Nhân kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Liên bang Nga của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn:

Góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga

Chuyến thăm đã thành công hết sức tốt đẹp và hơn mong đợi. Với những kết quả cụ thể và toàn diện đạt được, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội BÙI VĂN CƯỜNG khẳng định, chuyến thăm sẽ góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga; triển khai, cụ thể hóa nội dung Thỏa thuận cấp cao giữa Lãnh đạo cấp cao hai nước trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Putin vào tháng 6.2024.

Thành công hết sức tốt đẹp và hơn mong đợi

- Ông đánh giá như thế nào về kết quả chuyến thăm chính thức Liên bang Nga của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn?

- Có thể khẳng định, chuyến thăm chính thức Liên bang Nga và đồng chủ trì Phiên họp lần thứ ba Ủy ban Hợp tác liên Nghị viện Việt - Nga của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã thành công hết sức tốt đẹp, hơn mong đợi. Phía Nga đã dành cho Chủ tịch Quốc hội ta những nghi lễ đón tiếp ở mức cao, chân tình, trọng thị, thể hiện tình cảm bạn bè thân thiết, hữu nghị truyền thống lâu đời và tầm vóc quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chuyển lời thăm hỏi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tới các nhà lãnh đạo cấp cao của Liên bang Nga, Lãnh đạo Đảng Cộng sản Liên bang Nga. Các nhà lãnh đạo Liên bang Nga trân trọng gửi lời cảm ơn, lời thăm và mời Lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta thăm Liên bang Nga.

z5827041021331_81becf44c2e6260378e45bc6ef9f7f0f.jpg
Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường. Ảnh: Lâm Hiển

Trong khuôn khổ chuyến thăm, Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã có khoảng 30 hoạt động rất thiết thực và hiệu quả. Chủ tịch Quốc hội ta đã có cuộc hội kiến với Tổng thống Putin và các cuộc hội đàm với Chủ tịch Duma Quốc gia và Chủ tịch Hội đồng Liên bang Quốc hội Liên bang Nga... Trong đó, Chủ tịch Quốc hội ta đã cùng Chủ tịch Duma Quốc gia Quốc hội Liên bang Nga V.V.Volodin đồng chủ trì Phiên họp lần thứ ba Ủy ban Hợp tác liên nghị viện giữa Quốc hội Việt Nam và Duma Quốc gia Quốc hội Liên bang Nga để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện các thỏa thuận hợp tác đã ký giữa hai nước trên tất cả các lĩnh vực, từ chính trị, ngoại giao, kinh tế, thương mại, đầu tư đến văn hóa, giáo dục, y tế và những vấn đề liên quan đến du lịch.

- Trong tổng thể kết quả của chuyến thăm, ông ấn tượng với nội dung nào nhất?

- Theo tôi, một trong những kết quả nổi bật của chuyến thăm, đó là hai bên tiếp tục khẳng định hợp tác địa phương giữa Việt Nam và Liên bang Nga là kênh quan trọng để thúc đẩy quan hệ hai nước ngày càng đi vào thực chất hơn. Hiện nay, đã có 20 cặp quan hệ giữa các địa phương hai nước được thiết lập. Trong thành phần Đoàn đại biểu tháp tùng Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm Liên bang Nga có đại diện của 4 địa phương (Cần Thơ, Hải Phòng, Quảng Bình và Bà Rịa - Vũng Tàu) đã và đang có các hoạt động hợp tác tích cực với các địa phương của Liên bang Nga. Thúc đẩy hợp tác địa phương cũng là một trong những nội dung được Chủ tịch Hội đồng Liên bang Quốc hội Liên bang Nga V.I.Matvienko đặc biệt quan tâm và mong muốn thúc đẩy trong thời gian tới.

Trong khuôn khổ chuyến thăm, dưới sự chứng kiến của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Hội đồng Liên bang V.I. Matvienko, lãnh đạo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và tỉnh Rostov đã ký kết Thỏa thuận hợp tác. Đây đều là hai địa phương rất năng động với nhiều thế mạnh có thể bổ trợ cho nhau. Tỉnh Rostov là nơi đặt “đại bản doanh” của nhiều doanh nghiệp sản xuất máy nông nghiệp và một trong những vùng sản xuất ngũ cốc hàng đầu nước Nga; một trung tâm giáo dục bậc cao và nghiên cứu của Nga ở miền Nam với Trường Đại học Y Quốc gia Rostov, Trường Đại học Kỹ thuật - nơi đào tạo nhiều thế hệ người Việt Nam. Đây là minh chứng sinh động cho quan hệ hợp tác hiệu quả giữa các địa phương của hai nước.

Tăng cường phối hợp hành động liên nghị viện và kết nối địa phương thông qua các cơ quan trực thuộc, nhóm nghị sĩ hữu nghị của hai bên là một trong những nội dung được Chủ tịch Hội đồng Liên bang Quốc hội Liên bang Nga V.I. Matvienko và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thảo luận rất kỹ lưỡng và thống nhất được nhiều vấn đề tại cuộc hội đàm. Và với Thỏa thuận hợp tác mới Chủ tịch Quốc hội ta và Chủ tịch Hội đồng Liên bang Quốc hội Liên bang Nga ký trong chuyến thăm sẽ tạo cơ sở pháp lý quan trọng thúc đẩy hợp tác giữa các địa phương của Việt Nam và Liên bang Nga. Trên cơ sở Thỏa thuận hợp tác mới này, chúng ta có thể tin tưởng rằng, hai bên sẽ mở ra nhiều cơ hội thúc đẩy hợp tác địa phương qua kênh nghị viện, góp phần củng cố và tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga cũng như tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước.

- Một trong những trọng tâm của chuyến thăm là Quốc hội Việt Nam và Duma Quốc gia Quốc hội Liên bang Nga đồng chủ trì Phiên họp thứ ba Ủy ban Hợp tác liên nghị viện giữa hai Quốc hội hai nước. Ông đánh giá như thế nào về kết quả Phiên họp lần này?

- Phiên họp thứ ba của Ủy ban Hợp tác liên nghị viện giữa Quốc hội Việt Nam và Duma Quốc gia Quốc hội Liên bang Nga do Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Duma Quốc gia Quốc hội Liên bang Nga V.V. Volodin đồng chủ trì. Phiên họp có sự tham dự của hơn 80 đại biểu gồm các nghị sĩ của Duma Quốc gia Quốc hội Liên bang Nga, các đại biểu Quốc hội Việt Nam và các khách mời là lãnh đạo Chính phủ và các bộ, ngành, đơn vị liên quan.

Tại Phiên họp, các đại biểu hai nước đã nghe báo cáo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Chủ tịch Phân ban Việt Nam của Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Liên bang Nga về hợp tác kinh tế - thương mại và khoa học - kỹ thuật cũng như 17 tham luận của đại diện các cơ quan của hai Quốc hội và Chính phủ hai nước, tập trung vào 7 chủ đề cụ thể và thiết thực. Trong đó có nội dung, như trao đổi biện pháp duy trì sự tăng trưởng tích cực trong kim ngạch thương mại; bảo đảm hiệu quả của các dự án hợp tác trong lĩnh vực năng lượng; hợp tác trong lĩnh vực xây dựng, y tế, khoa học và giáo dục, nhân văn và du lịch…

Lãnh đạo Duma Quốc gia và Hội đồng Liên bang Quốc hội Liên bang Nga đều đánh giá cao cơ chế Ủy ban Hợp tác liên nghị viện giữa hai bên mang lại hiệu quả cao trong việc thúc đẩy thực hiện các thỏa thuận hợp tác giữa hai nước. Thực tiễn cho thấy, từ sau Phiên họp lần thứ hai của Ủy ban Hợp tác liên nghị viện đến nay, kim ngạch thương mại giữa hai nước có xu hướng tăng; hợp tác phát triển du lịch có nhiều kết quả tích cực sau khi hai bên kết nối lại đường bay thẳng. Đóng góp cho kết quả đó có vai trò tích cực của cơ quan lập pháp hai nước trong việc tạo khuôn khổ pháp lý thúc đẩy hợp tác và đã đạt được nhiều kết quả cao đối với các lĩnh vực, như năng lượng, giao thông, nông nghiệp, trao đổi thanh niên, sinh viên…

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định, Phiên họp lần thứ ba của Ủy ban Hợp tác liên nghị viện là cơ hội để hai bên thảo luận, đánh giá tình hình hợp tác, xác định khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các thỏa thuận hợp tác giữa hai nước. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp tháo gỡ, hỗ trợ, thúc đẩy triển khai hiệu quả và thực chất các văn kiện hợp tác, hiện thực hóa và làm sâu sắc hơn quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện giữa hai nước.

Sau Phiên họp, hai bên đã ra Thông cáo chung. Điều đặc biệt có ý nghĩa, đó là ngay sau Phiên họp lần thứ ba Ủy ban Hợp tác liên nghị viện giữa Quốc hội hai nước, Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Liên bang Nga về hợp tác kinh tế - thương mại và khoa học - kỹ thuật tiến hành khóa họp 25 vào ngày 11.9 tại Thủ đô Moscow. Phiên họp do Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Chủ tịch Phân ban Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Liên bang Nga về hợp tác kinh tế - thương mại và khoa học - kỹ thuật đồng chủ trì với Lãnh đạo Chính phủ của bạn.

Phía Nga bày tỏ coi trọng cơ chế họp Ủy ban hợp tác liên nghị viện và đề nghị phiên họp tới tại Việt Nam, hai bên cần tập trung trao đổi những chủ đề cụ thể mà hai bên ưu tiên. Phía Bạn cũng đánh giá cao sáng kiến của Việt Nam về việc tổ chức kỳ họp Ủy ban liên Chính phủ ngay sau cuộc họp Ủy ban hợp tác liên nghị viện và sự tham dự của Chủ tịch Phân ban Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Liên bang Nga và cho rằng cần tiếp tục duy trì cơ chế và sáng kiến này trong năm 2025 khi tiến hành các phiên họp tại Việt Nam.

Những kết quả cụ thể đạt được của chuyến thăm, trong đó có các hoạt động của cơ chế hợp tác liên nghị viện và liên chính phủ hai nước đã góp phần tích cực thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga; đồng thời triển khai, cụ thể hóa nội dung Tuyên bố chung về làm sâu sắc hơn quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện trên cơ sở thành tựu 30 năm thực hiện Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị Việt Nam- Nga.

Thúc đẩy hợp tác hai Văn phòng tương xứng với sự phát triển năng động của quan hệ hợp tác nghị viện

- Trong khuôn khổ chuyến thăm, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Hội đồng Liên bang Quốc hội Liên bang Nga V.I. Matvienko đã ký kết Thỏa thuận hợp tác mới giữa Quốc hội Việt Nam và Hội đồng Liên bang Quốc hội Liên bang Nga. Nội dung của bản Thỏa thuận mới này có điểm gì đáng chú ý, thưa ông?

- Như chúng ta đã biết, Quốc hội Việt Nam đã ký Thỏa thuận hợp tác với Duma Quốc gia Quốc hội Liên bang Nga từ tháng 4.2009 và ký lại vào tháng 3.2013). Quốc hội chúng ta cũng đã ký Thỏa thuận hợp tác với Hội đồng Liên bang Quốc hội Liên bang Nga từ tháng 11.2012. Trong khuôn khổ chuyến thăm Liên bang Nga lần này, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Hội đồng Liên bang Quốc hội Liên bang Nga đã tiến hành ký mới Thỏa thuận hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Hội đồng Liên bang Quốc hội Liên bang Nga trên cơ sở bổ sung, nâng cấp nội hàm của bản thỏa thuận hợp tác đã ký năm 2012.

ttk-7199-6227.jpg
Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường và Chánh Văn phòng Duma Quốc gia Quốc hội Liên bang Nga Diveikin ký Thỏa thuận hợp tác giữa Văn phòng Quốc hội Việt Nam và Văn phòng Duma Quốc gia Quốc hội liên bang, Liên bang Nga. Ảnh: Lam Giang

Trong đó, bổ sung một số nội dung hợp tác mới. Cụ thể, hai bên tăng cường trao đổi thông tin, hợp tác thúc đẩy sử dụng dịch vụ công nghệ số, định hướng số hóa trong các hoạt động nghị viện. Hai bên tăng cường phối hợp hành động liên nghị viện và kết nối địa phương thông qua các Cơ quan trực thuộc, Nhóm nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Liên bang Nga của Quốc hội Việt Nam và các Cơ quan, Nhóm hợp tác với Quốc hội Việt Nam của Hội đồng Liên bang Quốc hội Liên bang Nga do Ủy ban Đối ngoại của hai bên làm đầu mối. Bổ sung Phụ lục là Kế hoạch các hoạt động hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Hội đồng Liên bang Quốc hội Liên bang Nga.

- Trong khuôn khổ chuyến thăm, Văn phòng Quốc hội Việt Nam và Văn phòng Duma Quốc gia Quốc hội Liên bang Nga cũng ký kết Thỏa thuận hợp tác. Việc này có ý nghĩa như thế nào đối với quan hệ giữa hai Văn phòng của Quốc hội hai nước cũng như quan hệ giữa Quốc hội hai nước, thưa ông?

- Đây là lần đầu tiên Văn phòng Quốc hội Việt Nam và Văn phòng Duma Quốc gia Quốc hội Liên bang Nga ký Thỏa thuận hợp tác. Với việc ký mới Thỏa thuận hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Duma Quốc gia Quốc hội Liên bang Nga lần này đã là lần thứ ba cơ quan lập pháp hai nước ký thỏa thuận hợp tác. Tuy nhiên, cơ quan tham mưu, giúp việc cho hai Quốc hội hai nước thì chưa ký Thỏa thuận hợp tác.

o-cuong00-00-31-16still003-487-9288.jpg
Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường và Chánh Văn phòng Duma Quốc gia Quốc hội Liên bang Nga Diveikin ký Thỏa thuận hợp tác giữa Văn phòng Quốc hội Việt Nam và Văn phòng Duma Quốc gia Quốc hội liên bang, Liên bang Nga. Ảnh: Lam Giang

Thực tế cho thấy, Việt Nam đã học tập và áp dụng nhiều yếu tố từ mô hình các cơ quan nhà nước của Liên Xô trước đây và Liên bang Nga ngày nay; nêu rõ, Văn phòng Quốc hội Việt Nam và Văn phòng Duma Quốc gia Nga có những điểm chung và nhiều lĩnh vực, nội dung có thể trao đổi, hợp tác để góp phần tăng cường năng lực đội ngũ công chức, nâng cao hiệu quả hoạt động của mỗi cơ quan.

Tuy nhiên, như tôi đã chia sẻ tại cuộc làm việc với Chánh Văn phòng Duma Quốc gia Nga Diveikin, đó là thời gian qua, hai Văn phòng mới chủ yếu phối hợp để phục vụ đón tiếp các đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội hai nước thăm viếng lẫn nhau hoặc thông qua các cuộc gặp bên lề các Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU), Hội đồng Liên Nghị viện Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (AIPA), Diễn đàn Nghị viện châu Á - Thái Bình Dương (APPF); chưa thật sự có nhiều hoạt động trao đổi đoàn, trao đổi kinh nghiệm giữa cơ quan tham mưu, giúp việc của cơ quan lập pháp hai nước.

Do đó, việc Văn phòng Quốc hội Việt Nam và Văn phòng Duma Quốc gia Nga ký Thỏa thuận hợp tác lần này có ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần tăng cường năng lực và sự hiểu biết, tin cậy lẫn nhau giữa công chức của hai Văn phòng. Đây là bước cụ thể hóa góp phần triển khai hiệu quả các nội dung thỏa thuận hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Duma Quốc gia Quốc hội Liên bang Nga.

Chánh Văn phòng Duma Quốc gia Nga cũng mong muốn, trong thời gian tới, hai bên tăng cường trao đổi hợp tác với nhiều phương thức mới; thúc đẩy các hoạt động hợp tác giữa hai Văn phòng tương xứng với sự phát triển năng động của quan hệ hợp tác liên nghị viện giữa Quốc hội Việt Nam và Duma Quốc gia Quốc hội Liên bang Nga. Đồng thời nêu rõ, việc hai bên ký kết thỏa thuận lần này là cơ sở pháp lý quan trọng để triển khai thực hiện các nội dung hợp tác.

- Xin cảm ơn ông!

Quốc hội và Cử tri

Thứ trưởng Bộ Tài chính Lê Tấn Cận
Lập pháp

Nhiều điểm mới với đối tượng thuộc diện chịu thuế VAT

Lời Tòa soạn: Tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV đã thông qua 18 luật trên tinh thần đổi mới mạnh mẽ về tư duy trong công tác lập pháp theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển. Tiếp tục chuyên mục "Luật - Những điểm mới", Báo Đại biểu Nhân dân sẽ lần lượt đăng tải những nội dung và điểm mới căn bản của các đạo luật quan trọng này.

“Áo mới” cho doanh nghiệp nhà nước
Chính sách và cuộc sống

“Áo mới” cho doanh nghiệp nhà nước

“Cởi trói” nhiều hơn nữa cho doanh nghiệp nhà nước là đề xuất chung của nhiều đại biểu Quốc hội khi cho ý kiến lần đầu đối với dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp tại Kỳ họp thứ Tám vừa qua. Lý do là bởi, khung pháp lý, cơ chế quản lý hiện hành đã như “chiếc áo” quá chật, bó buộc và kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp nhà nước - lực lượng nòng cốt của nền kinh tế.

Ảnh minh họa
Quốc hội và Cử tri

Đổi mới quy trình đánh giá, tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ

Phải tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ vững vàng với ý thức trách nhiệm cao; dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, có tư duy đổi mới trong công việc; trên cơ sở đó đổi mới quy trình đánh giá, lựa chọn, tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ. Đây là nhấn mạnh của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tại Hội nghị tổng kết công tác phối hợp giữa Đảng đoàn Quốc hội với Đảng ủy cơ quan Văn phòng Quốc hội năm 2024, bàn phương hướng, nhiệm vụ năm 2025 diễn ra sáng qua, 19.12.

Khu tái định cư Làng Nủ
Chính sách và cuộc sống

Làng Nủ mới và tinh thần "Bộ đội Cụ Hồ"

Lễ khánh thành khu tái định cư Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai dự kiến tổ chức vào tuần sau. Vài ngày trước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã bàn giao 40 ngôi nhà tái định cư cho người dân sau 68 ngày xây dựng, vượt tiến độ 15 ngày. Những ngôi nhà tái định cư khang trang và vững chãi ở “Làng Nủ mới” không chỉ khẳng định sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước với người dân, nhất là những người ở vùng gặp thiên tai, khó khăn; mà còn minh chứng sống động cho những giá trị mà Quân đội nhân dân Việt Nam đã và đang đóng góp vào công cuộc xây dựng đất nước và thể hiện rõ nét phẩm chất "Bộ đội Cụ Hồ" trong thời bình.

Bảo đảm không có “khoảng trống” pháp lý
Chính sách và cuộc sống

Bảo đảm không có “khoảng trống” pháp lý

Đến thời điểm này, kế hoạch định hướng, sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy đang được các cấp, các ngành tập trung triển khai một cách quyết liệt nhằm hướng tới mục tiêu cao nhất là hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Tuy nhiên, một trong những điều kiện đặc biệt quan trọng kèm theo đó là hệ thống văn bản quy phạm pháp luật cũng cần được rà soát, sửa đổi để bảo đảm không có “khoảng trống”.

Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Viết Chức
Diễn đàn Quốc hội

Xây dựng bộ máy “tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả”

TS. Nguyễn Viết Chức - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng (nay là Ủy ban Văn hóa, Giáo dục) tin tưởng, chủ trương tinh gọn bộ máy của cả hệ thống chính trị hiện đang được triển khai sẽ mang lại kết quả rất lớn để xây dựng bộ máy “tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả” như Tổng Bí thư Tô Lâm và Trung ương đã xác định.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bài cuối: Dựa vào Nhân dân để đổi mới tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

PGS.TS Lê Minh Thông - Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật

Mô hình tổ chức của các tổ chức chính trị - xã hội phải đa dạng và linh hoạt hơn, thích ứng với các môi trường cụ thể của cơ quan nhà nước, sản xuất, kinh doanh, địa bàn dân cư. Tiếp tục sắp xếp lại tổ chức bộ máy của MTTQ Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội các cấp theo đúng tính chất của một tổ chức chính trị - xã hội đại diện cho ý chí, nguyện vọng và lợi ích của người dân, không rập khuôn máy móc theo mô hình cơ quan nhà nước. Tập trung xây dựng tổ chức bộ máy hợp lý tại cấp trung ương và cấp cơ sở, tinh gọn thực chất và mạnh mẽ cơ cấu tổ chức tại cấp trung gian, giảm đầu mối trực thuộc.

Ảnh minh họa
Quốc hội và Cử tri

Chính sách cho cán bộ dôi dư - cần “thấu tình đạt lý”

Từng cơ quan, đơn vị phải thực hiện tốt công tác chính trị tư tưởng và chế độ, chính sách đối với cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động bị ảnh hưởng do sắp xếp lại tổ chức, bộ máy; bảo đảm công bằng, công khai, khách quan, không để phát sinh phức tạp. Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh điều này tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW mới đây.

Tổng Bí thư Tô Lâm trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam” tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh ngày 25.11.2024. Ảnh: Lâm Hiển
Quốc hội và Cử tri

Bài 3: Sắp xếp, kiện toàn bộ máy rõ về chức năng, tinh gọn về tổ chức, hiệu quả về hoạt động

PGS.TS Lê Minh Thông - Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật
Để sắp xếp, kiện toàn hợp lý tổ chức bộ máy nhà nước trong giai đoạn phát triển mới cần tiếp tục đổi mới tư duy về Nhà nước. Theo đó, tư duy lại vai trò của Nhà nước trong điều kiện hiện nay ở nước ta, cụ thể cần đổi mới nhận thức trên một số vấn đề cơ bản.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Hoãn xuất cảnh khi nợ thuế: thực thi sao cho hợp lý?

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến đóng góp về dự thảo Nghị định hướng dẫn thực hiện khoản 9 Điều 6 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 7 luật, liên quan đến ngưỡng nợ thuế và thời gian nợ đối với các trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh. Dự thảo này dự kiến có hiệu lực từ ngày 1.1.2025.

Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc quán triệt triển khai tổng kết Nghị quyết số 18 của Trung ương
Quốc hội và Cử tri

Tạo động lực để cán bộ sẵn sàng chấp nhận thay đổi, sẵn sàng hy sinh vì lợi ích chung

PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục

Việc sáp nhập và tinh gọn bộ máy là một phần quan trọng trong chiến lược nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị. Tuy nhiên, quá trình này cũng có những thách thức, nhất là vấn đề xử lý cán bộ dôi dư. Những người làm công tác quản lý, công chức và viên chức bị ảnh hưởng bởi các đợt sáp nhập, thu gọn bộ máy không chỉ phải đối mặt với sự thay đổi trong công việc mà còn là những điều chỉnh trong cuộc sống cá nhân và sự nghiệp. Vì vậy, việc tìm ra một phương án xử lý hài hòa, vừa đảm bảo quyền lợi cho cán bộ, công chức bị dôi dư, vừa không làm gián đoạn tiến trình cải cách là một nhiệm vụ hết sức quan trọng.

Khởi đầu mới…
Chính sách và cuộc sống

Khởi đầu mới…

Theo kế hoạch định hướng, sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp sẽ kết thúc hoạt động và chuyển 19 tập đoàn, tổng công ty về các bộ, ngành quản lý.

Cử tri huyện Xuân Lộc phát biểu ý kiến tại buổi tiếp xúc. Ảnh: Hoàng Oanh
Quốc hội và Cử tri

Đồng Nai: Nhiều kiến nghị liên quan đến cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, xóa nhà tạm, nhà dột nát

Sau Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, ngày 13.12, Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai đã tổ chức TXCT phường Bảo Vinh, thành phố Long Khánh và huyện Xuân Lộc để thông tin đến cử tri kết quả kỳ họp; đồng thời, lắng nghe các ý kiến, kiến nghị của cử tri.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và các đại biểu dự Kỳ họp thứ 20, HĐND TP. Hà Nội Khóa XVI
Chính sách và cuộc sống

Tăng tốc ở địa phương

Trung ương, Quốc hội, Chính phủ triển khai đến đâu thì bộ, ngành, địa phương phải bắt nhịp đến đấy. Có như vậy, chủ trương phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho địa phương mới thực sự ý nghĩa và hiệu quả.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Yêu cầu cấp bách

Phát biểu khai mạc Phiên họp thứ 40 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị khẩn trương chuẩn bị các điều kiện, rút ngắn thời gian khâu chuẩn bị văn bản hướng dẫn để đưa các luật, nghị quyết được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám đi vào thực tiễn nhanh nhất, hiệu quả nhất, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Đây là yêu cầu cấp bách trong bối cảnh nền kinh tế đang cần những động lực mới để phục hồi và phát triển sau những khó khăn và thách thức kéo dài.