Những ánh sao Khuê

Nhà cách mạng tiền bối Ung Văn Khiêm: Tận hiến cho dân, cho nước

Nguyễn Túc - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Đồng chí Ung Văn Khiêm là thành viên sáng lập An Nam Cộng sản Đảng, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) khóa II và khóa III, là đại biểu Quốc hội các khóa I, II, III, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao rồi Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Đối với sự nghiệp đại đoàn kết, đồng chí Ung Văn Khiêm từng được tổ chức phân công tham gia Mặt trận dân chủ, Mặt trận Việt Minh, Mặt trận Liên Việt và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Ung Văn Khiêm sinh ngày 13.2.1910 tại làng Tần Đức, quận Chợ Mới, tỉnh Long Xuyên (nay là Xã Tân Mỹ, huyện chợ mới, tỉnh An Giang) trong một gia đình có truyền thống yêu nước. Ông nội là cụ Ung Văn Tre - người đầu tiên đến vùng này diệt thú dữ, khai hoang, lập ấp, biến cù lao thành vùng trù phú và được mệnh danh là Đệ nhất cù lao. Cha của Ung Văn Khiêm là Ung Văn Quản - người đã từng đi theo Trương Định đánh Pháp. Cụ Quản là người học rộng, tài cao nhưng lâm bệnh và mất sớm ở tuổi 41.

Nhà cách mạng tiền bối Ung Văn Khiêm: Tận hiến cho dân, cho nước
Bộ trưởng Ung Văn Khiêm trong phòng làm việc tại Bộ Ngoại giao (1961) 

Ung Văn Khiêm là một học sinh chăm học và học giỏi. Năm 1924 tốt nghiệp tiểu học, anh thi đậu vào trường thành chung Cần Thơ khóa đầu tiên (nay là trường Châu Văn Liêm). 

Dòng máu yêu nước của cha đã giúp chàng thanh niên sớm nhận thức được thời cuộc và xác định con đường phải đi. Mới 16 tuổi, anh đã trở thành thủ lĩnh các cuộc bãi khóa của học sinh trường thành chung Cần Thơ nhân dịp lễ tang nhà yêu nước Phan Chu Trinh cũng như khi Pháp bắt giam chí sĩ Nguyễn An Ninh hồi tháng 3.1926.

Do "xúi giục" bãi khóa, Ung Văn Khiêm bị đuổi học lần thứ nhất. Vài tháng sau, do đánh lại một tên thực dân là giám thị của trường vì ức hiếp bạn mình, anh lại bị đuổi học.

Với tinh thần ham học và ý chí tự học, anh ở lại Cần Thơ, mượn bài vở của bạn chép lại, tự học với sự giúp đỡ của bạn bè, và đã thi đỗ tốt nghiệp Thành Chung rồi tú tài. Như anh thường tâm sự: "cuộc gặp gỡ với Châu Văn Liêm đã tạo bước ngoặt trong cuộc đời của tôi. Cuối năm 1927, cả hai chúng tôi đều được kết nạp vào Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội do Nguyễn Ái Quốc sáng lập". 

Đầu năm 1929, Ung Văn Khiêm được Kỳ bộ cử đi dự lớp tập huấn chính trị ở Quảng Châu. Tập huấn xong, anh cùng Ngô Gia Tự, Lý Tự Trọng trở về nước. Ung Văn Khiêm được Kỳ bộ phân công trở lại Cần Thơ tiếp tục hoạt động.

Tháng 8.1929, ở tuổi chưa đầy 20, anh tham gia thành lập An Nam Cộng sản Đảng và được phân công làm Bí thứ Đặc ủy toàn miền Hậu Giang. Giữa năm 1930, đồng chí Ngô Gia Tự bị bắt, Ung Văn Khiêm được chỉ định làm Bí thư Xứ ủy Nam Kỳ khi vừa tròn 20 tuổi.

Năm 1931, đồng chí bị thực dân Pháp bắt giam tại Khám lớn Sài Gòn, sau đó đày ra Côn Đảo. Tại "địa ngục trần gian" này, đồng chí được tiếp xúc, trao đổi kinh nghiệm, học hỏi các nhà cách mạng nổi tiếng, đặc biệt là bác Tôn Đức Thắng vừa là đồng chí bậc đàn anh, vừa là đồng hương.

Nhà cách mạng tiền bối Ung Văn Khiêm: Tận hiến cho dân, cho nước
Tổng thống Ai Cập A. Nasser tiếp Thứ trưởng Ngoại giao Ung Văn Khiêm
(thứ 4 từ trái sang) tại Ai Cập (1957). Ảnh tư liệu

Do thắng lợi của Mặt trận bình dân Pháp, giữa tháng 7.1936 một số chính trị phạm được trả tự do, trong đó có đồng chí Ung Văn Khiêm.

Trở về đất liền, đồng chí được Xứ ủy phân công hoạt động trong Mặt trận Dân chủ Đông dương.

Thực hiện Nghị quyết Trung ương tháng 3.1937, đồng chí tập trung giúp Xứ ủy chỉ đạo củng cố các đoàn thể cách mạng: lập Đoàn thanh niên dân chủ Đông dương thay Thanh niên cộng sản Đoàn; lập Hội cứu tế bình dân, lập công hội, nông hội thay Cứu tế đỏ, Công hội đỏ, Nông hội đỏ. Đồng thời, đẩy mạnh việc thành lập các hội quần chúng công khai và nửa công khai như: Hội ái hữu, Hội tương tế, Hội âm nhạc, Hội thể thao... Tuyên truyền, vận động các tổ chức đó vào Mặt trận Dân chủ.

Giữa năm 1939 đồng chí bị bắt và giam tại Long Xuyên. Sau 18 tháng tù đày, tra tấn, người cộng sản kiên trung bị chuyển lên giam ở Tà Lài. Lợi dụng sơ hở của địch, đồng chí trốn thoát.

Sau Nam Kỳ khởi nghĩa thất bại, thực hiện chỉ thị của Trung ương, đồng chí Ung Văn Khiêm rút vào hoạt động bí mật, tập trung sức khôi phục tổ chức, tái lập, phục hồi và phát triển các tổ chức quần chúng, lập Mặt trận Tiền phong và sau đó là Mặt trận Việt Minh ở Nam bộ, mở đầu một thời kỳ phát triển của lực lượng cách mạng miền Nam.

Tháng 5.1945, hưởng ứng lời kêu gọi của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, đồng chí Ung Văn Khiêm đã cùng Xứ ủy dốc sức tuyên truyền, vận động đồng bào sẵn sàng vùng lên với tinh thần "đem sức ta mà giải phóng cho ta".

Trong những ngày khẩn trương chuẩn bị giành chính quyền thì đồng chí được Trung ương triệu tập gấp đi dự Quốc dân Đại hội Tân Trào vào các ngày 16 và 17 tháng 8.

Cách mạng Tháng Tám thành công, đồng chí được Đảng, Nhà nước trao nhiều trọng trách: Bí thư Xứ ủy Nam Kỳ từ tháng 8 đến tháng 12.1945. Ủy viên Nội vụ Ủy ban Kháng chiến - Hành chính Nam bộ, Ủy viên Ban Chấp hành Liên Việt toàn quốc...

Với kinh nghiệm, sự hiểu biết và cương vị cao trong Đảng, trong Ủy ban kháng chiến hành chính Nam bộ, đồng chí đã thay mặt Ủy ban kháng chiến hành chính ban hành Chỉ thị 4/NV năm 1947, một chỉ thị được đánh giá là mang đượm tinh thần đại đoàn kết dân tộc. Hưởng ứng chỉ thị trên, hàng nghìn công chức, giáo sư, bác sĩ, đốc phủ... đã bỏ hàng ngũ địch ra bưng biền tham gia chiến đấu.

Cùng nhờ Chỉ thị trên, phong trào vận động điền chủ các tỉnh miền Tây Nam bộ hiến điền cho cách mạng đã thu được kết quả tốt đẹp.

Chính quyền cách mạng có được hàng trăm ngàn héc-ta đất để tạm cấp cho nông dân thực hiện đại khẩu hiệu "người cày có ruộng". Nhiều đại điền chủ kháng chiến như cụ Cao Triều Phát, Huỳnh Thiện Lộc đã hiến cho cách mạng hàng chục ngàn héc-ta.

Tại Đại hội II Đảng Lao động Việt Nam, đồng chí Ung Văn Khiêm được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương và được Trung ương cử làm Bí thư Tỉnh ủy kiêm Chủ tịch Ủy ban Hành chính kháng chiến Bạc Liêu.

Từ tháng 9.1954, đất nước tạm thời chia cắt hai miền, đồng chí Ung Văn Khiêm được điều ra Bắc tập kết. Đồng chí được cử làm Thứ trưởng Bộ Ngoại giao kiêm Hiệu trưởng Trường Cán bộ ngoại giao - ngoại thương và Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Đảng dưới sự điều hành của Bộ trưởng Phạm Văn Đồng.

Cùng năm đó, với cương vị Ủy viên Ủy ban Liên Việt toàn quốc đặc trách Nam bộ, đồng chí được giao nhiệm vụ vận động thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam ở giai đoạn mới, nhằm tập hợp "tất cả những người thật thà yêu nước, không phân biệt tầng lớp nào, tín ngưỡng nào, chính kiến nào và trước đây đã đứng về phía nào", để thay thế cho Mặt trận Liên Việt hoàn thành sứ mệnh lịch sử.

Sau một thời gian vận động, từ ngày 5 đến ngày 10.9.1955, Đại hội họp và lấy tên là Mặt trận Tổ quốc; đồng chí được bầu làm Ủy viên thư ký. Từ tháng 5 đến tháng 9.1960, đồng chí là thành viên của Ban trù bị Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng. Tại Đại hội, đồng chí được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam).

Tháng 2.1961, đồng chí Ung Văn Khiêm được Chủ tịch nước bổ nhiệm chức Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Từ tháng 4.1963 đến năm 1971 đồng chí đảm nhiệm Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Sau ngày giải phóng miền Nam, đồng chí về sống tại thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 20.3.1991, sau nhiều năm lâm bệnh, đồng chí Ung Văn Khiêm đã vĩnh biệt cuộc đời, thọ 81 tuổi.

40 năm hoạt động cách mạng liên tục, dù ở bất cứ cương vị nào, hoàn cảnh nào, đồng chí Ung Văn Khiêm luôn thể hiện bản lĩnh của người cộng sản, người lãnh đạo kiên trung, năng động, sáng tạo, kết hợp nhuần nhuyễn lý luận với thực tiễn. Thuộc lớp học trò đầu tiên của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tiếp thu tính quần chúng, tính nhân dân trong tư tưởng của Người, hiểu sâu sắc sức mạnh "dời non, lấp biển" của nhân dân. Trong suốt quá trình lãnh đạo, đồng chí đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, đã trực tiếp tham gia Mặt trận Dân chủ, Mặt trận Việt Minh, Mặt trận Liên Việt, Mặt trận Tố quốc Việt Nam.

Quốc hội và Cử tri

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh khảo sát việc thực hiện chính sách pháp luật về phòng, chống thiên tai tại TP. Cẩm Phả
Quốc hội và Cử tri

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh khảo sát việc thực hiện chính sách pháp luật về phòng, chống thiên tai tại TP. Cẩm Phả

Sáng 18.9, Đoàn giám sát của Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Đặng Xuân Phương làm Trưởng đoàn đã khảo sát việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, bảo vệ môi trường tại TP. Cẩm Phả.

Quy định về việc thực hiện thủ tục đầu tư đặc biệt là bước đột phá khi sửa Luật Đầu tư.
Chính sách và cuộc sống

Bước đột phá khi sửa Luật Đầu tư

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang xây dựng dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 4 luật gồm Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư và Luật Đấu thầu; trong đó, dự thảo Luật bổ sung quy định về việc thực hiện thủ tục đầu tư đặc biệt - đây được coi là bước đột phá khi sửa Luật Đầu tư lần này và sẽ giúp rút ngắn rất nhiều thời gian thực hiện dự án.

Tiếp tục đổi mới việc triển khai, kiểm tra thi hành Hiến pháp, pháp luật
Quốc hội và Cử tri

Tiếp tục đổi mới việc triển khai, kiểm tra thi hành Hiến pháp, pháp luật

Cho ý kiến về Báo cáo của Chính phủ về tình hình thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội tại Phiên họp thứ 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lưu ý, phải đổi mới việc triển khai và kiểm tra thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội một cách “tới nơi, tới chốn”. Tinh thần là chỗ nào làm tốt thì phải biểu dương, khen thưởng kịp thời, chỗ nào làm chưa tốt phải có phê bình, kiểm điểm.

Cấp bách nhưng không được nóng vội
Chính sách và cuộc sống

Cấp bách nhưng không được nóng vội

“Chúng tôi đã chấp hành nghiêm chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ, lãnh đạo cấp cao là phải tập trung rà soát, xây dựng để sửa đổi, bổ sung Luật Điện lực làm sao để có thể thông qua tại một kỳ họp”, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết tại Phiên họp ngày 12.9 vừa qua của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Ảnh minh họa
Lập pháp

Vướng mắc do thiếu văn bản hướng dẫn thuộc thẩm quyền địa phương

Theo Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, hầu hết văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2024, Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 thuộc thẩm quyền của địa phương hiện chưa được ban hành. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc triển khai các luật bởi nhiều nội dung quan trọng đã được phân cấp cho chính quyền địa phương.

Hà Tĩnh: Xem xét kỹ lưỡng phương pháp tính giá điện dựa trên thu nhập, mức sống của người dân
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Hà Tĩnh: Xem xét kỹ lưỡng phương pháp tính giá điện dựa trên thu nhập, mức sống của người dân

Chiều 16.9, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý xây dựng dự án Luật Điện lực (sửa đổi). Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Trần Đình Gia và Giám đốc Công ty Điện lực Hà Tĩnh Phạm Công Thành đồng chủ trì hội nghị.

Quảng Ninh: Đoàn ĐBQH tỉnh khảo sát việc thực hiện pháp luật trong công tác phòng, chống thiên tai
Quốc hội và Cử tri

Quảng Ninh: Đoàn ĐBQH tỉnh khảo sát việc thực hiện pháp luật trong công tác phòng, chống thiên tai

Ngày 16.9, Đoàn công tác của Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Đặng Xuân Phương làm Trưởng đoàn đã khảo sát việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, bảo vệ môi trường tại TP. Uông Bí và kiểm tra công tác khắc phục hậu quả sau bão tại Khu liên hợp thể thao Quảng Ninh.

Văn hóa liêm chính dẫn lối cho mọi hành động
Quốc hội và Cử tri

Văn hóa liêm chính dẫn lối cho mọi hành động

Phát biểu chỉ đạo tại hội thảo khoa học "55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các cơ quan trung ương" ngày 29.8, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, xây dựng Đảng về đạo đức gắn với xây dựng văn hóa liêm chính, coi văn hóa liêm chính là nền tảng xây dựng ý thức và đạo đức của cán bộ, đảng viên; đồng thời xây dựng văn hóa liêm chính để “không muốn” tham nhũng, tiêu cực. Theo PGS.TS BÙI HOÀI SƠN, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, đây là thông điệp mạnh mẽ, rằng văn hóa liêm chính không chỉ là khẩu hiệu, mà phải dẫn lối cho mọi hành động và quyết định.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương dự Phiên họp thứ 2 Ban soạn thảo dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát Quốc hội và HĐND
Quốc hội và Cử tri

Công cụ hữu hiệu để thu thập thông tin

Năm 2010 đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử hoạt động của Quốc hội, những phiên giải trình tại phiên họp của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội được tổ chức thực hiện. Vào thời điểm đó, phiên giải trình của Hội đồng Dân tộc về chính sách hỗ trợ di dân, thực hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số và phiên giải trình của Ủy ban Về các vấn đề xã hội (nay là Ủy ban Xã hội) về chuẩn nghèo và tình hình thực hiện các chính sách về giảm nghèo được thí điểm tổ chức đã mở ra một phương thức mới trong việc thực hiện chức năng giám sát của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội.

Quang cảnh phiên tòa xét xử một vụ án hành chính. Nguồn: lsvn.vn
Chính sách và cuộc sống

Xử nghiêm người không thi hành án hành chính

Các chế tài xử lý hành chính thế nào khi người đứng đầu các cơ quan hành chính không phối hợp với các cơ quan tư pháp? Có chế tài đối với người đứng đầu các cơ quan hành chính không phối hợp, thậm chí không cung cấp thông tin và khi thi hành án là không tự giác thi hành án. Việc đấy phải có chế tài xử lý cho nghiêm.

Sớm khắc phục tình trạng mất cân đối phát triển giữa các loại hình giao thông
Quốc hội và Cử tri

Sớm khắc phục tình trạng mất cân đối phát triển giữa các loại hình giao thông

Tại cuộc làm việc giữa Đoàn giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ năm 2009 đến hết năm 2023” với Chính phủ, các thành viên Đoàn giám sát chỉ ra thực tế mất cân đối phát triển giữa 5 loại hình giao thông đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt, đường hàng không và đường hàng hải.

Cẩn trọng, chuyên nghiệp hơn
Chính sách và cuộc sống

Cẩn trọng, chuyên nghiệp hơn

Phát huy truyền thống tương thân tương ái, “lá lành đùm lá rách”, những ngày này, người dân cả nước đang một lòng hướng về các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại bởi bão số 3. Nhiều hoạt động quyên góp, ủng hộ đã được triển khai và đã đến được nơi cần đến, góp phần giúp người dân vượt qua khó khăn.

Đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh
Quốc hội và Cử tri

Đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh

Cho ý kiến về dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) tại Phiên họp thứ 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, có ý kiến đề nghị, Chính phủ cần tiếp tục đánh giá đầy đủ các tác động của thủ tục hành chính được quy định trong dự thảo Luật liên quan đến việc lập xác nhận phiếu kiểm soát mua bán hóa chất cần kiểm soát đặc biệt; vấn đề tái xuất, tiêu hủy hóa chất cấm đã sản xuất hoặc nhập khẩu mà không sử dụng hết… nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tránh gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp.

Quyết định di tản của Trưởng thôn Vàng Seo Chứ (thứ 2 từ trái qua) đã bảo vệ an toàn tính mạng cho 115 người dân thôn Kho Vàng.
Chính sách và cuộc sống

Nghĩ từ quyết định táo bạo của Trưởng thôn Vàng Seo Chứ

115 người dân thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, Lào Cai không mất tích, không bị lũ cuốn trôi, họ đã được tìm thấy và vẫn an toàn ở nơi trú ẩn trên núi là tin mừng lớn trong những ngày nhiều tin xấu vừa qua; có kinh nghiệm với đồi núi, đặc biệt là dám nghĩ, dám làm, Trưởng thôn Kho Vàng, anh Vàng Seo Chứ (33 tuổi), đã đưa ra một quyết định táo bạo, cứu cả thôn khỏi nguy cơ bị vùi lấp do sạt lở.

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh khảo sát tại huyện Vân Đồn và Cô Tô
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh khảo sát tại huyện Vân Đồn và Cô Tô

Ngày 13.9, Đoàn công tác của Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Đặng Xuân Phương làm Trưởng đoàn đã khảo sát việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, bảo vệ môi trường tại huyện Vân Đồn và Cô Tô.

Bảo đảm phòng ngừa vi phạm pháp luật ngay tại cơ sở
Quốc hội và Cử tri

Bảo đảm phòng ngừa vi phạm pháp luật ngay tại cơ sở

Cho ý kiến về Báo cáo của Chính phủ trong công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, một số Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận định, một trong những nguyên nhân giúp chỉ tiêu về phòng, chống tội phạm đạt tỷ lệ cao là nhờ chủ trương đưa công an chính quy về cấp xã. Khi lực lượng này về với xã thì rất gần dân và công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật có tác dụng rất rõ. Nhờ vậy, đã bảo đảm thực hiện phòng ngừa tội phạm, vi phạm pháp luật ngay tại địa bàn, cơ sở.

Góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga
Quốc hội và Cử tri

Góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga

Chuyến thăm đã thành công hết sức tốt đẹp và hơn mong đợi. Với những kết quả cụ thể và toàn diện đạt được, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội BÙI VĂN CƯỜNG khẳng định, chuyến thăm sẽ góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga; triển khai, cụ thể hóa nội dung Thỏa thuận cấp cao giữa Lãnh đạo cấp cao hai nước trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Putin vào tháng 6.2024.

Thoáng ở "tầng" luật, thông ở "tầng" dưới luật
Quốc hội và Cử tri

Thoáng ở "tầng" luật, thông ở "tầng" dưới luật

Rà soát dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Phiên họp sáng qua, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho rằng, có thể bỏ được khoảng 1/3 số điều. Lý do có thể bỏ được nhiều như thế không hẳn là do cơ quan chủ trì soạn thảo dự án Luật này chuẩn bị chưa kỹ.

Mở ra cơ hội phát triển mới trong quan hệ hai nước, hai Quốc hội Việt Nam - Liên bang Nga
Diễn đàn Quốc hội

Mở ra cơ hội phát triển mới trong quan hệ hai nước, hai Quốc hội Việt Nam - Liên bang Nga

Trong 3 ngày diễn ra chuyến thăm, phía Nga đã dành cho Chủ tịch Quốc hội ta và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam những nghi lễ đón tiếp ở mức cao, chu đáo, trọng thị và thân tình, thể hiện sự coi trọng, đánh giá rất cao mối quan hệ với Việt Nam. Khẳng định kết quả này trong trao đổi với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại VŨ HẢI HÀ cho biết, với nội dung trao đổi phong phú, thiết thực trên nhiều lĩnh vực, chuyến thăm được kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội cho sự phát triển mới trong quan hệ hợp tác giữa hai nước, hai Quốc hội trong thời gian tới.