Những ánh sao Khuê:

Nhà văn đa tài Nguyễn Đình Thi với Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Nguyễn Túc - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Với tài năng đa dạng: nhà nghiên cứu triết học, nhà thơ, nhà văn, kịch tác gia, nhạc sĩ, nhà báo, Nguyễn Đình Thi đã để lại cho chúng ta một di sản văn hóa đồ sộ. Ở nhiều lĩnh vực nghệ thuật, ông đã để lại những tác phẩm xuất sắc, có sức sống lâu bền, có ảnh hưởng sâu rộng, trở thành niềm tự hào của giới văn học nghệ thuật nước nhà, được nhân dân giữ gìn, trân trọng.

Tôi gặp ông lần đầu vào năm 1960, nhân dịp chuẩn bị Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III Đảng Lao động Việt Nam (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam). Lúc đó, tôi được Ban Tổ chức Đại hội phân công cùng anh Đậu Ngọc Xuân và anh Trịnh Ngọc Thái lo toàn bộ công tác dịch văn kiện Đại hội và dịch trên Hội trường; còn ông là thành viên tổ phiên dịch tiếng Pháp và là đại biểu khi Đại hội khai mạc.

Sau Đại hội, do yêu cầu công việc, tôi có nhiều lần thay mặt trường Đại học Bách khoa Hà Nội mời anh cùng nhà thơ Xuân Diệu đến nói chuyện với cán bộ, sinh viên nhà trường về chuyện văn chương.

Chúng tôi thực sự trở thành anh em thân thiết khi tôi chuyển về công tác chuyên trách Mặt trận, còn anh là Ủy viên lâu năm của Mặt trận Trung ương.

Theo hồ sơ lưu trữ khi tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội cũng như tham gia Mặt trận qua các thời kỳ, qua những câu chuyện tâm tình, tôi biết, Nguyễn Đình Thi sinh ngày 20.12.1924 tại Luang Prabang (Lào). Quê gốc là làng Vũ Thạch, nay là phố Bà Triệu thuộc địa phận phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Cụ thân sinh ra ông là một viên chức thuộc Sở Bưu điện Đông Dương. Tròn 5 tuổi, cha ông được điều động trở về nước, lúc đầu làm việc ở Hà Nội, sau đó xuống Hải Phòng. Ông theo cha về nước và vào học tại các trường ở địa phương nơi cha làm việc.

Nổi tiếng thông minh từ nhỏ, ông học giỏi, luôn đứng đầu lớp, đặc biệt là những môn đòi hỏi tư duy cao như môn triết. Ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường, ông đã viết và cho xuất bản những tác phẩm đầu tay của mình như: Triết học nhập môn, Triết học Einstein (1942), Siêu hình học. Mặc dù bị mật thám Pháp theo dõi gắt gao, ông vẫn cùng một số bạn bè thân thiết là học sinh, sinh viên tổ chức nhóm bí mật nghiên cứu chủ nghĩa Mác.

Tốt nghiệp tú tài toàn phần, ông thi đỗ Khoa Luật của Đại học Đông Dương và tham gia Mặt trận Việt Minh do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập và trở thành một trong những cán bộ chủ chốt của Hội Văn hóa cứu quốc.

Trong những năm hoạt động bí mật, ông đã hai lần bị địch bắt, bị tra tấn dã man nhưng luôn luôn giữ vững khí tiết của người cách mạng.

Năm 1944, Đảng Dân chủ được thành lập. Ông được cử là đại diện của Tổng bộ Việt Minh tham gia Đảng Dân chủ.

Cách mạng tháng Tám 1945, ông được cử đi dự Quốc dân Đại hội Tân Trào và là một trong hai đại biểu trẻ nhất của Đại hội.

Tại Đại hội, ông được bầu vào Ủy ban Giải phóng dân tộc và trở thành cán bộ cách mạng chuyên nghiệp từ đó. Cách mạng tháng Tám thành công, ông được cử làm Tổng Thư ký Hội Văn hóa cứu quốc và là Ủy viên của Tổng bộ Việt Minh.

Trong cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên của dân tộc (ngày 6.1.1946), ông ứng cử đại biểu Quốc hội tại Hải Phòng với cương vị Tổng Thư ký Hội Văn hóa cứu quốc và trúng cử với số phiếu tín nhiệm cao và trở thành đại biểu Quốc hội trẻ nhất của khoá I. Trong phiên họp đầu tiên của Quốc hội khóa I, ông được cử vào Ủy ban Dự thảo Hiến pháp và Ủy viên Ủy ban Thường trực Quốc hội. Được nhân dân tín nhiệm, ông tiếp tục được bầu làm đại biểu Quốc hội khóa II với tư cách Phó chủ tịch Hội Văn học - Nghệ thuật Việt Nam và đại biểu Quốc hội khóa III với cương vị Tổng Thư ký Hội Nhà văn Việt Nam.

Toàn quốc kháng chiến, ông được Đảng điều vào quân đội chuyên lo công tác văn học nghệ thuật. Ông có mặt ở hầu khắp các chiến trường phía Bắc và để lại cho dân tộc ta nhiều tác phẩm tiêu biểu cho thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.

Năm 1954 hòa bình trở lại, ông được Đảng phân công tham gia quản lý lĩnh vực văn học nghệ thuật.

Từ năm 1958 đến 1989, ông là Tổng Thư ký Hội Nhà văn Việt Nam và từ 1995 đến khi qua đời là Chủ tịch Ủy ban Toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam.

Với sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc, ông là Ủy viên Tổng bộ Việt Minh từ năm 1944, là Ủy viên Ban Chấp hành Mặt trận Liên Việt từ ngày thành lập, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương MTTQ Việt Nam từ 1958 đến 1989 và Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam từ năm 1999 đến cuối đời.

Nguyễn Đình Thi được giới văn học nghệ thuật ở nước ta đánh giá là một nghệ sĩ đa tài và đa tình. Ông là nhà thơ, nhạc sĩ, nhà viết kịch, nhà phê bình văn học. Ở lĩnh vực nào ông cũng đều nổi tiếng, có những đóng góp quan trọng vào lĩnh vực đó và để lại cho đời những sản phẩm có giá trị bền vững với thời gian.

Trong cách mạng tháng Tám, hai bản nhạc “Diệt phát xít” và “Người Hà Nội” là những sáng tác để đời mà nhiều người cho rằng đây là những đóng góp nổi trội của ông trong lĩnh vực âm nhạc. Trong đó, “Diệt phát xít” đã cùng “Tiến quân ca” của Văn Cao đã từng được đưa ra so sánh để chọn làm Quốc ca.

Về thơ của Nguyễn Đình Thi, các nhà phê bình văn học có chung một nhận định. Đây là lĩnh vực ông dành nhiều tâm huyết nhất, luôn trăn trở, tìm tòi, nhằm đổi mới diện mạo thơ ca Việt Nam. Thơ ông có bản sắc và giọng điệu riêng, vừa tự do, phóng khoáng, vừa suy tư về con người, tình yêu và đất nước - một đất nước tươi đẹp, hiền hòa, chịu đựng nhiều đau thương mất mát trong chiến tranh, bất khuất trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm và cuối cùng giành toàn thắng. Trong các tác phẩm đã xuất bản, “Đất nước” được đưa vào sách giáo khoa để các thế hệ trẻ học tập.

Kịch cũng là lĩnh vực nổi trội của ông trong sự nghiệp văn chương. Đề tài được ông đề cập rất đa dạng. Có những vở về lịch sử như: Nguyễn Trãi ở Đông Quan, Rừng Trúc; có những vở về đương đại như Hoa và Ngân; lại có những vở về đề tài dân gian như: Trương Chi, Thằng Cuội và đặc biệt là "Con nai đen".

Nguyễn Đình Thi lại là một nghệ sĩ đa tình. Là một chàng trai nổi tiếng thông minh, đẹp trai, học giỏi, hát hay, lại rất “ga lăng” nên nhiều cô gái Hà thành thời đó “chết mê, chết mệt” vì anh. Lo ngại con mình sa vào “bẫy tình”, các cụ thân sinh quyết định lấy vợ cho anh trong lúc anh vẫn còn ở tuổi học trò. Đó là chị Bùi Nữ Trâm Nguyệt Nga - cháu gái quan Tuần phủ nổi tiếng thời đó.

Trong kháng chiến chống Pháp, bà Nguyệt Nga bị lao phổi và mất sớm, bỏ lại 3 người con thơ dại. Không ngờ sau đó ít lâu, anh Thi cũng bị lao và được Trung ương cho sang Trung Quốc chữa bệnh. Chính tại Trung Quốc, anh gặp bác sĩ Phạm Thị Trường và được đồng chí Hoàng Quốc Việt - Đại sứ của nước ta tác thành. Song cuộc hôn nhân sau này không trọn vẹn.

Như anh từng thú nhận trong các kỳ sinh hoạt ở Mặt trận: Mối tình đẹp nhất, lớn nhất và dài lâu nhất trong cuộc đời của mình là mối tình xuyên biên giới - mối tình giữa anh với chị Madeleine Rifaud - nhà thơ, nữ chiến sĩ chống phát-xít, phóng viên báo Nhân đạo Pháp - người đã được Giải thưởng văn chương Pháp, với tập thơ “Con ngựa đỏ”, được phong danh hiệu anh hùng, được thưởng “Bắc đẩu bội tinh” - huân chương cao quý nhất của nước Pháp. Mối tình đó được anh ấp ủ và trân trọng cả những giờ phút lâm chung.

Nguyễn Đình Thi qua đời ngày 18.4.2003. Do những cống hiến xuất sắc trên nhiều mặt, ông đã được Đảng, Nhà nước trao tặng: Huân chương Kháng chiến chống Pháp hạng Nhất; Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất; Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1 về văn học nghệ thuật; Huy chương Vì sự nghiệp đại đoàn kết.

Trong điếu văn đọc tại tang lễ đồng chí Nguyễn Đình Thi, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Phạm Thế Duyệt - Trưởng Ban lễ tang nhấn mạnh: “Với tài năng tổ chức lãnh đạo văn nghệ xuất sắc - một tài năng đặc biệt tỏa sáng vào lúc cách mạng chuyển giai đoạn, rất cần sự nhận định sáng suốt và với uy tín cá nhân cao, sức tập trung rộng rãi và tính kiên định cách mạng, nhà văn Nguyễn Đình Thi có công lao to lớn xây dựng phát triển nền văn học - nghệ thuật của đất nước ta trong hơn nửa thế kỷ qua...

Với tài năng đa dạng: nhà nghiên cứu triết học, nhà thơ, nhà văn, kịch tác gia, nhạc sĩ, nhà báo, Nguyễn Đình Thi đã để lại cho chúng ta một di sản văn hóa đồ sộ. Ở nhiều lĩnh vực nghệ thuật, ông đã để lại những tác phẩm xuất sắc, có sức sống lâu bền, có ảnh hưởng sâu rộng, trở thành niềm tự hào của giới văn học nghệ thuật nước nhà, được nhân dân giữ gìn, trân trọng”.

Quốc hội và Cử tri

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh khảo sát việc thực hiện chính sách pháp luật về phòng, chống thiên tai tại TP. Cẩm Phả
Quốc hội và Cử tri

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh khảo sát việc thực hiện chính sách pháp luật về phòng, chống thiên tai tại TP. Cẩm Phả

Sáng 18.9, Đoàn giám sát của Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Đặng Xuân Phương làm Trưởng đoàn đã khảo sát việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, bảo vệ môi trường tại TP. Cẩm Phả.

Quy định về việc thực hiện thủ tục đầu tư đặc biệt là bước đột phá khi sửa Luật Đầu tư.
Chính sách và cuộc sống

Bước đột phá khi sửa Luật Đầu tư

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang xây dựng dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 4 luật gồm Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư và Luật Đấu thầu; trong đó, dự thảo Luật bổ sung quy định về việc thực hiện thủ tục đầu tư đặc biệt - đây được coi là bước đột phá khi sửa Luật Đầu tư lần này và sẽ giúp rút ngắn rất nhiều thời gian thực hiện dự án.

Tiếp tục đổi mới việc triển khai, kiểm tra thi hành Hiến pháp, pháp luật
Quốc hội và Cử tri

Tiếp tục đổi mới việc triển khai, kiểm tra thi hành Hiến pháp, pháp luật

Cho ý kiến về Báo cáo của Chính phủ về tình hình thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội tại Phiên họp thứ 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lưu ý, phải đổi mới việc triển khai và kiểm tra thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội một cách “tới nơi, tới chốn”. Tinh thần là chỗ nào làm tốt thì phải biểu dương, khen thưởng kịp thời, chỗ nào làm chưa tốt phải có phê bình, kiểm điểm.

Cấp bách nhưng không được nóng vội
Chính sách và cuộc sống

Cấp bách nhưng không được nóng vội

“Chúng tôi đã chấp hành nghiêm chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ, lãnh đạo cấp cao là phải tập trung rà soát, xây dựng để sửa đổi, bổ sung Luật Điện lực làm sao để có thể thông qua tại một kỳ họp”, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết tại Phiên họp ngày 12.9 vừa qua của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Ảnh minh họa
Lập pháp

Vướng mắc do thiếu văn bản hướng dẫn thuộc thẩm quyền địa phương

Theo Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, hầu hết văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2024, Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 thuộc thẩm quyền của địa phương hiện chưa được ban hành. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc triển khai các luật bởi nhiều nội dung quan trọng đã được phân cấp cho chính quyền địa phương.

Hà Tĩnh: Xem xét kỹ lưỡng phương pháp tính giá điện dựa trên thu nhập, mức sống của người dân
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Hà Tĩnh: Xem xét kỹ lưỡng phương pháp tính giá điện dựa trên thu nhập, mức sống của người dân

Chiều 16.9, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý xây dựng dự án Luật Điện lực (sửa đổi). Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Trần Đình Gia và Giám đốc Công ty Điện lực Hà Tĩnh Phạm Công Thành đồng chủ trì hội nghị.

Quảng Ninh: Đoàn ĐBQH tỉnh khảo sát việc thực hiện pháp luật trong công tác phòng, chống thiên tai
Quốc hội và Cử tri

Quảng Ninh: Đoàn ĐBQH tỉnh khảo sát việc thực hiện pháp luật trong công tác phòng, chống thiên tai

Ngày 16.9, Đoàn công tác của Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Đặng Xuân Phương làm Trưởng đoàn đã khảo sát việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, bảo vệ môi trường tại TP. Uông Bí và kiểm tra công tác khắc phục hậu quả sau bão tại Khu liên hợp thể thao Quảng Ninh.

Văn hóa liêm chính dẫn lối cho mọi hành động
Quốc hội và Cử tri

Văn hóa liêm chính dẫn lối cho mọi hành động

Phát biểu chỉ đạo tại hội thảo khoa học "55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các cơ quan trung ương" ngày 29.8, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, xây dựng Đảng về đạo đức gắn với xây dựng văn hóa liêm chính, coi văn hóa liêm chính là nền tảng xây dựng ý thức và đạo đức của cán bộ, đảng viên; đồng thời xây dựng văn hóa liêm chính để “không muốn” tham nhũng, tiêu cực. Theo PGS.TS BÙI HOÀI SƠN, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, đây là thông điệp mạnh mẽ, rằng văn hóa liêm chính không chỉ là khẩu hiệu, mà phải dẫn lối cho mọi hành động và quyết định.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương dự Phiên họp thứ 2 Ban soạn thảo dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát Quốc hội và HĐND
Quốc hội và Cử tri

Công cụ hữu hiệu để thu thập thông tin

Năm 2010 đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử hoạt động của Quốc hội, những phiên giải trình tại phiên họp của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội được tổ chức thực hiện. Vào thời điểm đó, phiên giải trình của Hội đồng Dân tộc về chính sách hỗ trợ di dân, thực hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số và phiên giải trình của Ủy ban Về các vấn đề xã hội (nay là Ủy ban Xã hội) về chuẩn nghèo và tình hình thực hiện các chính sách về giảm nghèo được thí điểm tổ chức đã mở ra một phương thức mới trong việc thực hiện chức năng giám sát của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội.

Quang cảnh phiên tòa xét xử một vụ án hành chính. Nguồn: lsvn.vn
Chính sách và cuộc sống

Xử nghiêm người không thi hành án hành chính

Các chế tài xử lý hành chính thế nào khi người đứng đầu các cơ quan hành chính không phối hợp với các cơ quan tư pháp? Có chế tài đối với người đứng đầu các cơ quan hành chính không phối hợp, thậm chí không cung cấp thông tin và khi thi hành án là không tự giác thi hành án. Việc đấy phải có chế tài xử lý cho nghiêm.

Sớm khắc phục tình trạng mất cân đối phát triển giữa các loại hình giao thông
Quốc hội và Cử tri

Sớm khắc phục tình trạng mất cân đối phát triển giữa các loại hình giao thông

Tại cuộc làm việc giữa Đoàn giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ năm 2009 đến hết năm 2023” với Chính phủ, các thành viên Đoàn giám sát chỉ ra thực tế mất cân đối phát triển giữa 5 loại hình giao thông đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt, đường hàng không và đường hàng hải.

Cẩn trọng, chuyên nghiệp hơn
Chính sách và cuộc sống

Cẩn trọng, chuyên nghiệp hơn

Phát huy truyền thống tương thân tương ái, “lá lành đùm lá rách”, những ngày này, người dân cả nước đang một lòng hướng về các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại bởi bão số 3. Nhiều hoạt động quyên góp, ủng hộ đã được triển khai và đã đến được nơi cần đến, góp phần giúp người dân vượt qua khó khăn.

Đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh
Quốc hội và Cử tri

Đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh

Cho ý kiến về dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) tại Phiên họp thứ 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, có ý kiến đề nghị, Chính phủ cần tiếp tục đánh giá đầy đủ các tác động của thủ tục hành chính được quy định trong dự thảo Luật liên quan đến việc lập xác nhận phiếu kiểm soát mua bán hóa chất cần kiểm soát đặc biệt; vấn đề tái xuất, tiêu hủy hóa chất cấm đã sản xuất hoặc nhập khẩu mà không sử dụng hết… nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tránh gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp.

Quyết định di tản của Trưởng thôn Vàng Seo Chứ (thứ 2 từ trái qua) đã bảo vệ an toàn tính mạng cho 115 người dân thôn Kho Vàng.
Chính sách và cuộc sống

Nghĩ từ quyết định táo bạo của Trưởng thôn Vàng Seo Chứ

115 người dân thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, Lào Cai không mất tích, không bị lũ cuốn trôi, họ đã được tìm thấy và vẫn an toàn ở nơi trú ẩn trên núi là tin mừng lớn trong những ngày nhiều tin xấu vừa qua; có kinh nghiệm với đồi núi, đặc biệt là dám nghĩ, dám làm, Trưởng thôn Kho Vàng, anh Vàng Seo Chứ (33 tuổi), đã đưa ra một quyết định táo bạo, cứu cả thôn khỏi nguy cơ bị vùi lấp do sạt lở.

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh khảo sát tại huyện Vân Đồn và Cô Tô
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh khảo sát tại huyện Vân Đồn và Cô Tô

Ngày 13.9, Đoàn công tác của Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Đặng Xuân Phương làm Trưởng đoàn đã khảo sát việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, bảo vệ môi trường tại huyện Vân Đồn và Cô Tô.

Bảo đảm phòng ngừa vi phạm pháp luật ngay tại cơ sở
Quốc hội và Cử tri

Bảo đảm phòng ngừa vi phạm pháp luật ngay tại cơ sở

Cho ý kiến về Báo cáo của Chính phủ trong công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, một số Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận định, một trong những nguyên nhân giúp chỉ tiêu về phòng, chống tội phạm đạt tỷ lệ cao là nhờ chủ trương đưa công an chính quy về cấp xã. Khi lực lượng này về với xã thì rất gần dân và công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật có tác dụng rất rõ. Nhờ vậy, đã bảo đảm thực hiện phòng ngừa tội phạm, vi phạm pháp luật ngay tại địa bàn, cơ sở.

Góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga
Quốc hội và Cử tri

Góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga

Chuyến thăm đã thành công hết sức tốt đẹp và hơn mong đợi. Với những kết quả cụ thể và toàn diện đạt được, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội BÙI VĂN CƯỜNG khẳng định, chuyến thăm sẽ góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga; triển khai, cụ thể hóa nội dung Thỏa thuận cấp cao giữa Lãnh đạo cấp cao hai nước trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Putin vào tháng 6.2024.

Thoáng ở "tầng" luật, thông ở "tầng" dưới luật
Quốc hội và Cử tri

Thoáng ở "tầng" luật, thông ở "tầng" dưới luật

Rà soát dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Phiên họp sáng qua, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho rằng, có thể bỏ được khoảng 1/3 số điều. Lý do có thể bỏ được nhiều như thế không hẳn là do cơ quan chủ trì soạn thảo dự án Luật này chuẩn bị chưa kỹ.

Mở ra cơ hội phát triển mới trong quan hệ hai nước, hai Quốc hội Việt Nam - Liên bang Nga
Diễn đàn Quốc hội

Mở ra cơ hội phát triển mới trong quan hệ hai nước, hai Quốc hội Việt Nam - Liên bang Nga

Trong 3 ngày diễn ra chuyến thăm, phía Nga đã dành cho Chủ tịch Quốc hội ta và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam những nghi lễ đón tiếp ở mức cao, chu đáo, trọng thị và thân tình, thể hiện sự coi trọng, đánh giá rất cao mối quan hệ với Việt Nam. Khẳng định kết quả này trong trao đổi với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại VŨ HẢI HÀ cho biết, với nội dung trao đổi phong phú, thiết thực trên nhiều lĩnh vực, chuyến thăm được kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội cho sự phát triển mới trong quan hệ hợp tác giữa hai nước, hai Quốc hội trong thời gian tới.