Lào Cai:

Nguyên nhân tình trạng ô nhiễm kéo dài tại bãi rác thôn Làng My, xã Xuân Quang, huyện Bảo Thắng

Liên quan đến tình trạng ô nhiễm môi trường tại bãi rác thôn Làng My, xã Xuân Quang, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh đã phản hồi tới báo Đại biểu Nhân dân một số thông tin ban đầu.

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường, Công trình Cải tạo nâng cấp khu xử lý rác thải sinh hoạt hợp vệ sinh huyện Bảo Thắng do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai làm chủ đầu tư; Đơn vị Tư vấn quản lý dự án là Trung tâm Tư vấn giám sát và Quản lý dự án Xây dựng tỉnh Lào Cai; Nhà thầu thi công là Công ty Cổ phần Xây dựng và chuyển giao Công nghệ Môi trường.

Giá gói thầu thi công xây lắp giai đoạn 1 là 19,5 tỷ đồng; Dự án có vốn Trung ương hỗ trợ 50% từ nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường và vốn ngân sách tỉnh.

z5952329813375-21534d1bc0621393e9e690cbf7d8b10b.jpg
Nước thải đen kịt theo nước mưa chảy từ bãi rác thôn Làng My xuống khu dân cư.
(Ảnh: người dân cung cấp).

Bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt tập trung của huyện Bảo Thắng tại thôn Làng My, xã Xuân Quang (trước đây là thôn Xuân Đậu, xã Xuân Quang) được đưa vào sử dụng từ năm 2002. Thời gian đầu khi đưa vào hoạt động, do chưa được đầu tư đồng bộ hạ tầng quản lý, xử lý các vấn đề môi trường liên quan (xử lý nước rỉ rác, hạ tầng quản lý chất thải...) đã dẫn tới vào một số thời điểm, đặc biệt vào mùa mưa nước mặt chảy qua khu vực bãi rác và mạch nước ngầm chảy vào hệ thống thoát nước khu vực; một số thời điểm thời tiết bất lợi (nắng nóng...) việc xử lý còn để tác động về mùi gây tác động tới một số khu vực dân cư lân cận thôn Làng My, xã Xuân Quang, huyện Bảo Thắng.

Để giải quyết các vấn đề môi trường phát sinh từ bãi rác, ngày 11.12,2015, UBND tỉnh phê duyệt dự án đầu tư cải tạo, nâng cấp khu xử lý rác thải sinh hoạt hợp vệ sinh huyện Bảo Thắng tại Quyết định số 4535/QĐ-UBND.

"Đến nay, công trình đã hoàn thành hạng mục nâng cấp, cải tạo bãi rác và đưa vào sử dụng (Hố chôn lấp lót PPE; đường vào; hệ thống thu gom xử lý nước rỉ rác...) góp phần xử lý các vấn đề tồn tại quá trình vận hành bãi rác thời gian qua" Sở Tài nguyên và Môi trường khẳng định.

z5961992496337-b8660724384e0142df7fdfa3c6bf3c04.jpg
Hàng trăm tấn rác thải bốc mùi hôi thối. Ảnh: Đỗ Anh

Lý giải nội dung người dân cho rằng cơ quan chức năng đã cho lắp đặt hệ thống bơm để đồng bộ với công suất của ao chứa nước thải, nhưng từ đó đến nay hệ thống không hoạt động và tình trạng ô nhiễm môi trường không được cải thiện.

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai cho biết một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này do: "Quá trình vận hành Bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt tập trung của huyện Bảo Thắng, đơn vị vận hành phát hiện bãi rác nằm trong khu vực có mạch nước ngầm lớn, hồ điều hoà của bãi rác không chỉ tiếp nhận nước từ bãi rác còn tiếp nhận lượng lớn nước ngầm dẫn đến quá tải hệ thống xử lý nước rỉ rác, do đó gặp khó khăn trong quá trình vận hành".

Việc dự án bãi rác đến khi đi vào vận hành mới phát hiện nằm trong "khu vực có mạch nước ngầm lớn" khiến nhiều người dân, cử tri băn khoăn về chất lượng của công tác Khảo sát thiết kế; Đánh giá tác động môi trường và trong quá trình thi công dự án đã không kịp thời phát hiện việc này để có những biện pháp hiệu quả hơn. "Không hiểu tại sao bãi rác lại được quy hoạch ở trên cao và tại đầu nguồn nước nên tình trạng ô nhiễm môi trường ảnh hưởng tới nhiều hộ dân dọc theo bờ suối, đặc biệt nặng nề là 15 hộ dân sống quanh bãi rác" ông Đặng Văn Long, trưởng thôn Làng My chia sẻ thắc mắc với Báo Đại biểu Nhân dân.

lc02-5547.jpg
Trụ sở làm việc của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai

Để giải quyết vấn đề này, UBND huyện Bảo Thắng đã tiến hành cải tạo, bố trí bơm tăng khả năng quản lý, xử lý nguồn nước phát sinh từ bãi rác. Sau khi được bổ sung, điều chỉnh một số hạng mục quản lý chất thải, bãi rác cơ bản xử lý được vấn đề tồn tại trong xử lý nước rỉ rác.

Tuy nhiên, qua phản ánh của người dân và ghi nhận của báo Đại biểu Nhân dân, trái ngược với khẳng định này của Sở Tài nguyên và Môi trường, dù đã thực hiện nâng cấp, công trình vẫn chưa đạt hiệu quả mà người dân kỳ vọng, dẫn đến sự hoài nghi về tính khả thi của những giải pháp đã đề ra.

z6119296883944-ce7035a8c21705a8a419e4f1bca2d0fb-9753.jpg
Trụ sở làm việc của Trung tâm kiểm soát bệnh tật Lào Cai.

Tình trạng ô nhiễm môi trường không chỉ ảnh hưởng đến cảnh quan mà còn đặt ra nhiều mối nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe cộng đồng. Trao đổi với báo Đại biểu Nhân dân, Trung tâm kiểm soát bệnh tật Lào Cai (CDC Lào Cai) cho biết: Tình trạng ô nhiễm môi trường (nước và không khí) lâu dài có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, khi sử dụng nguồn nước ăn uống sinh hoạt bị ô nhiễm có thể dẫn đến mắc một số bệnh: các bệnh về đường tiêu hoá do nhiễm khuẩn như tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn...

"Đối với Dự án xây dựng bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt do Sở Tài Nguyên và Môi trường chủ đầu tư, hiện tại, chưa có số liệu đánh giá đầy đủ về vấn đề ô nhiễm môi trường và sự ảnh hưởng của các bãi chôn lấp từ bãi chôn lấp chất thải tại xã Xuân Quang, huyện Bảo Thắng", CDC Lào Cai thông tin.

Trong bối cảnh này, hàng năm, CDC đã tham mưu và ban hành văn bản đề nghị các đơn vị y tế cơ sở phối hợp ban ngành đoàn thể tại địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân và chất lượng nước cấp cho ăn, uống sinh hoạt từ các nhà máy nước, công trình cấp nước tập trung theo phân cấp quản lý quy định theo quy định tại Thông tư 41/2018/TT-BYT ngày 14.12.2018 của Bộ Y tế.

Vừa qua, tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn Kỳ họp thứ 24, HĐND tỉnh Lào Cai khoá XVI, Tổ đại biểu HĐND tỉnh tại huyện Bảo Thắng cho biết: "Cử tri rất quan tâm về vấn đề lãng phí sau đầu tư bởi công trình xử lý rác thải sinh hoạt tại huyện Bảo Thắng chỉ vận hành, hoạt động duy nhất 1 lần khi bàn giao, còn từ đó đến nay không vận hành và đưa vào sử dụng được. Huyện Bảo Thắng đã có tờ trình đề xuất đầu tư lò đốt rác giai đoạn 2, mong Sở Tài Nguyên và Môi trường quan tâm, sớm trình UBND tỉnh để triển khai thực hiện".

Môi trường

Net Zero - nền tảng quan trọng thúc đẩy các giải pháp đột phá
Môi trường

Net Zero - nền tảng quan trọng thúc đẩy các giải pháp đột phá

Tại Hội thảo khoa học “Triển khai chương trình khoa học và công nghệ (KH - CN) phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 tại Việt Nam cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long” do Bộ Khoa học và Công nghệ, Đại học Cần Thơ và UBND thành phố Cần Thơ phối hợp tổ chức mới đây, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt nhấn mạnh: Net Zero là nền tảng quan trọng thúc đẩy các giải pháp đột phá như công nghệ thu giữ và lưu trữ các bon, giảm phát thải khí nhà kính, chuyển đổi xanh và phát triển kinh tế tuần hoàn.

Đi xe điện, đón mùa xuân - Chuyện của Yadea và người Việt
Môi trường

Đi xe điện, đón mùa xuân - Chuyện của Yadea và người Việt

Trong những năm gần đây, người Việt Nam đã bắt đầu thay đổi thói quen đi lại, đặc biệt là xu hướng sử dụng xe điện. Điều này không chỉ phản ánh sự phát triển của công nghệ mà còn là sự nhạy bén trước những vấn đề môi trường ngày càng nghiêm trọng. Khi Tết Nguyên Đán đến gần, hình ảnh những chiếc xe điện lăn bánh trên đường phố ngày càng trở nên phổ biến. Sự chuyển mình này không chỉ là một xu hướng nhất thời mà còn phản ánh một thay đổi lớn trong thói quen đi lại của người Việt Nam.

Lặng thầm nghề quan trắc thủy văn
Môi trường

Lặng thầm nghề quan trắc thủy văn

Nghề quan trắc thủy văn đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý và bảo vệ nguồn nước, đồng thời cung cấp thông tin quý giá cho các quyết định phát triển bền vững. Nhưng ít ai biết, ngoài sự tỉ mỉ, chính xác, tâm huyết những người làm trong lĩnh vực này còn phải đối mặt với bão lũ, mưa giông… và am hiểu sâu sắc về các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến nguồn nước. Họ được ví như người theo dõi nhịp cảm xúc, nhịp sống của các con sông.

Tái sinh rừng ngập mặn gắn với ứng phó biến đổi khí hậu
Môi trường

Tái sinh rừng ngập mặn gắn với ứng phó biến đổi khí hậu

Trước diễn biến ngày càng tiêu cực của biến đổi khí hậu, nghiêm trọng nhất là tình trạng sạt lở bờ biển, ven sông làm mất rừng, mất đất sản xuất của người dân, việc đẩy mạnh trồng rừng ngập mặn tại các địa phương ven biển sẽ góp phần giảm thiểu xói mòn, sạt lở, biến đổi khí hậu, tạo sinh kế bền vững cho người dân dưới tán rừng.

Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng cách để bảo vệ sức khỏe cây trồng và con người
Môi trường

Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng cách để bảo vệ sức khỏe cây trồng và con người

Ngày 24.12, Báo Nông thôn ngày nay phối hợp với Cục Bảo vệ thực vật, Hiệp hội CropLife Việt Nam tổ chức Tọa đàm thứ 2 nằm trong chuỗi Tọa đàm: “Hiểu đúng về thuốc bảo vệ thực vật” với chủ đề: Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật “4 đúng” vì sức khỏe cây trồng và con người.

Tọa đàm: Luật Bảo vệ môi trường - Hành lang pháp lý cho phát triển xanh và kinh tế tuần hoàn
Môi trường

Tọa đàm: Luật Bảo vệ môi trường - Hành lang pháp lý cho phát triển xanh và kinh tế tuần hoàn

Nhằm trao đổi, thảo luận về vai trò, hiệu quả thực tiễn cũng như các giải pháp triển khai Luật Bảo vệ môi trường trong thực tiễn, hiệu lực, hiệu quả và hiệu năng, Báo Đại biểu Nhân dân phối hợp với Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Tọa đàm với chủ đề: "Luật Bảo vệ môi trường - Hành lang pháp lý cho phát triển xanh và kinh tế tuần hoàn".

Trưởng ban Khoa học Hội Kinh tế môi trường Việt Nam. GS.TS Hoàng Xuân Cơ. Ảnh: Duy Thông
Xã hội

Nói ít làm nhiều, triển khai thực chất và hiệu quả

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường ngày càng nghiêm trọng, Luật Bảo vệ môi trường đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng hành lang pháp lý thúc đẩy phát triển xanh và kinh tế tuần hoàn. Đây cũng là nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng.

Đường làng ngõ xóm trang trang sạch đẹp tại xã Yên Lợi, huyện Ý Yên. Ảnh: PV
Xã hội

Nâng cao công tác bảo vệ môi trường trong xây dựng nông thôn mới

Thời gian qua, công tác bảo vệ môi trường, nâng cao các tiêu chí về môi trường trong xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh Nam Định không chỉ mang lại điều kiện sống tốt hơn cho người dân mà còn khai thác được các giá trị kinh tế từ cảnh quan nông nghiệp - nông thôn, từng bước phát triển thành ngành kinh tế du lịch sinh thái, đem lại thu nhập cho người dân.

Kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là một xu thế tất yếu
Xã hội

Kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là một xu thế tất yếu

Kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là xu thế chung của thế giới, hiện nay đa số các nước cũng theo đuổi các chính sách liên quan đến hướng phát triển kinh tế tuần hoàn để đạt được mục tiêu phát triển bền vững, trong đó có Việt Nam. Muốn bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, không còn cách nào khác là chúng ta phải thúc đẩy kinh tế tuần hoàn.

Rừng ngập mặn đã đem lại nhiều nguồn lợi cho cộng đồng ven biển tỉnh Sóc Trăng
Xã hội

Rừng ngập mặn đã đem lại nhiều nguồn lợi cho cộng đồng ven biển tỉnh Sóc Trăng

Mới đây, Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam, cùng nhiều lãnh đạo, đại biểu đến từ nhiều cơ quan tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức tổng kết dự án “Tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng ven biển thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long, Giai đoạn 1”.