Nhân dân ghi nhớ công lao to lớn của Tổng Bí thư

Những ngày qua, hàng triệu trái tim đồng bào cả nước hướng về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với niềm tiếc thương vô hạn dành cho nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc của đất nước ta trong thời kỳ Đổi mới. Tại thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội - quê nhà của Tổng Bí thư, trong hai ngày Quốc tang, người dân ở nhiều miền quê trong cả nước đã tìm về tiễn biệt Tổng Bí thư lần cuối với sự kính trọng, cảm phục đạo đức cách mạng, tấm lòng yêu nước, thương dân của ông. Chiều qua, người đứng đầu Đảng ta đã về nơi an nghỉ vĩnh hằng, nhưng những cống hiến và công lao to lớn của Tổng Bí thư sẽ luôn được Nhân dân ghi nhớ; di sản to lớn của Ông tiếp tục được kế thừa, phát huy trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước hùng cường, thịnh vượng.

Nghĩa tình ở quê nhà 

Sáng 25.7 - ngày đầu tiên cử hành Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, mặc dù theo chương trình đến 7 giờ mới diễn ra lễ viếng nhưng từ hơn 5 giờ sáng tại thôn Lại Đà đã có rất đông người dân tập trung để tiễn biệt nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc, có nhiều cống hiến cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc.

Hòa chung dòng người vào kính viếng Tổng Bí thư từ sớm, các thầy cô giáo Trường Tiểu học Đông Hội bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn và sự kính trọng, cảm phục đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - người con ưu tú của quê hương Đông Hội đã cống hiến trọn đời cho Đảng, cho đất nước và Nhân dân.

Năm 2014, Trường Tiểu học Đông Hội đã vinh dự được đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về thăm. Trong hồi ức của các thầy cô giáo của nhà trường khi ấy, dù đã là nhà Lãnh đạo cao nhất của Đảng, Tổng Bí thư vẫn rất mực gần gũi, giản dị, như người cha, người ông trong gia đình. Nhân dân trong thôn, trong xã, ai cũng kính trọng, mến yêu và tự hào về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - người đã có những đóng góp vô cùng to lớn cho đất nước, cho Nhân dân. Sự ra đi của Tổng Bí thư là mất mát lớn đối với Nhân dân cả nước, trong đó có người dân Đông Hội. Dù Tổng Bí thư đã đi xa, nhưng những kỷ niệm về ông sẽ được người dân Đông Hội mãi khắc ghi. 

Nhân dân ghi nhớ công lao to lớn của Tổng Bí thư
Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội Ảnh: Quang Khánh

Trong dòng người vào kính viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại thôn Lại Đà không chỉ có các cán bộ lão thành cách mạng, người lớn tuổi mà còn có rất nhiều bạn trẻ, với nhiều tâm tư, tình cảm kính ngưỡng dành cho Tổng Bí thư. Bày tỏ niềm tự hào được sinh ra và lớn lên ở quê hương của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, em Nguyễn Hương Trà, học sinh Trường THCS Ngô Quyền (xã Đông Hội) chia sẻ, cá nhân em dù chưa được trực tiếp được gặp lần nào nhưng vẫn luôn theo dõi hoạt động của bác Nguyễn Phú Trọng trên truyền hình, được nhìn thấy hình ảnh của bác, được nghe, được đọc những lời chỉ đạo của bác. "Cá nhân em và các bạn học sinh Trường THCS Ngô Quyền sẽ luôn nhớ lời dạy của bác Nguyễn Phú Trọng để nhắc mình phải luôn biết tu dưỡng, rèn luyện, nhận thức rõ trách nhiệm, sứ mệnh của người trẻ đóng góp trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Em mong rằng, những đóng góp của bác Nguyễn Phú Trọng, những hình ảnh về bác sẽ luôn được lưu giữ cho các thế hệ mai sau", em Nguyễn Hương Trà xúc động bày tỏ. 

Hai ngày diễn ra Lễ Quốc tang, dù thời tiết nắng nóng, nhưng dòng người đổ về viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở thôn Lại Đà vẫn ngày càng đông. Lực lượng an ninh vốn túc trực từ nửa đêm về sáng làm công tác tổ chức, điều phối đoàn viếng đã kiêm nhiệm thêm việc tiếp nước cho đồng bào về viếng Tổng Bí thư.

Cùng với lực lượng chức năng, rất đông người dân thôn Lại Đà đã trở thành những tình nguyện viên hỗ trợ người dân từ những miền quê xa về viếng Tổng Bí thư. Dòng người xếp hàng từ cổng làng tới Nhà văn hóa thôn Lại Đà - nơi tổ chức lễ viếng, dài gần 2km để chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhưng dường như nắng nóng đã không còn oi bức như ngày thường khi trên tay họ là những chiếc quạt "tự chế" từ mảnh bìa carton được người dân thôn Lại Đà trao tận tay.

Dọc con đường dẫn vào Nhà văn hóa thôn Lại Đà, nhiều gia đình đã kê bàn trước cửa nhà để phục vụ miễn phí nước uống, có cả nước đóng chai và nước chanh pha đường dành cho người dân chờ vào viếng Tổng Bí thư. Khi thấy nhiều người đứng xếp hàng dài chờ đến lượt vào viếng, các hộ dân dọc trục đường Lại Đà không ai bảo ai đã mang hết ghế nhựa trong nhà mời mọi người ngồi tạm để bớt đi chút mệt mỏi vì đường xa. Hầu như nhà nào trong làng cũng sẵn sàng chừa một chỗ nghỉ để người nào mệt sẽ có nơi chợp mắt, ngả lưng một chút.

Tổng Bí thư là "ngọn đuốc soi đường" 

Trong dòng người về viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, ông Vũ Đình Quản (Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội) xúc động chia sẻ, khi nhận được tin Tổng Bí thư từ trần, ông cảm thấy rất buồn. "Sự ra đi của Tổng Bí thư là mất mát lớn của đất nước. Giờ đây, những lời dăn dạy của bác như: "Danh dự mới là điều thiêng liêng, cao quý nhất", "Kiên quyết loại khỏi bộ máy những cán bộ hư hỏng, tham nhũng"... vẫn còn nguyên trong tâm trí tôi. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã dành trọn đời cho Đảng, cho đất nước, cho dân tộc. Lối sống giản dị, tác phong làm việc khoa học, dân chủ, tận tụy, hết lòng vì nước, vì dân của Tổng Bí thư là tấm gương sáng để mỗi người dân Việt Nam noi theo để góp sức mình vào công cuộc xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Xin thành kính nghiêng mình trước một nhà lãnh đạo có đức, có tài, một đời vì đất nước, vì dân", ông Vũ Đình Quản chia sẻ. 

Từ tỉnh Hưng Yên về viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại thôn Lại Đà, chị Vũ Thị Vân cho biết, người dân Hưng Yên rất thương tiếc Tổng Bí thư. "Đoàn chúng tôi đã về viếng bác từ rất sớm. Chúng tôi chuẩn bị từ 4 giờ sáng, đi từ thành phố Hưng Yên đến đây để thắp nén hương tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tôi mới chỉ biết Tổng Bí thư qua đài, báo, truyền hình mà chưa có cơ duyên được gặp bác. Giờ phút này bác mất đi chúng tôi rất thương tiếc, đau buồn". 

Bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, chị Nguyễn Thị Chuyền (xã Quảng Yên, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc) cho biết, luôn cảm phục và kính trọng sâu sắc Tổng Bí thư - người đã cống hiến trọn đời cho đất nước, cho nhân dân, đã làm việc vì nước, vì dân đến hơi thở cuối cùng. "Tôi đã về thôn Lại Đà thắp hương tiễn biệt Tổng Bí thư. Từ hôm biết tin Tổng Bí thư mất đến nay, tôi không sao ngủ được. Tôi luôn đọc từng thông tin chi tiết Lễ Quốc tang qua báo chí, truyền thông và về đây viếng bác, giờ tôi đã hoàn thành tâm nguyện của mình rồi". Đôi mắt ngấn lệ, chị Nguyễn Thị Chuyền xúc động chia sẻ và mong rằng, mỗi người dân đều ghi nhớ công lao của Tổng Bí thư, tiếp tục thực hiện di nguyện của bác để đất nước ngày càng thịnh vượng, Nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Đến từ tỉnh Hải Dương, ông Đinh Hữu Dũng cùng người thân về đến thôn Lại Đà từ 5 giờ sáng ngày thứ hai Lễ Quốc tang. Dù xếp hàng chờ đợi đến giờ vào viếng Tổng Bí thư, nhưng ông và gia đình không cảm thấy mệt. "Từ khi nghe tin bác Nguyễn Phú Trọng từ trần, cá nhân tôi rất là buồn và tiếc thương bác, đây cũng là sự mất mát lớn của toàn Đảng, toàn dân ta. Tấm gương đạo đức của bác sẽ là ngọn đuốc soi đường cho chúng ta trong chặng đường mới. Qua dòng người đổ về đây viếng Tổng Bí thư, tôi cảm nhận sâu sắc tình đoàn kết của toàn dân tộc ta", ông Đinh Hữu Dũng nói. 

Chiều qua, Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã được cử hành trọng thể tại Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội. "Nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc, một tấm gương sáng ngời về học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, người đảng viên cộng sản kiên trung, có uy tín lớn của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta, hiện thân đầy đủ phẩm chất, tài năng, bản lĩnh, trí tuệ của thế hệ lãnh đạo Việt Nam thời kỳ Đổi mới" đã về nơi an nghỉ cuối cùng. Nhưng di sản to lớn của Tổng Bí thư sẽ trường tồn cùng đất nước và tiếp tục được kế thừa, phát huy trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước hùng cường, thịnh vượng.

Diễn đàn Quốc hội

Phiên chất vấn và trả lời chất vấn Quốc hội trẻ em lần thứ Hai. Ảnh: Lâm Hiển
Diễn đàn Quốc hội

"Quốc hội trẻ em đã động chạm đến nhiều vấn đề cốt lõi"

Tại Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ Hai, các đại biểu Quốc hội trẻ em đã chỉ ra rằng, bạo lực học đường, tác hại của thuốc lá, chất kích thích trong môi trường học đường hiện đáng báo động, diễn ra dưới nhiều hình thức, cần triển khai nhiều giải pháp hiệu quả để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh.

Khai mạc Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ hai
Quốc hội và Cử tri

Cất cao tiếng nói của trẻ em

Vinh dự, tự hào khi đại diện cho hàng triệu trẻ em Việt Nam, mang theo tâm tư, nguyện vọng của bạn bè đồng trang lứa, các đại biểu Quốc hội trẻ em mong muốn cất cao tiếng nói, đưa ra ý kiến về những vấn đề xác đáng tại Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ II năm 2024.

Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình phát biểu tại phiên họp
Diễn đàn Quốc hội

Nêu cao tinh thần trách nhiệm, kịp thời giải quyết thấu đáo các kiến nghị của cử tri

Ghi nhận các nỗ lực của các bộ, ngành trong giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Quốc hội thời gian qua, Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình đề nghị, các bộ, ngành tiếp tục phát huy kết quả đạt được trên tinh thần trách nhiệm, kịp thời giải quyết các kiến nghị của cử tri liên quan đến chủ trương, chính sách, pháp luật, nghị định, thông tư thuộc thẩm quyền quản lý.

Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Nguyễn Ngọc Sơn phát biểu tại Hội thảo "Thực trạng chính sách, pháp luật về khoa học, công nghệ ở nước ta hiện nay"
Diễn đàn Quốc hội

Đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ cơ chế quản lý và hoạt động khoa học công nghệ

Tại hội thảo “Thực trạng chính sách, pháp luật về khoa học, công nghệ ở nước ta hiện nay” diễn ra sáng 27.9, các đại biểu cho rằng, cần thiết tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý cho lĩnh vực khoa học công nghệ để thể chế hóa đầy đủ, kịp thời đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; tạo cơ sở pháp lý để phát triển nhanh, bền vững khoa học công nghệ. Trong đó, trọng tâm là sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật Khoa học và Công nghệ hiện hành.

Cân đối nguồn lực, bảo đảm khả thi
Văn hóa - Thể thao

Cân đối nguồn lực, bảo đảm khả thi

Cho ý kiến về đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 tại Phiên họp toàn thể lần thứ 8, các ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đã chỉ ra những thách thức về nguồn lực và cơ chế phân bổ ngân sách, cũng như tính khả thi của các mục tiêu, chỉ tiêu.

Bảo đảm tính công bằng, trung lập của chính sách thuế
Diễn đàn Quốc hội

Bảo đảm tính công bằng, trung lập của chính sách thuế

Góp ý vào dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp tại Phiên họp thứ 37, một số Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, cần rà soát thật kỹ dự thảo Luật, bảo đảm thể chế hoá chủ trương về cải cách hệ thống chính sách thuế nói chung, chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp nói riêng đã được nêu tại các văn bản của Đảng, Nhà nước. Trong đó, rà soát để sửa đổi hoặc bãi bỏ ưu đãi miễn, giảm thuế không còn phù hợp với yêu cầu phát triển, bảo đảm tính trung lập của thuế để áp dụng ổn định trong trung và dài hạn.

Rõ lộ trình, giải pháp cụ thể giải quyết dứt điểm vụ việc tồn đọng, kéo dài
Diễn đàn Quốc hội

Rõ lộ trình, giải pháp cụ thể giải quyết dứt điểm vụ việc tồn đọng, kéo dài

Thảo luận Báo cáo của Chính phủ về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo về hành chính năm 2024, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, Chính phủ cần làm rõ các nội dung cần tập trung chỉ đạo, có giải pháp, lộ trình cụ thể để giải quyết dứt điểm những vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng, kéo dài. Đồng thời, hạn chế tối đa phát sinh vụ việc mới, gây ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội.

Gắn trách nhiệm của từng chủ thể với nhiệm vụ cụ thể
Quốc hội và Cử tri

Gắn trách nhiệm của từng chủ thể với nhiệm vụ cụ thể

Qua xem xét báo cáo kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ năm 2009 đến hết năm 2023” tại Phiên họp chiều nay, 25.9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh, dự thảo Nghị quyết giám sát cần thể hiện rõ các giải pháp, nhiệm vụ cụ thể, gắn trách nhiệm của từng chủ thể theo quy định của pháp luật.

Chú trọng phát triển trung tâm dịch vụ việc làm
Quốc hội và Cử tri

Chú trọng phát triển trung tâm dịch vụ việc làm

Cho ý kiến về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi), các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, cần ưu tiên bố trí nguồn vốn từ ngân sách nhà nước để đầu tư, hiện đại hóa cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ cho các trung tâm dịch vụ việc làm. Trong đó, ngân sách trung ương hỗ trợ cho các địa phương đầu tư cơ sở vật chất cho các trung tâm, nhất là các địa phương ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng khó khăn.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo
Quốc hội và Cử tri

Bao quát, khả thi, có tính dự báo cao

Cho ý kiến với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, cần tiếp tục đối chiếu, rà soát với các luật chuyên ngành và các cam kết quốc tế để hoàn thiện dự thảo Luật, bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, bao quát hết các đối tượng hoạt động quảng cáo trên không gian mạng, các nền tảng số, bảo đảm tính khả thi và có tính dự báo cao.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Báo cáo của Tổng Kiểm toán nhà nước về công tác năm 2024 của Kiểm toán nhà nước và dự kiến kế hoạch kiểm toán năm 2025
Diễn đàn Quốc hội

Lựa chọn nội dung kiểm toán có trọng tâm, trọng điểm

Cơ bản thống nhất với mục tiêu, định hướng, kế hoạch kiểm toán năm 2025 được Kiểm toán Nhà nước xác định, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị tiếp tục rà soát kế hoạch kiểm toán, lựa chọn nội dung có trọng tâm, trọng điểm, kiểm toán trúng và đúng, cắt giảm các nhiệm vụ thực sự không cần thiết, trùng lặp với kế hoạch thanh tra.

Chỉ luật hóa các vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội
Quốc hội và Cử tri

Chỉ luật hóa các vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội

Nhất trí sự cần thiết sửa đổi Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, tại Phiên họp thứ 37, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng nhấn mạnh yêu cầu các nội dung sửa đổi cần tập trung khắc phục, tháo gỡ kịp thời các bất cập, vướng mắc cho doanh nghiệp, đồng thời, tạo môi trường pháp lý thống nhất và ổn định, bảo đảm tính nhất quán, rõ ràng trong các chính sách ưu đãi thuế đối với doanh nghiệp. Đặc biệt, cần quán triệt quan điểm chỉ luật hóa các vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội.

Toàn cảnh Phiên họp thứ 11 Hội đồng khoa học của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Diễn đàn Quốc hội

Tăng cường hiệu quả hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát

Việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội và Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn là một hình thức giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Tại Phiên họp thứ 11 Hội đồng khoa học của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các đại biểu cho rằng, nội dung này cần được luật hóa vì đây là một công cụ hết sức sắc bén của Quốc hội, Hội đồng nhân dân đã được thực tiễn chứng minh hiệu quả.

Giải quyết dứt điểm những vấn đề phát sinh từ việc xử lý các vụ án tham nhũng
Diễn đàn Quốc hội

Giải quyết dứt điểm những vấn đề phát sinh từ việc xử lý các vụ án tham nhũng

Cho ý kiến về Báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2024 tại Phiên họp thứ 37, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, Báo cáo của Chính phủ cần phân tích, làm rõ hơn về công tác phòng, chống tiêu cực. Cụ thể, cần tổng kết, đánh giá, nhận diện đầy đủ các hạn chế và nguyên nhân để dự báo đúng tình hình tham nhũng; trên cơ sở đó xác định rõ nguyên nhân chủ yếu và đề ra giải pháp đột phá với công tác này.

Nguồn: ITN
Diễn đàn Quốc hội

Tội phạm tham nhũng, kinh tế vẫn diễn biến phức tạp, gây thất thoát lớn cho tài sản Nhà nước

Đây là một trong những thông tin được chỉ ra trong Báo cáo tổng hợp ý kiến của các cơ quan của Quốc hội, Ban Dân nguyện về việc thực hiện các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV đến hết năm 2023 trình UBTVQH tại Phiên họp thứ 36.

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng phát biểu tại cuộc làm việc
Diễn đàn Quốc hội

Điều kiện cần và đủ là phát triển giao thông công cộng

Tại cuộc làm việc giữa Đoàn giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ năm 2009 đến hết năm 2023” với Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng khẳng định, quy định pháp luật về việc hạn chế phương tiện giao thông tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã có. Song điều kiện cần và đủ vẫn là phát triển phương tiện giao thông công cộng. Chỉ khi nào phương tiện giao thông công cộng đáp ứng được ít nhất 50 - 70% nhu cầu thì mới hạn chế phương tiện cá nhân vào thành phố.

Nguồn: VOV
Diễn đàn Quốc hội

Việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã 2023 - 2025 đạt nhiều kết quả tích cực

Đến hết năm 2021, tại 45 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2019 - 2021 đã hoàn thành việc kiện toàn tổ chức bộ máy của các cơ quan đảng cấp huyện, cấp xã cho nhiệm kỳ 2020 - 2025; kiện toàn tổ chức HĐND và UBND cấp huyện, cấp xã nhiệm kỳ 2021 - 2026.