Nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Trần Quang Quý làm Chủ tịch Hội Cựu giáo chức Việt Nam khoá V

Ngày 27.11, tại Hà Nội đã diễn ra Đại hội đại biểu Hội Cựu giáo chức lần thứ V (2024-2029) và kỷ niệm 20 năm thành lập Hội.

Hơn 600.000 hội viên

Hội Cựu giáo chức Việt Nam hiện có hơn 600.000 hội viên. Hội đã được tổ chức tại 63/63 tỉnh, thành phố, gần 98% số quận, huyện, 75% số xã, phường, thị trấn trong cả nước.

Hội Cựu giáo chức được thành lập từ năm 2004, với chức năng chính là tập hợp, động viên các cựu giáo chức tiếp tục tham gia, phát huy kinh nghiệm đóng góp cho sự phát triển của ngành Giáo dục. Nhìn nhận về những kết quả sau 20 năm phát triển, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhận định: Hội đã có nhiều đóng góp đa dạng, tích cực, quan trọng đối với sự phát triển của ngành Giáo dục.

Trong nhiệm kỳ IV (2019-2024), Hội Cựu giáo chức cả nước đã kiên trì, quyết tâm và có nhiều giải pháp tích cực, linh hoạt trong thực hiện các mục tiêu đề ra. Toàn Hội đã chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên. Tiếp tục đề nghị Đảng, Nhà nước quan tâm, giải quyết các chế độ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của hội viên, đem lại kết quả cụ thể, thiết thực.

Bằng nhiều hoạt động phong phú, tích cực, có hiệu quả, Hội Cựu giáo chức đã phát huy được trí tuệ của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên của ngành Giáo dục đã nghỉ hưu có nhiều đóng góp tích cực cho sự phát triển của ngành Giáo dục và đóng góp vào việc xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương; từ đó nâng cao vị thế của Hội Cựu giáo dục trong toàn xã hội.

Với khẩu hiệu hành động “Đoàn kết - trí tuệ - nêu gương - tình thương - trách nhiệm”, trong nhiệm kỳ V (2024-2029), Hội Cựu giáo chức Việt Nam sẽ tiếp tục xây dựng, phát triển Hội ngày càng vững mạnh; tiếp tục quan tâm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của hội viên, trong đó sẽ tiếp tục kiến nghị với Đảng, Nhà nước để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên.

Đặc biệt, trong nhiệm kỳ mới, Hội Cựu giáo chức Việt Nam sẽ tiếp tục phát huy tốt hơn nữa tiềm năng trí tuệ, phẩm chất tốt đẹp của cựu giáo chức để có những đóng góp tích cực, cụ thể vào hoạt động giáo dục tại địa phương; đóng góp tích cực với ngành Giáo dục tiếp tục thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo Kết luận số 91-KL/TW của Bộ Chính trị.

Tại Đại hội, Hội Cựu giáo chức Việt Nam đã bầu Ban chấp hành Trung ương Hội, lãnh đạo chủ chốt Trung ương Hội; trong đó nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Trần Quang Quý được bầu là Chủ tịch Trung ương Hội Cựu giáo chức Việt Nam nhiệm kỳ V (2024-2029).

z6053685671246-26b54b67d5a4439a12af4be4594600dd.jpg
Nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Trần Quang Quý được bầu là Chủ tịch Trung ương Hội Cựu giáo chức Việt Nam nhiệm kỳ V (2024-2029).

Phát triển lực lượng nhà giáo là giải pháp của mọi đột phá để phát triển giáo dục

Phát biểu tại Đại hội, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn trân trọng gửi lời chúc mừng tốt đẹp nhất tới những kết quả Hội Cựu giáo chức Việt Nam đã đạt được trong suốt 20 năm, đặc biệt là nhiệm kỳ 5 năm vừa qua; đồng thời chúc Hội tiếp tục tập hợp ngày càng đông đảo hội viên, hoạt động ngày càng sôi nổi, hiệu quả, đem lại nhiều niềm vui và sự gắn bó cho các thành viên và góp phần vào sự phát triển của ngành Giáo dục nói chung trong thời gian tới.

Chia sẻ với các cựu giáo chức, Bộ trưởng cho biết: Ngành Giáo dục đã xác định và nhấn mạnh quan điểm nhà giáo là lực lượng quyết định đến thành công và sự phát triển giáo dục, chất lượng giáo dục. Bởi vậy, phát triển lực lượng nhà giáo được xem là giải pháp của các giải pháp, là đột phá của mọi đột phá để phát triển giáo dục.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại Đại hội

Sự ghi nhận đóng góp, sự quan tâm tới các cựu giáo chức vừa là đạo lý, là tình cảm, vừa là quan điểm và nhận thức về đường lối xây dựng và phát triển lực lượng nhà giáo. Ngành Giáo dục đang phát triển một nền giáo dục phát triển người học một cách toàn diện, chăm lo tới giáo dục đạo đức nhân cách cho người học. Do vậy, các thầy cô đang công tác cần nêu gương và tạo chuẩn mực cho học trò. Các thầy cô đang công tác trước hết cần kính trọng thầy cô của mình, coi đó là thái độ và hành vi mang tính giáo dục.

Cho rằng, ít có ngành nào mà người trong ngành, các nhà giáo yêu nghề, tự hào về nghề và gắn bó với nghề như nghề dạy học; do đó các nhà giáo dù đã nghỉ hưu cũng rất gắn bó với ngành, với Hội, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhắc lại nhấn mạnh của Tổng Bí thư Tô Lâm trong phát biểu tại phiên thảo luận ở tổ đại biểu Quốc hội về Luật nhà giáo “có việc học tập suốt đời thì cũng có việc dạy học suốt đời” và khẳng định, các thầy cựu giáo chức là kho tàng kiến thức phong phú, sự đúc rút kinh nghiệm sư phạm cả đời, đó là vốn quý, đó là tài sản lớn của ngành.

Lãnh đạo Bộ GD-ĐT tặng hoa chúc mừng Hội Cựu giáo chức Việt Nam

“Về bản chất thì làm nghề dạy học không có đương có cựu. Vì khi các quý thầy cô đã nghỉ hưu, ngừng dạy để nghỉ ngơi, học trò vẫn gọi là thầy cô với nguyên vẹn ý nghĩa. Vì vậy, ngành sẽ tiếp tục nghiên cứu xem xét có thêm các chính sách để các thầy cô cựu giáo chức có thể tham gia nhiều hơn vào hoạt động giáo dục tùy theo tình hình sức khỏe và sự lựa chọn cá nhân của mình. Ngay trong dự thảo Luật Nhà giáo trình Quốc hội, Bộ GD-ĐT đang đề xuất tuổi nghỉ hưu cao hơn với một số nhóm đối tượng nhà giáo”, Bộ trưởng cho hay.

Bộ trưởng cũng bày tỏ mong muốn các cựu giáo chức tích cực tham gia vào việc xây dựng xã hội học tập, nòng cốt trong phong trào khuyến học, là những tấm gương cho việc học tập suốt đời. “Mong gần 1 triệu cựu giáo chức, một lực lượng rất lớn phát huy tinh thần “học không biết chán, dạy người không biết mỏi” phát huy phù hợp với sức khỏe, điều kiện và môi trường. Không phải cứ tới trường, lên lớp, trực tiếp dạy học trò mới là làm giáo dục.

Hoạt động giáo dục cần ở khắp nơi, mọi lúc, mọi đối tượng. Đây cũng là hoạt động mà số đông quý thầy cô cựu giáo chức có thể tham gia. Tôi cũng đề nghị Hội nhiệm kỳ tới coi đây là trọng tâm của hoạt động, bởi vì rất phù hợp và phát huy được các quý thầy cô”, Bộ trưởng chia sẻ.

Các đại biểu trao đổi tại Đại hội

Chia sẻ mong muốn các cựu giáo chức chủ động tham gia mạng xã hội và hệ thống thông tin hiện đại, để có thông tin và chủ động lan tỏa các thông tin tích cực lên mạng xã hội, Bộ trưởng cũng mong các quý thầy cô cũng lưu tâm tìm hiểu và hưởng ứng cho phong trào “bình dân học vụ số”, xóa “mù số” mà ngành sẽ triển khai trong thời gian tới đây.

Với Hội Cựu giáo chức Việt Nam, Bộ trưởng mong muốn sẽ tiếp tục quan tâm tới việc góp ý cho các văn bản quy phạm pháp luật mà Bộ sẽ tham mưu Chính phủ xây dựng, ban hành; quan tâm tới các hoạt động để hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngành Giáo dục Việt Nam vào năm 2025 tới.

Từ phía Bộ GDĐT, Bộ trưởng cho biết sẽ tiếp tục quan tâm, hỗ trợ Hội Cựu giáo chức Việt Nam trong phạm vi điều kiện cho phép; thường xuyên trao đổi, lắng nghe ý kiến từ phía Hội, chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp chặt chẽ trong công tác, tranh thủ trí tuệ, tâm huyết, kinh nghiệm toàn bộ Hội Cựu giáo chức trong cả nước.

Giáo dục

Phát hành sách về phòng, chống ma túy trong trường học
Giáo dục

Phát hành sách về phòng, chống ma túy trong trường học

Thực hiện Chương trình phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật phòng, chống ma túy trong các cơ sở giáo dục giai đoạn 2024-2030, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C04), Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Vụ Giáo dục chính trị và Công tác học sinh, sinh viên (Bộ Giáo dục và Đào tạo) vừa phát hành cuốn tài liệu tuyên truyền “Phòng, chống ma túy trong các cơ sở giáo dục, trường học”.

Phát huy vai trò của thanh niên trong bảo vệ an ninh tư tưởng của Đảng
Giáo dục

Phát huy vai trò của thanh niên trong bảo vệ an ninh tư tưởng của Đảng

Internet và các phương tiện thông tin - truyền thông phát triển mạnh mẽ tạo cơ hội cho thế lực thù địch, phản động xâm nhập vào Việt Nam. Thế hệ thanh niên, sinh viên cần là lực lượng xung kích, kịp thời ngăn chặn, phản bác các quan điểm sai trái của thế lực cực đoan, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

Xã hội hóa sách giáo khoa: Có môn học tới 10 cuốn sách giáo khoa
Giáo dục

Xã hội hóa sách giáo khoa: Có môn học tới 10 cuốn sách giáo khoa

Triển khai công tác xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa, tính đến nay có 7 nhà xuất bản và 12 công ty cổ phần tham gia biên soạn và liên kết biên soạn sách giáo khoa. Theo đó, môn học có ít nhất là 1 sách giáo khoa, môn học có nhiều nhất là 10 sách giáo khoa, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của người học.

Trường đại học chỉ “căng mình” với KPI thì không thể có khoa học cơ bản
Giáo dục

Trường đại học chỉ “căng mình” với KPI thì không thể có khoa học cơ bản

GS.TS Phạm Hồng Tung, nguyên Trưởng ban Khoa học Công nghệ Đại học Quốc gia Hà Nội, nguyên Viện trưởng Viện Việt Nam học & Khoa học phát triển cho rằng, nếu các trường đại học đào tạo khoa học cơ bản chỉ “căng mình” với KPI, ISI/ Scopus rồi những định mức chi tiêu tính trên đầu sinh viên, giảng viên thì không thể có khoa học cơ bản Việt Nam.

Hai trường đại học Việt Nam thiết lập quan hệ hợp tác với Trường Đại học Giao thông Thượng Hải
Giáo dục

Hai trường đại học Việt Nam thiết lập quan hệ hợp tác với Trường Đại học Giao thông Thượng Hải

Trong khuôn khổ chuyến công tác tại Trung Quốc, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn đã tới thăm và làm việc với Trường Đại học Giao thông Thượng Hải. Bộ trưởng mong muốn 2 trường đại học của Việt Nam sẽ thiết lập được quan hệ hợp tác với Trường Đại học Giao thông Thượng Hải trong việc đào tạo và nghiên cứu khoa học, đặc biệt là đào tạo về đường sắt cao tốc và đường sắt đô thị.

Tổ hợp tự nhiên bị "lép vế" với tổ hợp xã hội: Do công tác hướng nghiệp còn nhiều hạn chế
Giáo dục

Tổ hợp tự nhiên bị "lép vế" với tổ hợp xã hội: Do công tác hướng nghiệp còn nhiều hạn chế

Để giảm thiểu chênh lệch tỷ lệ chọn môn Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội tại kỳ thi tốt nghiệp THPT, các chuyên gia giáo dục cho biết, quan trọng nhất vẫn là làm tốt công tác hướng nghiệp, định hướng ở các cấp học, giúp học sinh thoát khỏi tâm lý "Học ứng thí - Học để thi".

Sẽ thí điểm giáo dục tài chính cho học sinh
Giáo dục

Sẽ thí điểm giáo dục tài chính cho học sinh

Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao hiểu biết tài chính, trong khuôn khổ hợp tác giữa UNICEF và Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam giai đoạn 2024-2025, một hợp phần về "Thích ứng bộ tài liệu giáo dục tài chính cho học sinh Việt Nam" đã được xây dựng. Bộ tài liệu này sẽ được triển khai thí điểm tại một số tỉnh đại diện cho 6 vùng kinh tế - xã hội của Việt Nam.

Bảo đảm ngân sách cho công tác dinh dưỡng học đường
Chính trị

Bảo đảm ngân sách cho công tác dinh dưỡng học đường

Từ thực tiễn địa phương, tỉnh Lào Cai kiến nghị Chính phủ quan tâm, tiếp tục bố trí ngân sách cho hoạt động dinh dưỡng học đường trong các chương trình mục tiêu quốc gia; sửa đổi các quy định liên quan như Nghị định số 105/2020/NĐ-CP, Nghị định số 116/2016/NĐ-CP, tăng mức hỗ trợ tiền ăn cho học sinh bán trú…