ của Viettel, Giám đốc nhân sự Tập đoàn Vũ Thị Mai nhấn mạnh: Viettel hiện đang sở hữu đội ngũ hàng nghìn nhân sự chất lượng cao trong các ngành viễn thông, nghiên cứu công nghệ cao, làm chủ việc thiết kế, vận hành mạng lưới trên toàn cầu, các công nghệ 4G, 5G, đội ngũ 300 chuyên gia an ninh mạng, có tuổi đời rất trẻ nhưng đã dành được nhiều giải thưởng uy tín trên thế giới.

Mở các ngành, nghề mới theo hướng công nghệ cao

Để nâng cao chất lượng đào tạo, cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao góp phần tăng NSLĐ, tham luận tại diễn đàn, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội Phạm Xuân Khánh kiến nghị, Chính phủ xây dựng một số cơ sở đào tạo chất lượng cao, đạt chuẩn quốc tế, thực hiện được chức năng trung tâm vùng, quốc gia. Trong đó, chú trọng đầu tư đồng bộ, mở các ngành, nghề mới theo hướng công nghệ cao, công nghiệp mũi nhọn 4.0, ngân sách hỗ trợ mở các nghề mới theo nhu cầu sử dụng lao động của xã hội. Chia sẻ dữ liệu tuyển sinh đại học, xây dựng các chương trình đào tạo cho phép liên thông giữa các trình độ, phương thức đào tạo. Thành lập Hội đồng kỹ năng ngành, nghề trong một số lĩnh vực với sự tham gia của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp.

Chính phủ rà soát, bổ sung, điều chỉnh danh mục ngành, nghề đào tạo mới; xây dựng, ban hành các chuẩn kiến thức, kỹ năng (chuẩn đầu ra) cho các ngành, nghề tương ứng với từng cấp trình độ đào tạo với sự tham gia của doannh nghiệp, bảo đảm phù hợp với khung trình độ, tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia. Ban hành quy định sử dụng lao động qua đào tạo để thu hút người học, góp phần tăng NSLĐ. Ban hành thông tư hướng dẫn việc thu hút đầu tư cho giáo dục nghề nghiệp từ doanh nghiệp, nhằm khai thác các thiết bị, công nghệ mới trong doanh nghiệp, thu hút đầu tư theo hướng xã hội hóa, hợp tác công tư. Bố trí kinh phí cho công tác đào tạo, nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, đặc biệt là đối với các nghề mới, công nghệ cao.

Xã hội

Hàng trăm ha mía đến thời vụ nhưng vẫn chưa được thu hoạch
Đời sống

UBND huyện Tân Kỳ (Nghệ An) chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ vụ nhà máy chậm thu mua mía cho người dân

"Để đảm bảo năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế trên diện tích mía hiện tại cũng như diện tích mía lưu gốc cho năm sau, UBND hyện đề nghị Công ty cổ phần mía đường Sông Con cần đẩy nhanh tiến độ thu mua mía nguyên liệu cho người dân trên địa bàn", văn bản UBND huyện Tân Kỳ (tỉnh Nghệ An) nêu rõ.

Lực lượng chức năng kiểm tra các sản phẩm thực phẩm chức năng nhập lậu
Đời sống

Hậu kiểm chặt chẽ để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng

Thị trường thực phẩm chức năng ở nước ta ngày càng phát triển mạnh cả về số lượng, chủng loại mặt hàng và phát sinh hình thức kinh doanh mới trên các sàn thương mại điện tử, nền tảng mạng xã hội. Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý an toàn thực phẩm (ATTP), Bộ Y tế đang đề xuất bổ sung quy định về tăng cường hậu kiểm để kiểm soát toàn diện chất lượng thực phẩm chức năng vì mục tiêu bảo đảm sức khỏe người tiêu dùng.

Giám đốc BHXH Khu vực I (Hà Nội) Nguyễn Ngọc Huyến phát biểu tại hội nghị.
Xã hội

Công bố Quyết định công tác cán bộ Bảo hiểm xã hội Khu vực I

Mới đây, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Khu vực I (Hà Nội) đã tổ chức Hội nghị công bố quyết định của BHXH Việt Nam về công tác cán bộ. Theo đó, BHXH Khu vực I địa bàn quản lý thành phố Hà Nội, trụ sở chính tại thành phố Hà Nội; cơ cấu tổ chức của BHXH Khu vực I được tổ chức 9 phòng tham mưu, có 23 BHXH cấp huyện trực thuộc, BHXH liên huyện không tổ chức bộ máy bên trong.

Nguyên Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh chúc mừng Lãnh đạo BHXH Việt Nam bổ nhiệm theo cơ cấu, tổ chức mới.
Xã hội

Giảm 723 đầu mối, nâng cao hiệu quả quản lý sau tinh gọn

Sau khi thực hiện sắp xếp bộ máy và chuyển đổi mô hình tổ chức từ ngày 1.3, số lượng đầu mối trong toàn ngành bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã giảm từ 1.470 xuống còn 747 đầu mối đơn vị (giảm 723 đơn vị, tương ứng 49,2%). Cuộc cải tổ tinh gọn bộ máy và nâng cao hiệu quả quản lý toàn ngành.

Từ ý tưởng tới hiện thực
Xã hội

Từ ý tưởng tới hiện thực

Mới đây, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) và trợ giúp pháp lý (Bộ Tư pháp) đã có buổi làm việc với Công ty CP Truyền thông quốc tế INCOM để thảo luận về việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong công tác PBGDPL. Cuộc họp đánh dấu bước đi quan trọng trong quá trình chuyển đổi số lĩnh vực pháp lý, mở ra cơ hội mới giúp nâng cao hiệu quả tiếp cận pháp luật cho người dân.

Lan tỏa dấu ấn 50 năm ngành Điện miền Nam qua 3 cuộc thi viết, chụp ảnh và video clip
Xã hội

Lan tỏa dấu ấn 50 năm ngành Điện miền Nam qua 3 cuộc thi viết, chụp ảnh và video clip

Hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 50 năm xây dựng, phát triển ngành Điện miền Nam, Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) đã tổ chức ba cuộc thi sáng tác gồm viết, chụp ảnh, video clip. Đây là dịp để ghi nhận, lan tỏa những nỗ lực, đóng góp của ngành Điện miền Nam đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và đời sống Nhân dân trong suốt nửa thế kỷ qua.