NHỮNG ÁNH SAO KHUÊ:

Nguyễn Thị Thập - người phụ nữ Việt Nam tiêu biểu của thế kỷ XX

NGUYỄN TÚC - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Nguyễn Thị Thập tên thật là Nguyễn Thị Ngọc Tốt, sinh năm 1908 tại xã Long Hưng, huyện Châu Thành, Tiền Giang. Trong cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên, ngày 6.1.1946, đồng chí trúng cử đại biểu Quốc hội tại Mỹ Tho, là nữ đại biểu Quốc hội đầu tiên của tỉnh Tiền Giang và cũng là một trong 10 nữ đại biểu đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đồng chí là một trong 10 phụ nữ trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta được đặt tên cho các đường phố.

Nhiều cống hiến xuất sắc với phong trào cách mạng

Đồng chí Nguyễn Thị Thập sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo có truyền thống yêu nước. Tròn 20 tuổi, được những người cộng sản tiền bối giác ngộ, chị Mười[1] tham gia tổ chức nông hội.

Năm 21 tuổi, chị được tuyên truyền chủ nghĩa Mác và được tổ chức giao nhiệm vụ hoạt động cách mạng ở địa phương. Năm 1931, chị thoát ly, bước vào con đường hoạt động của một nhà cách mạng chuyên nghiệp và được tổ chức phân công lên Sài Gòn - Gia Định nhận nhiệm vụ một liên lạc viên. Cũng năm đó, chị được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương và từ đó mang biệt danh Mười Thập.

Tháng 4.1935, đồng chí Mười Thập được bầu vào Ủy viên dự khuyết Xứ ủy Nam Kỳ. Một tháng sau ngày đáng nhớ đó, đồng chí bị thực dân Pháp bắt giam tại khám lớn Sài Gòn. Dù bị kẻ thù tra tấn hết sức dã man, song vẫn không khai thác được gì ở người cộng sản kiên trung đó. Năm 1936, do sự đấu tranh quyết liệt của nhân dân Đông Dương, tập hợp trong Mặt trận Dân chủ Đông Dương, phối hợp chặt chẽ với Mặt trận bình dân Pháp, thực dân Pháp buộc phải trả tự do cho nhiều tù chính trị, trong đó có nhiều đảng viên cốt cán, trung kiên của Đảng Cộng sản Đông Dương, mà đồng chí Mười Thập là một trong số đó.

Ra tù, đồng chí tiếp tục hoạt động tại Sài Gòn. Năm 1940, theo sự điều động của tổ chức, chị trở lại Long Hưng tham gia chỉ huy cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ ở Mỹ Tho. Cuộc khởi nghĩa thất bại. Địch ra tay đàn áp nhân dân, bắt giam hàng nghìn người yêu nước. Đồng chí Lê Văn Giác - Tỉnh ủy viên Mỹ Tho, người bạn đời của chị Mười Thập bị địch sát hại, để lại cho chị một đàn con nhỏ (con trai đầu 11 tuổi, con gái thứ hai 2 tuổi, cậu út mới được 8 ngày).

Theo yêu cầu của cách mạng, nén đau thương chồng con, gửi sắp nhỏ ở lại để ông bà và những người thân nuôi dưỡng, chị trở lại Long Hưng - cái nôi của khởi nghĩa để gây dựng lại cơ sở, lại phong trào.

Cuối năm 1944, chị cùng nhiều đồng chí trong tỉnh Mỹ Tho và các tỉnh lân cận xúc tiến thành lập Tỉnh ủy giải phóng Mỹ Tho và Xứ ủy giải phóng[2].

Đầu tháng 8.1945, chị được cử đi dự Quốc dân Đại hội Tân Trào do Tổng bộ Việt Minh triệu tập để thông qua chủ trương Tổng khởi nghĩa do Đảng Cộng sản kiến nghị, thông qua Lệnh Khởi nghĩa và 10 chính sách lớn của Việt Minh quyết định Quốc kỳ, Quốc ca, cử Ủy ban Giải phóng dân tộc, tức Chính phủ lâm thời do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.

Do đường xa, phương tiện đi lại khó khăn nên khi xe chị tới Tân Trào thì Đại hội đã kết thúc. Cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám đã giành được thắng lợi ở Hà Nội và các tỉnh phía Bắc.

Trở lại Hà Nội, chị được Trung ương tiếp và Tổng Bí thư Trường Chinh thông báo nội dung Đại hội, nhiệm vụ sắp tới phải làm và giao cho chị trọng trách giúp đồng chí Hoàng Quốc Việt - Ủy viên Thường vụ Trung ương Đảng, Bí thư Tổng bộ Việt Minh - đặc phái viên của Trung ương và của Tổng bộ Việt Minh tiến hành việc thống nhất các tổ chức Đảng ở Nam Bộ.

Kể lại chuyến “tháp tùng” đặc phái viên Trung ương vô Nam để củng cố tổ chức Đảng và xây dựng bộ máy chính quyền non trẻ, chị say sưa nhắc lại điệp khúc “đây là chuyến đi thần tốc”, “một chuyến đi có một không hai”, “chuyến đi cho mình thấy được sức mạnh sự trỗi dậy của một dân tộc bị áp bức vào những ngày đầu tiên hồ hởi vươn lên làm chủ dân tộc và đất nước mình”.

Nhiệm vụ quan trọng nhất của đồng chí Mười Thập được Tổng Bí thư Trường Chinh giao lúc này là giúp đồng chí Hoàng Quốc Việt - Ủy viên Thường vụ Trung ương Đảng, đặc phái viên của Trung ương vào hỗ trợ Đảng bộ Nam bộ thống nhất Xứ ủy Tiền phong và Xứ ủy Giải phóng.

Sau khi giành được chính quyền cách mạng, với sự bố trí của đồng chí Mười Thập, các phái viên của Trung ương đã có nhiều cuộc họp với đại biểu hai Xứ ủy Tiền phong và Giải phóng nhằm thống nhất tổ chức hai Xứ ủy, khắc phục sự tách rời, phân tán lực lượng lãnh đạo của Đảng thời gian qua.

Ngày 15.10.1945, tại Cầu Vỹ (Mỹ Tho) diễn ra cuộc họp quan trọng gồm Xứ ủy Tiền phong và Xứ ủy Giải phóng, đại diện một số Tỉnh ủy, một số cán bộ tù Côn Đảo trở về do đồng chí Hoàng Quốc Việt chủ trì đã quyết định: Thống nhất hai Đảng bộ Tiền phong và Giải phóng làm một, tuyên bố dứt điểm không cho phép một đảng viên nào hoạt động riêng rẽ. Hội nghị đã bầu ra một Xứ ủy Nam Kỳ (mới) gồm 11 đồng chí: Tôn Đức Thắng, Phạm Hùng, Lê Duẩn, Trần Ngọc Danh, Lê Văn Sĩ, Nguyễn Thị Thập, Nguyễn Văn Nguyễn, Nguyễn Văn Kỉnh, Ung Văn Khiêm, Hà Huy Giáp. Đồng chí Tôn Đức Thắng - một công nhân lão thành đã 17 năm ở tù Côn Đảo được bầu làm Bí thư Xứ ủy với số phiếu tuyệt đối.

Một trong 10 nữ đại biểu Quốc hội đầu tiên

Trong cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên ngày 6.1.1946, đồng chí Nguyễn Thị Thập trúng cử đại biểu Quốc hội tại Mỹ Tho, là nữ đại biểu Quốc hội đầu tiên của tỉnh Tiền Giang và cũng là một trong 10 nữ đại biểu đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Trải qua 3 tháng “băng rừng, vượt núi” vô cùng khó khăn và nguy hiểm, đồng chí ra kịp dự phiên họp đầu tiên của Quốc hội để thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Tháng 11.1946, theo yêu cầu của Thường vụ Trung ương, đồng chí lại “băng rừng, vượt núi” trở lại Nam Bộ với nhiệm vụ “củng cố và phát triển Xứ ủy”.

Từ năm 1947 đến 1953 song song với công tác Đảng, đồng chí Mười Thập được tín nhiệm bầu làm Hội trưởng Hội Phụ nữ cứu quốc - một tổ chức quy tụ và phát huy sức mạnh của hàng triệu phụ nữ Nam Bộ, một thành viên nòng cốt của Mặt trận Việt Minh trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Năm 1953, đồng chí lại được Trung ương điều ra Việt Bắc nhận công tác mới.

Năm 1954, Hiệp định Geneva được ký kết, Trung ương lại phân công đồng chí Mười Thập về gấp Nam Bộ để phổ biến chủ trương của Đảng về việc thi hành Hiệp định Geneva. Lúc này, một nỗi đau xé lòng đến với chị, là cậu con trai lớn - Xã đội trưởng liên xã Long Hưng đã anh dũng hy sinh trong một trận chống càn vào tháng 5.1954, đúng một tháng trước ngày chị có mặt tại quê hương.

Năm 1955, đồng chí Mười Thập ra Bắc tập kết theo đường công khai mang theo 2 con nhỏ. Người con trai được Nhà nước cho đi học tại Cộng hòa Dân chủ Đức. Sau khi tốt nghiệp đại học ngành điện ảnh về nước, anh đã xin vào Nam chiến đấu để trả thù cho cha và anh cả. Người con trai đó cũng anh dũng hy sinh.

Tập kết ra Bắc, đồng chí Mười Thập được Đảng, Bác Hồ phân công chuyên trách công tác dân vận. Được chị em tín nhiệm bầu làm Hội trưởng, rồi Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam kiêm Bí thư Đảng đoàn liên tục 18 năm.

Với trách nhiệm người đứng đầu Hội liên tục nhiều khóa, đồng thời lại là Phó Chủ tịch Quốc hội, đồng chí đã góp phần đưa tiếng nói của phụ nữ vào việc sửa đổi Hiến pháp năm 1960, kiến nghị với Nhà nước xây dựng Luật Hôn nhân gia đình, thực hiện nguyên tắc “một vợ, một chồng”. Đồng thời, tham mưu cho Đảng, Nhà nước ban hành hàng loạt chỉ thị, nghị quyết, các văn bản pháp lý nhằm phát huy vai trò của phụ nữ và thực hiện nam nữ bình đẳng, góp phần vào sự nghiệp giải phóng phụ nữ.

Do tuổi cao sức yếu, đồng chí Mười Thập mất ngày 19.3.1996. Theo di nguyện, đồng chí mong muốn được an táng tại Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh Tiền Giang bên cạnh người chồng thương yêu.

“Gần 70 năm tham gia cách mạng, 60 năm chiến đấu liên tục trong đội ngũ của Đảng, được Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao nhiều trọng trách, bà là một cán bộ có nhiều cống hiến xuất sắc đối với phong trào cách mạng, phong trào phụ nữ Việt Nam và phong trào phụ nữ thế giới. Đó là một cán bộ gương mẫu với nhiều phẩm chất cao quý: Trung thực, thẳng thắn, sống giản dị, tiết kiệm, thương yêu, gần gũi đồng chí, đồng bào”[3].

Box:

Đồng chí Nguyễn Thị Thập từng giữ các chức vụ: Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1946 đến năm 1981 và trở thành Ủy viên Trung ương nhiều năm nhất (35 năm) của Đảng. Là đại biểu Quốc hội Khóa I và Phó Chủ tịch Quốc hội từ năm 1960 đến 1981. Với 21 năm liên tục ở cương vị Phó Chủ tịch Quốc hội, đồng chí cũng là người phụ nữ duy nhất có thâm niên cao nhất ở vị trí quan trọng đó.

Đồng chí Nguyễn Thị Thập cũng là Hội trưởng, rồi Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam từ năm 1955 đến 1974. Với 18 năm liên tục là người đứng đầu tổ chức phụ nữ Việt Nam, đồng chí được công nhận là người giữ kỷ lục về thâm niên thủ lĩnh của phụ nữ Việt Nam.

Đồng chí cũng là người phụ nữ duy nhất có 33 năm liên tục là Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (từ năm 1955 đến 1988). Là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên được tặng Huân chương Sao Vàng - phần thưởng cao quý nhất của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

______________

[1] Bí danh của đồng chí Nguyễn Thị Thập

[2] Vào thời điểm đó, Mỹ Tho có 2 Tỉnh ủy: Tỉnh ủy Tiền Phong và Tỉnh ủy Giải phóng. Nam Kỳ cũng có 2 Xứ ủy: Tiền Phong và Giải phóng

[3] Trích điếu văn của Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh đọc tại Lễ tang đồng chí Mười Thập

Diễn đàn Quốc hội

QH thảo luận tại Tổ
Diễn đàn Quốc hội

Cân nhắc kỹ lưỡng, đánh giá tác động toàn diện về mức thuế suất và đối tượng chịu thuế

Thảo luận tại Tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), các ĐBQH cho rằng, việc điều chỉnh mức thuế suất đối với hàng hóa, dịch vụ có tác động lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và người dân. Do đó, cần cân nhắc kỹ lưỡng, đánh giá tác động toàn diện để đưa ra quy định phù hợp về bổ sung đối tượng nộp thuế, điều chỉnh mức thuế suất…, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người nộp thuế.

Động lực để Huế phát triển nhanh và mạnh mẽ hơn nữa
Diễn đàn Quốc hội

Động lực để Huế phát triển nhanh và mạnh mẽ hơn nữa

Nhất trí việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương là phù hợp với lịch sử hình thành và phát triển của đô thị Huế, các đại biểu Quốc hội đề xuất nhiều giải pháp nhằm thực hiện thành công Đề án. Trong đó, cần làm rõ các giải pháp đồng bộ về cơ chế, chính sách để phát huy cao nhất tiềm năng, nguồn lực của thành phố Huế và của Trung ương cho đầu tư phát triển.

Quốc hội thảo luận về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam
Diễn đàn Quốc hội

Sẽ tạo bước đột phá trong phát triển hạ tầng giao thông

Thảo luận tại Hội trường về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, các đại biểu Quốc hội nhất trí với sự cần thiết đầu tư dự án để thể chế hóa chủ trương của Đảng, tạo bước đột phá trong phát triển, hiện đại hóa kết cấu hạ tầng giao thông. Đồng thời, tin tưởng, với sự huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị, dự án sẽ sớm được hiện thực hoá thành công, phát huy hiệu quả, đóng góp tích cực cho sự phát triển của đất nước cả trước mắt và tương lai lâu dài.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp
Quốc hội và Cử tri

Nhanh chóng giải quyết khó khăn về đời sống nhà giáo

Cho ý kiến về dự thảo Luật Nhà giáo, nhiều đại biểu cho rằng, việc quy định tiền lương nhà giáo ở cơ sở giáo dục công lập được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp sẽ giải quyết được những khó khăn về đời sống của nhà giáo. Đồng thời, khuyến khích thu hút nguồn nhân lực và những người giỏi tham gia vào ngành sư phạm nhiều hơn, giúp ngành giáo dục ngày càng bảo đảm về số lượng và tốt về chất lượng.

ĐBQH Đào Chí Nghĩa (Cần Thơ)
Diễn đàn Quốc hội

Thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới

Từ thực tiễn nắm bắt các ý kiến, kiến nghị của cử tri và hoạt động giám sát tại địa phương, cơ sở, tham gia thảo luận tại Hội trường về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị, bên cạnh việc ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống, thì Chính phủ cần thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới, có chính sách cụ thể phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, kinh tế số, kinh tế chia sẻ, chuyển đổi xanh… Đây là những động lực quan trọng để đưa đất nước vững vàng tiến bước trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan trả lời chất vấn
Diễn đàn Quốc hội

Có giải pháp chấn chỉnh kịp thời các vi phạm

Trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội (ĐBQH) về quản lý thực phẩm chức năng tại Kỳ họp thứ Tám, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, vướng mắc nhất hiện nay là những vấn đề liên quan đến quảng cáo trên mạng internet và mạng xã hội. Trong đó, có những trang mạng đặt tại nước ngoài nên rất khó xử lý.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên thảo luận
Diễn đàn Quốc hội

Bảo đảm điều kiện tiếp cận, sử dụng đất và nguồn lực khác công bằng, hiệu quả

Với những hạn chế, khó khăn, vướng mắc đã được nhận diện, Đoàn giám sát của Quốc hội về "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023" đề nghị, Chính phủ tiếp tục rà soát, hoàn thiện các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành bảo đảm thực sự khắc phục tồn tại, hạn chế đã chỉ ra, bao gồm cả các văn bản mới ban hành, bảo đảm điều kiện tiếp cận, sử dụng đất và các nguồn lực khác công bằng, công khai, hiệu quả.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải
Diễn đàn Quốc hội

Giao Chính phủ hướng dẫn mức hỗ trợ kinh phí của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản

Theo dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản, căn cứ vào tình hình thực tiễn, HĐND cấp tỉnh quyết định mức hỗ trợ kinh phí của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản để đầu tư nâng cấp, duy tu, xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình bảo vệ môi trường trên địa bàn. Tại Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, một số ý kiến cho rằng, quy định này còn tùy nghi, mỗi địa phương quyết định mức hỗ trợ khác nhau. Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị giao Chính phủ hướng dẫn, để có nguyên tắc xác định trình tự, thủ tục, hồ sơ, ngân sách, điều tiết ngân sách hoặc hạch toán sử dụng nguồn thu thống nhất.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp
Quốc hội và Cử tri

Bảo đảm linh hoạt trong quản lý, điều hành và đáp ứng được yêu cầu thực tiễn

Cho ý kiến về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế tại Phiên họp thứ 39, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh, dự thảo Luật có phạm vi tác động rộng, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích của người dân, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Quỹ Bảo hiểm y tế và ngân sách nhà nước, do đó, cần rà soát kỹ lưỡng, nhất là về thủ tục hành chính để bảo đảm linh hoạt trong quản lý, điều hành và đáp ứng được yêu cầu thực tiễn.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi)
Diễn đàn Quốc hội

Cần lấy ý kiến đại biểu Quốc hội về việc có áp thuế VAT với phân bón hay không

Trên cơ sở tiếp thu các ý kiến đóng góp tại phiên thảo luận ở hội trường và quá trình làm việc giữa cơ quan thẩm tra với cơ quan chủ trì soạn thảo cho thấy, trong dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) còn một số nội dung có ý kiến khác nhau. Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, các cơ quan phối hợp xây dựng phương án cụ thể, đưa ra lấy ý kiến đại biểu Quốc hội, bảo đảm khách quan, nêu rõ căn cứ, các ưu điểm và nhược điểm của từng phương án.

Có các giải pháp đột phá biến cam kết thành hiện thực
Quốc hội và Cử tri

Có các giải pháp đột phá biến cam kết thành hiện thực

Nhìn lại phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, ĐBQH THÁI THỊ AN CHUNG (Nghệ An) cho rằng, phiên họp diễn ra sôi nổi, ngày càng đổi mới và đi vào thực chất. Đại biểu kỳ vọng, các "tư lệnh" ngành sẽ thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, có các giải pháp đột phá, căn cơ hơn để biến những cam kết, lời hứa trên nghị trường thành hiện thực.

toàn cảnh phiên họp
Diễn đàn Quốc hội

Có cơ chế đặc thù trong phân bổ ngân sách cho địa phương khó khăn, có tính chất phức tạp về ma túy

Để bảo đảm hiệu quả nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030, tại phiên thảo luận chiều 13.11, đại biểu Quốc hội đề nghị, Chính phủ cân nhắc cơ chế đặc thù trong phân bổ ngân sách cho các địa phương khó khăn, có tính chất phức tạp về ma túy và xem xét khả năng huy động thêm các nguồn lực hợp pháp khác để tham gia thực hiện chương trình.

ĐBQH Nguyễn Phương Tuấn (Kiên Giang)
Quốc hội và Cử tri

Đánh giá kỹ hiệu quả tài chính, chuẩn bị phương án, nguồn lực thực hiện

Thảo luận tại tổ về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, đa số các đại biểu Quốc hội nhất trí đầu tư Dự án, song cũng đề nghị Chính phủ cần rà soát kỹ lưỡng để đánh giá đúng thực tế hiệu quả tài chính, chuẩn bị các phương án, nguồn lực để bảo đảm thực hiện dự án hiệu quả, đúng tiến độ.

Phiên chất vấn đã thành công tốt đẹp với nhiều cam kết mạnh mẽ trong công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành
Quốc hội và Cử tri

Phiên chất vấn đã thành công tốt đẹp với nhiều cam kết mạnh mẽ trong công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành

Đánh giá về phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ Tám, các đại biểu Quốc hội cho rằng, phiên chất vấn đã thành công tốt đẹp, Chủ tịch Quốc hội điều hành chất vấn chắc chắn, linh hoạt và hiệu quả; đại biểu chất vấn sắc sảo, truyền tải nhiều nội dung đang được cử tri và Nhân dân quan tâm; các bộ trưởng, trưởng ngành đưa ra nhiều cam kết mạnh mẽ trong công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành trong lĩnh vực được giao phụ trách.