Nhạc kịch thuần Việt chinh phục khán giả

Nhạc kịch Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển khởi sắc, với nhiều vở diễn thuần Việt liên tục ra mắt, được đầu tư về nội dung, hình thức và công nghệ.

Tạo diện mạo mới cho sân khấu

Ngày 15 - 16.3, tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, vở nhạc kịch “Lửa từ Đất”, nói về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Bí thư Thành ủy chính thức đầu tiên của Đảng bộ thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Vũ, sẽ được Nhà hát Tuổi trẻ giới thiệu tới khán giả.

“Lửa từ Đất” khai thác câu chuyện từ những nhân vật có thật, với bối cảnh từ năm 1930 khi Đảng Cộng sản Việt Nam vừa ra đời. Với lòng yêu nước nồng nàn, sự giác ngộ cách mạng sâu sắc, đồng chí Nguyễn Ngọc Vũ cùng gia đình và bạn bè cũng như nhân dân Hà Nội tham gia cách mạng với niềm tin son sắt vào lý tưởng cách mạng của Đảng.

cb61d92ec0f9b0e5fa8f03eb70b67a97.jpg
Cảnh trong vở nhạc kịch "Lửa từ Đất". Ảnh: Nhà hát Tuổi trẻ

Theo NSƯT Cao Ngọc Ánh, Phó Giám đốc Nhà hát Tuổi trẻ, tổng đạo diễn “Lửa từ Đất”, vở nhạc kịch được dàn dựng từ tình yêu và niềm tự hào về đất và người Hà Nội. Tác phẩm là một bản anh hùng ca lãng mạn được thể hiện đúng chuẩn một vở nhạc kịch. Hơn 20 tác phẩm âm nhạc đều được sáng tác mới, mang nhiều màu sắc và kết hợp nhiều thể loại và hình thức âm nhạc dành riêng cho vở nhạc kịch.

Sân khấu vở diễn được thiết kế mang đặc trưng của phố phường Hà Nội những năm đầu thế kỷ XX. Tác phẩm cũng sử dụng hiệu ứng công nghệ 3D mapping hiện đại để tăng trải nghiệm cho khán giả.

Năm 2024, nhạc kịch “Giấc mơ Chí Phèo” được Nhà hát Ca múa nhạc Thăng Long dàn dựng và công diễn, lấy cảm hứng từ tác phẩm văn học kinh điển “Chí Phèo” của nhà văn Nam Cao. Vở diễn kết hợp yếu tố lãng mạn, âm nhạc Broadway và sân khấu đương đại, thu hút đa dạng khán giả, mang đến một góc nhìn mới về nhân vật Chí Phèo, từ một kẻ bị tha hóa bởi xã hội đến con người có những giấc mơ đầy cảm xúc. "Giấc mơ Chí Phèo" từng giành nhiều giải thưởng tại Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc 2024.

Để tiếp cận khán giả quốc tế, đầu tháng 3, vở nhạc kịch “Giấc mơ Chí Phèo” được giới thiệu trên sân khấu Nhà hát Hồ Gươm kèm phụ đề tiếng Anh, góp phần quảng bá văn hóa Việt Nam ra thế giới. Không gian sân khấu được nâng cấp với hệ thống âm thanh, ánh sáng hiện đại, mang đến trải nghiệm nghệ thuật hấp dẫn. Nhạc sĩ Dương Cầm sáng tác 19 ca khúc cho vở diễn, kết hợp hài hòa giữa âm hưởng Broadway và âm nhạc truyền thống Việt Nam, tạo nên sự giao thoa độc đáo…

Xu hướng đầy tiềm năng

Sân khấu Việt ngày càng có nhiều vở nhạc kịch được ra mắt công chúng. Vũ nhạc kịch “Tiên Sa” tại Nhà hát Trưng Vương, một trong những sản phẩm công nghiệp văn hóa mới của Đà Nẵng, được đưa vào phục vụ người dân và du khách năm 2025.

Nhạc kịch “Khát vọng đỏ” do Trường Đại học Văn hóa nghệ thuật Quân đội phối hợp Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam dàn dựng mang hơi thở của dòng nhạc kịch đương đại, sử dụng phong cách âm nhạc đa dạng (từ ballad, pop đến rock) tôn vinh hình tượng bộ đội cụ Hồ.

Nhạc kịch “Dế Mèn phiêu lưu ký” được dàn dựng theo phong cách nhạc kịch Broadway với đa thể loại âm nhạc từ pop, rock, rap, jazz...

Nhạc kịch "Giấc mơ Chí Phèo" giành nhiều giải thưởng tại Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc 2024. Ảnh: BTC
Nhạc kịch "Giấc mơ Chí Phèo" giành nhiều giải thưởng tại Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc 2024. Ảnh: BTC

Tại Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc năm 2024 có tới 7 vở diễn ở các thể loại nhạc kịch, thanh xướng kịch và nhạc vũ kịch. Ghi nhận sự cố gắng, nỗ lực cao của các đơn vị đã mạnh dạn xây dựng chương trình ở thể loại trên, NSND Quang Vinh, Chủ tịch Hội Âm nhạc Thành phố Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật Liên hoan cho đây là những thể loại cần được đầu tư một cách đồng bộ, từ tất cả các khâu sáng tạo đến chất lượng nhân sự. Về cơ bản, tác giả kịch bản, biên kịch, biên đạo, thiết kế mỹ thuật, trang phục, đạo diễn sân khấu đã kết hợp khá nhuần nhuyễn. Các nghệ sĩ đã thể hiện tốt vai diễn của mình, tạo ấn tượng cho người xem…

NSƯT Cao Ngọc Ánh, Phó Giám đốc Nhà hát Tuổi trẻ cho biết, với sự kết hợp sinh động giữa âm nhạc, vũ đạo và diễn xuất, nhạc kịch đang là xu hướng nghệ thuật được khán giả hiện nay yêu thích và tìm đến. Vì thế, những câu chuyện, vấn đề lịch sử, chính luận được thể hiện bằng nhạc kịch sẽ dễ tiếp cận công chúng hơn, nhất là người trẻ, qua đó giáo dục truyền thống cách mạng, khơi dậy niềm tự hào dân tộc.

Tuy vậy, nhạc kịch Việt Nam vẫn phải đối mặt với không ít thách thức về nguồn nhân lực, kinh phí cũng như xây dựng một thị trường khán giả ổn định… Điều đó đòi hỏi các đơn vị nghệ thuật sáng tạo và có đầu tư hợp lý cũng như chiến lược quảng bá hiệu quả để thu hút khán giả trong và ngoài nước.

Văn hóa - Thể thao

50 năm văn học, nghệ thuật đồng hành với đất nước
Văn hóa - Thể thao

50 năm văn học, nghệ thuật đồng hành với đất nước

Có lẽ trong mọi điều sâu thẳm và bền bỉ nhất mà một quốc gia có thể gìn giữ suốt hành trình phát triển là văn học, nghệ thuật. Nhìn lại 50 năm đất nước thống nhất, văn học nghệ thuật đã không chỉ song hành, mà còn là lực đẩy tinh thần đặc biệt, nâng bước dân tộc qua những năm tháng đầy biến động.

Kết nối ký ức hào hùng
Văn hóa - Thể thao

Kết nối ký ức hào hùng

Nửa thế kỷ sau ngày đất nước thống nhất, những thước phim truyện khắc họa cuộc kháng chiến cứu nước của quân và dân ta vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử và nghệ thuật, là di sản tinh thần vô giá của dân tộc. Làm tốt công tác bảo tồn, khơi dậy sức sống mạnh mẽ cho di sản này sẽ góp phần lan tỏa những câu chuyện hào hùng đến các thế hệ sau.

Nhà hát Tuổi trẻ hợp tác quốc tế phát triển nhạc kịch
Văn hóa

Nhà hát Tuổi trẻ hợp tác quốc tế phát triển nhạc kịch

Mới đây, tại Nhà hát Nghệ thuật thành phố Guri - Hàn Quốc đã diễn ra buổi diễn đọc kịch bản vở nhạc kịch "Giấc mơ của em" (My dream), kết quả giai đoạn đầu tiên của dự án hợp tác nghệ thuật giữa Nhà hát Tuổi trẻ và Nhà hát Sangsangmaru kéo dài trong hai năm 2025 - 2026.