Nhận diện đúng và trúng tồn tại về pháp lý, đưa ra giải pháp tháo gỡ cho doanh nghiệp

Nhận diện được đúng và trúng các vấn đề tồn tại về pháp lý trong đầu tư, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong bối cảnh doanh nghiệp đang trên đà khôi phục và phát triển hiện nay. Trên cơ sở đó, đưa ra được các giải pháp hữu hiệu, giải quyết ngay các vấn đề pháp lý mà doanh nghiệp đang gặp vướng mắc, nhất là ở khía cạnh áp dụng pháp luật, tổ chức thi hành pháp luật.

Đây là nhấn mạnh của Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh tại Diễn đàn “Kinh doanh và Pháp luật” năm 2024 do Hội đồng Phối hợp, phổ biến giáo dục pháp luật Trung ương (PHPBGDPLTW) tổ chức sáng nay, 9.10.

Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long tới dự và phát biểu tại Diễn đàn.

z5910910784152-626c4061c2f4747ed1aeab1be80e8c62-2497.jpg
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh và các đại biểu dự Diễn đàn

Phát biểu khai mạc diễn đàn, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh nêu rõ, đất nước ta đang đứng trước kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, xây dựng, hoàn thiện thể chế là “đột phá của đột phá”, là động lực, nguồn lực cho phát triển. Việc đổi mới tư duy xây dựng, hoàn thiện thể chế, pháp luật theo hướng tạo hành lang pháp lý, đổi mới sáng tạo, khơi thông nguồn lực, thúc đẩy phát triển được coi là một trong những điều kiện tiên quyết để thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh trong bối cảnh mới. Để đáp ứng yêu cầu đó, chúng ta cần thường xuyên rà soát, nhận diện và giải quyết các vấn đề pháp lý, hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư, sản xuất, kinh doanh.

Với tinh thần lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, chủ thể, mục tiêu và động lực phát triển, Chính phủ, các Bộ, ngành chức năng đã phối hợp triển khai nhiều giải pháp để giải quyết các vấn đề pháp lý cho doanh nghiệp, trọng tâm là những giải pháp thúc đẩy xây dựng thể chế, hoàn thiện pháp luật. Vừa qua, Chính phủ đã trình Quốc hội thông qua 4 Luật quan trọng về các lĩnh vực đất đai, nhà ở, kinh doanh bất động sản, tổ chức tín dụng, đã đề xuất Quốc hội đẩy sớm thời điểm có hiệu lực của 4 đạo luật liên quan đến đất đai, bất động sản từ ngày 1.8.2024, nhằm tạo hành lang pháp lý thúc đẩy sự phát triển các hoạt động đầu tư, kinh doanh. Chính phủ cũng đã thành lập Ban Chỉ đạo rà soát, xử lý các vấn đề pháp lý trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật do Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng ban để trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ này với tinh thần đồng hành cùng doanh nghiệp, tháo gỡ vướng mắc, giảm thiểu rủi ro, chia sẻ lợi ích, hướng tới sự phát triển bền vững. Bộ Tư pháp – Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo cũng đã kịp thời phối hợp, tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ Báo cáo kết quả rà soát, xử lý các vấn đề pháp lý trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, tập trung làm rõ những vấn đề tồn tại trong các quy định về đầu tư, sản xuất kinh doanh, đề xuất xây dựng, hoàn thiện pháp luật nhằm thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô.

z5910910789852-dde0b6ff0406ae3897bdaa096d32fc1f-7399.jpg
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh phát biểu khai mạc Diễn đàn

Trong 9 tháng đầu năm 2024, Chính phủ đã tổ chức 9 phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật; Chính phủ đã ban hành 122 Nghị định, 215 Nghị quyết, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 1.129 Quyết định, 35 Chỉ thị, tổ chức 03 phiên họp Ban Chỉ đạo về rà soát, xử lý các vấn đề, vướng mắc pháp lý. Những việc làm cụ thể đó, cùng với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong công tác xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật đã góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội thời gian qua. GDP quý III tăng 7,4%, 9 tháng đầu năm 2024 tăng 6,82%, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm. Tình hình phát triển doanh nghiệp có xu hướng tích cực với 183.000 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.

Tại kỳ họp thứ Tám sắp tới của Quốc hội, Chính phủ cũng sẽ trình Quốc hội các dự luật quan trọng theo tinh thần 1 luật sửa nhiều luật về thuế, chứng khoán, đầu tư… theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp tổ chức ngày 21.9.2024, đó là: “Tháo gỡ cho doanh nghiệp là góp phần tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế, doanh nghiệp phát triển là đất nước phát triển, tinh thần là vướng ở đâu thì ở đó phải tháo gỡ, mắc ở đâu thì ở đó phải tháo gỡ, không đùn đẩy, không né tránh, không gây phiền hà, sách nhiễu".

“Diễn đàn Kinh doanh và Pháp luật năm 2024 hôm nay là một hoạt động thiết thực mà Hội đồng phối hợp Phổ biến giáo dục pháp luật Trung ương thực hiện để triển khai chủ trương nhất quán này”, Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh nhấn mạnh.

y1-7285.jpg
Quang cảnh Diễn đàn

Diễn đàn lần này lựa chọn 2 chủ đề chính được cộng đồng doanh nghiệp đặc biệt quan tâm để Diễn đàn thảo luận, thứ nhất là các vấn đề pháp lý về trình tự, thủ tục các dự án đầu tư có sử dụng đất và giải pháp tháo gỡ; thứ hai là các vấn đề pháp lý về thuế và giải pháp tháo gỡ. Diễn đàn lần này nhằm hướng tới 2 mục tiêu chính:

Một là, nhận diện được đúng và trúng các vấn đề tồn tại về pháp lý trong đầu tư, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong bối cảnh doanh nghiệp đang trên đà khôi phục và phát triển hiện nay; làm rõ các vấn đề tồn tại đó xuất phát từ nguyên nhân nào? do quy định của pháp luật hay do tổ chức thi hành pháp luật (hay cả hai)?

Hai là, đưa ra được các giải pháp hữu hiệu, giải quyết ngay các vấn đề pháp lý mà doanh nghiệp đang gặp vướng mắc, nhất là ở khía cạnh áp dụng pháp luật, tổ chức thi hành pháp luật. Đồng thời, xác định rõ các định hướng để sửa đổi, bổ sung hoặc xây dựng mới các văn bản quy phạm pháp luật để khuyến khích doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, thúc đẩy phát triển.

Với thông điệp “Chung tay giải quyết các vấn đề pháp lý, góp phần tạo dựng môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp”, Bộ trưởng Bộ Tư pháp hy vọng, Diễn đàn sẽ tiếp tục khẳng định cam kết của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với cộng đồng doanh nghiệp, đó là luôn đồng hành, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của doanh nghiệp trong bất cứ hoàn cảnh nào; luôn lắng nghe, chia sẻ với các khó khăn và chung tay cùng tháo gỡ để cùng nhau vượt qua khó khăn, thách thức. Đồng thời, đây cũng là hoạt động nhằm cụ thể hóa chủ trương đổi mới tư duy triển khai công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, pháp luật theo hướng khuyến khích đổi mới sáng tạo, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển đất nước, góp phần xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo, hành động phục vụ người dân, doanh nghiệp. Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp phát triển, gắn với quá trình hoàn thiện nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, quyết tâm tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn mới của Đảng và Nhà nước ta.

Hội đồng phối hợp Phổ biến giáo dục pháp luật Trung ương, các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp, “tháo gỡ đến cùng” các khó khăn, vấn đề pháp lý mà cộng đồng doanh nghiệp gặp phải, góp phần tạo dựng môi trường đầu tư, sản xuất kinh doanh thông thoáng, thuận lợi một cách thực chất.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh

Pháp luật

Kịp thời, thống nhất và hiệu quả
Pháp luật

Kịp thời, thống nhất và hiệu quả

Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp số 38/2024/QH15 đã được Quốc hội thông qua vào ngày 27.6.2024, có hiệu lực từ ngày 1.7.2025. Nhằm bảo đảm việc triển khai thi hành Luật kịp thời, thống nhất và hiệu quả; các văn bản hướng dẫn Luật đang được gấp rút xây dựng và hoàn thiện. 

Nghệ An: 2 đối tượng làm giả thẻ nhà báo để cưỡng đoạt tiền của doanh nghiệp
Tin tức

Nghệ An: 2 đối tượng làm giả thẻ nhà báo để cưỡng đoạt tiền của doanh nghiệp

Quá trình làm việc, các đối tượng không xuất trình thẻ nhà báo mà chủ động quay tư liệu về hoạt động của công ty, doanh nghiệp. Sau đó, biên soạn tin, bài có nội dung phản ánh sai phạm để gửi lại phía công ty, doanh nghiệp với mục đích đe dọa, yêu cầu đưa tiền để được bỏ qua.